Tình hình kinh tế xã hội Việt Nam.

Một phần của tài liệu nghiên cứu tác động cuả quy định chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc đến hoạt động triển khai nghiệp vụ bảo hiểm cháy tại công ty bhdk khu vực tây bắc (Trang 46 - 48)

2. 1.4.1 Mục tiêu phát triển trong năm 2007.

2.2.1 Tình hình kinh tế xã hội Việt Nam.

Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt nam đã có những chuyển biến rõ nét, đang từng bước phấn đấu theo kịp với sự phát triển của thế giới.

trong một thời gian dài. Sau ngày đổi mới, kinh tế nước ta đã có nhiều khởi sắc, đặc biệt là những năm gần đây. Chúng ta đã đạt được những thành tựu quan trọng như: GDP bình quân đầu người tăng từ 289 USD năm 1995 lên 403.6 USD năm 2000, 553 USD năm 2004, 640 USD năm 2005 và năm 2006 là 720 USD. Năm 2006, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) đạt mức 8.17% so với năm 2005. Và là năm thứ 15liên tiếp có tốc độ tăng trưởng dương, nối tiếp 5 năm liền có tốc độ tăng trưởng trên 7.5%. Việt Nam hiện là nền kinh tế phát triển mạnh thứ 2 trên thế giới, chỉ sau Trung Quốc (với mức trung bình 8.4% mỗi năm). Cơ cấu nền kinh tế đang dịch chuyển theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ; giảm dần tỷ trọng nông, lâm, nghiệ, thuỷ sản. Năm 2006 sau nhiều cố gắng, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới (WTO); đồng thời Mỹ đã thông qua Quy chế Quan hệ Thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) với Việt Nam. Sự kiện mang tính chất thời sự nhất này hứa hẹn là động lực thúc đẩy tăng trưởng nhiều mặt khác nhau của nền kinh tế, đặc biệt hoạt động thu hút vốn đầu tư FDI trong thời gian tới. Khi mà nguồn lực trong nước, được xác định là nguồn lực chủ yếu, còn nhiều hạn chế, việc đẩy mạnh kết quả thu hút nguồn lực nước ngoài- nguồn lực quan trọng, là hết sức cần thiết. Vốn FDI vào Việt Nam qua nhiều thăng trầm, lúc tăng mạnh mẽ như năm 1996, giảm đột ngột vào năm 1998-1999, những năm gần đây đang tăng trở lại. Năm 2005 FDI của Việt Nam đạt 3900 triệu $, năm 2006 đạt 10.2 tỷ $. Số vốn FDI được chuyển hàng năm luôn chiếm khoảng 4.1% GDP. Bên cạnh đó, số dự án có vốn đầu tư lớn cũng gia tăng, xuất hiện những dự án có tổng số vốn đầu tư đạt con số trên 1 tỷ $ như dự án của Tập đoàn Intel (Mỹ) tại Thành phố Hồ Chí Minh, hay dự án Tâp đoàn Posco (Hàn Quốc) tại Bà Rịa Vũng Tàu....Việt Nam hiện là thành viên của 63 tổ chức quốc tế, có quan hệ với trên 500 tổ chức phi chính phủ, luôn hoạt động tích cực với vai trò ngày càng tăng tại Liên Hiệp Quốc (Uỷ viên Hội Đồng chấp hành UNDP, UNFPA và UPV). Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2006 đạt mức cao kỷ lục, xấp xỉ 40 tỷ $, tăng 24% so với năm 2005 và vượt 2 tỷ $ so với kế hoạch. Danh mục hàng hoá xuất khẩu đã giảm dần những mặt hàng thô, tăng dần tỷ lệ mặt hàng đã qua tinh chế. Chính phủ Việt Nam đang phấn đấu để sự tăng trưởng kinh tế của đất nước không phải là một sự tăng trưởng nóng, bằng các nỗ lực cải

HDI vào năm 2006, hoàn thành bản cam kết Thiên niên kỷ, giải quyết tốt vấn đề xoá đói giảm nghèo, xoá mù chữ, (ước tính 94% dân số Việt Nam biết chữ) phòng chống dịch bệnh...Chính phủ Việt Nam bằng các chương trình hoạt động thiết thực, đang xây dựng hình ảnh một đất nước “Hoà bình- Hữu nghị- Hợp tác”. Chính phủ luôn quan tâm sát sao tới cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, lành mạnh. Thực hiện các biện pháp cải cách hành chính, tạo ra sự công bằng giữa các thành phần kinh tế, giữa nhà đầu tư trong nước và nước ngoài...

Một phần của tài liệu nghiên cứu tác động cuả quy định chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc đến hoạt động triển khai nghiệp vụ bảo hiểm cháy tại công ty bhdk khu vực tây bắc (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w