Khái niệm về Công nghệ thông tin

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý việc ứng dụng công nghệ thông tin của hiệu trưởng vào dạy học ở bậc tiểu học tại quận 11, tp. hồ chí minh (Trang 26 - 27)

Công nghệ thông tin (CNTT, tiếng Anh: Information Technology hay IT) là ngành ứng dụng công nghệ và xử lý thông tin.

CNTT là ngành sử dụng máy tính và phần mềm máy tính để chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền, và thu thập thông tin. Người làm việc trong ngành này thường được gọi là dân CNTT (IT specialist) hoặc cố vấn quy trình doanh nghiệp (Business Process Consultant). [40]

Ở Việt Nam, khái niệm CNTT được hiểu và định nghĩa trong nghị quyết Chính phủ 49/CP kí ngày 04/08/1993: “Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kĩ thuật hiện đại - chủ yếu là kĩ thuật máy tính và viễn thông - nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội” [22].

Theo Luật Công nghệ thông tin – 2006 do Quốc hội thông qua ngày 29 tháng 06 năm 2006 giải thích thuật ngữ: “Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, công nghệ và công cụ kỹ thuật hiện đại để sản xuất, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin số” [18].

Trong hệ thống giáo dục Tây phương, CNTT đã được chính thức tích hợp vào chương trình học phổ thông. Người ta đã nhanh chóng nhận ra rằng nội dung về CNTT đã có ích cho tất cả các môn học khác.

Với sự ra đời của Internet mà các kết nối băng tần rộng tới tất cả các trường học, áp dụng của kiến thức, kỹ năng và hiểu biết về CNTT trong các môn học đã trở thành hiện thực.

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý việc ứng dụng công nghệ thông tin của hiệu trưởng vào dạy học ở bậc tiểu học tại quận 11, tp. hồ chí minh (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)