ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA NGHỊ ĐỊNH 130/2006/NĐ-CP NGÀY 8/11/2006 ĐẾN TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM CHÁY NỔ

Một phần của tài liệu nghiên cứu tác động cuả quy định chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc đến hoạt động triển khai nghiệp vụ bảo hiểm cháy tại công ty bhdk khu vực tây bắc (Trang 72 - 76)

2. 1.4.1 Mục tiêu phát triển trong năm 2007.

2.3. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA NGHỊ ĐỊNH 130/2006/NĐ-CP NGÀY 8/11/2006 ĐẾN TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM CHÁY NỔ

TẠI CÔNG TY BẢO HIỂM DẦU KHÍ KHU VỰC TÂY BẮC.

2.3.1.Qui định chế độ bảo hiểm cháy nổ bắt buộc. 2.3.1.1 Ý nghĩa của sự bắt buộc.

Điều 8, Luật kinh doanh bảo hiểm có ghi rõ "...Bảo hiểm bắt buộc chỉ áp dụng đối với một số loại bảo hiểm nhằm mục đích bảo vệ lợi ích công cộng và an toàn xã hội”. Theo quy định này thì chỉ những thiệt hại gây hậu quả cho lợi ích của người khác hoặc của xã hội mới thuộc phạm vi bảo hiểm bắt buộc. Do đó loại bảo hiểm này chủ yếu là bảo hiểm trách nhiệm dân sự. Thực hiện bắt buộc loại bảo hiểm này giúp giải quyết tốt các tranh chấp khi xảy ra tai nạn làm thiệt hại cho người khác hoặc của nhà nước. Nó đáp ứng được yêu cầu hội nhập khi văn hoá khiếu nại sẽ là phương pháp giải quyết tranh chấp chủ yếu giữa các bên. Tuy nhiên, hiện nay Việt Nam đã ban hành nghị định 130/CP-NĐ quy định các doanh nghiệp,

định này khi mà đối tượng của bảo hiểm cháy nổ là tài sản riêng của một số cá nhân, đơn vị, và nếu họ không gây thiệt hại cho ai khác ngoài bản thân thì họ không phát sinh trách nhiệm gì với xã hội. Trên thực tế các nước chủ yếu áp dụng bảo hiểm cháy nổ dưới dạng tự nguyện, nhưng đối với những cơ sở kinh tế trọng điểm, tập trung như nhà máy điện, lọc dầu, ciment...thường áp dụng bảo hiểm bắt buộc. Bởi chẳng may gặp rủi ro và xảy ra tổn thất lớn sẽ có ảnh hưởng đáng kể đến nền kinh tế quốc dân.Do vậy tham gia bảo hiểm cháy nổ như là một hình thức đảm bảo an toàn xã hội. Hiện nay, các quốc gia duy trì qui định bảo hiểm cháy nổ bắt buộc tại khu vực Châu Á là Thái Lan, Malaysia, Ấn Độ, Trung Quốc. Ở Hồng Kông, Đài Loan, Philippines, Singapore không bắt buộc.Tại Việt Nam, tất cả những cơ sở đựơc coi là có nguy cơ cháy nổ, như đã được qui định tại Nghị định 35/NĐ-CP của chính phủ về PCCC, đều là đối tượng tham gia bảo hiểm cháy nổ bắt buộc.Những đối tượng này tập trung vào ba nhóm lớn:

+ Nhóm có sản xuất, chế biến, vận chuyển, tàng trữ, xuất nhập khí chất nổ, khí đốt , xăng dầu,...

+ Nhóm nhà máy điện, trạm biến áp từ 110 KV trở lên.

+Nhóm địa điểm công cộng, tập trung dân cư cao...(chợ, trung tâm thưong mại, nhà tập thể, chung cư, nhà hát, rạp chiếu phim, nhà ga...

Vậy đối tượng của bảo hiểm cháy nổ, không chỉ là những cơ sở có nguy cơ cháy nổ cao mà còn có khả năng gây ra thiệt hại mang tính thảm hoạ đối với xã hội. Chính từ đặc điểm này đã giải thích phần nào về ý nghĩa của sự bắt buộc trong bảo hiểm cháy nổ. Cháy xảy ra tại các cơ sở sản xuất vật liệu cháy nổ, tại các cơ sở khai thác, chế biến dầu mỏ, hay kho vật liệu nổ... đều có khả năng cháy rộng và cháy lớn rất cao. Hơn nữa, do các cơ sở trên là những cơ sở có vai trò quan trọng hàng đầu với các ngành kinh tế, nên rủi ro xảy ra dẫn tới sự trì trệ không chỉ của riêng ngành đó mà còn có thể ảnh hưởng đến các ngành khác có liên quan.

Vậy, thực hiện bảo hiểm cháy nổ bắt buộc xuất phát từ mục đích bảo vệ lợi ích công cộng và an toàn cho xã hội. Bởi ngày nay với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế, cơ sở kinh doanh, trụ sở của các doanh nghiệp không ngừng lớn mạnh, hơn nữa với tốc độ đô thị hoá cao mật độ nhà cửa, dân cư trên mỗi m2 ngày càng dày đặc. Theo số liệu thống kê mà Tổng cục thống kê công bố vào tháng 7

cơ sở; đến nay con số này có thể là trên 10 cơ sở. Vì vậy, cháy nổ xảy ra sẽ là thảm hoạ chung của xã hội, không còn là vấn đề riêng của mỗi cá nhân, doanh nghiệp.

Thực hiện quy định bảo hiểm cháy nổ bắt buộc có những ích lợi gì đối với nhà nước, với doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp bảo hiểm nói riêng?

Thứ nhất, đối với nhà nước và xã hội thực hiện cháy nổ bắt buộc tạo ra những lợi ích sau:

+ Qui định bảo hiểm cháy nổ bắt buộc gián tiếp nâng cao tinh thần trách nhiệm phòng cháy chữa cháy trong xã hội. Trước khi tham gia bảo hiểm cháy nổ bắt buộc, cơ sở và doanh nghiệp buộc phải sở hữu giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn phòng cháy chữa cháy. Do vậy, đây là cơ hội để chấn chỉnh và thực hiện nghiêm túc một lần nữa công tác PCCC.

+ Tăng thu ngân sách. Do DNBH tăng doanh thu từ phí bảo hiểm cháy nổ, lợi nhuận tăng, kết quả là thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp nhiều hơn. (Thuế thu nhập DN tăng).

+ Bảo hộ ngành kinh tế bảo hiểm trước tác động của hội nhập kinh tế quốc tế. Hiện nay, tại Lụât kinh doanh bảo hiểm có qui định, các doanh nghiệp muốn kinh doanh bảo hiểm bắt buộc phải xin phê duyệt của cơ quan quản lý là Bộ Tài chính. Luật cũng qui định các doanh nghiệp bảo hiểm và môi giới bảo hiểm nước ngoài được phép bán sản phẩm bảo hiểm trách nhiệm nói chung, chứ không nói rõ là trong lĩnh vực nào. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có doanh nghiệp nào thuộc khối này (có vốn đầu tư nước ngoài) được phép bán bảo hiểm bắt buộc. Như vậy, rõ ràng qui định chế độ bảo hiểm cháy nổ bắt buộc đã tạo ra lợi thế cho các doanh nghiệp trong nước. Nó tạo ra sự giới hạn sân chơi cho các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài trước thị trường bảo hiểm cháy nổ đầy hấp dẫn. Đây sẽ là bước đệm để tăng cường hơn nữa nội lực của các doanh nghiệp, tạo ra vị thế vững chắc cho các doanh nghiệp trước thời điểm hiệp định thương mại Việt- Mỹ và các cam kết quốc tế, cam kết WTO về lĩnh vực bảo hiểm chính thức được dỡ bỏ.

+ Giảm chi ngân sách cho hoạt động chi PCCC. Để PCCC hàng năm, ngân sách nhà nước dành cho công tác này chiếm khoảng...triệu đồng. Số tiền trên được chi cho các hoạt động như tuyên truyền, quảng bá về sự cần thiết của PCCC, hoặc tài trợ cho cơ quan PCCC thực hiện các dự án xây dựng các công trình như bể chứa

lượng PCCC; đầu tư cho giáo dục tại các trường đại học và cao đẳng về PCCC ... Doanh nghiệp bảo hiểm khi thực hiện bảo hiểm cháy nổ cho các đối tượng có nguy cơ cháy nổ, vì lợi ích của chính mình cũng sẽ thực hiện những biện pháp trên, phần nào đó đã giảm bớt gánh nặng cho nhà nước. Ngoài ra với nghĩa vụ phải trích một phần phí bảo hiểm cháy thu được (Việt Nam áp dụng mức 5%) đã tạo ra một quỹ khá lớn cho các khoản chi PCCC, như vậy ngân sách dành cho công tác PCCC có thể cắt giảm...

+ Giảm nguy cơ cháy nổ, từ đó gián tiếp bảo vệ môi trường sống: Do nhà bảo hiểm có những chuyên gia trong lĩnh vực tư vấn về quản trị rủi ro, nên khi tham gia bảo hiểm, các cơ sở và doanh nghiệp sẽ nhận được sự những ý kiến hữu ích nhất cho công tác PCCC. Để xảy ra tình trạng cháy sẽ gây tác hại không lường tới chủ doanh nghiệp, xã hội, và công ty bảo hiểm (do phải bồi thường). Do đó, vì lợi ích của chính mình, DNBH luôn luôn phải chú trọng công tác PCCC tại các cơ sở. Biện pháp mà các doanh nghiệp áp dụng ngoài tư vấn còn có cử cán bộ thường xuyên xuống cơ sở thực hiện kiểm tra giám sát hoạt động....Hạn chế được số vụ cháy, nổ tức là hạn chế lượng khí độc hại CO2 thải ra môi trường, như vậy đã góp phần giảm bớt sự ô nhiễm.

+Kiểm soát tốt hơn hoạt động PCCC của các doanh nghiệp do sau nghị định, sẽ có nhiều bên tham gia vào công tác tuyên truyền PCCC và kiểm tra kiểm soát thực hiện PCCC. Ví dụ bộ công an, bộ tài chính, cơ quan PCCC...

+Sự bắt buộc sẽ tạo ra một xã hội an toàn hơn, bởi tất cả các cơ sở doanh nghiệp tham gia bảo hiểm, khi bị tổn thất sẽ nhanh chóng nhận được tiền bồi thường đầy đủ, từ đó khôi phục nhanh chóng hoạt động của mình. Nếu ko có bảo hiểm cháy nổ bắt buộc, sẽ có rất nhiều người không nhận thức hết sự nghiêm trọng của vấn đề...

Ích lợi của sự bắt buộc tham gia bảo hiểm cháy nổ đối với doanh nghiệp và cơ sở:

+ Tạo ra động lực mạnh hơn khi tham gia bảo hiểm. Vì khi bắt buộc, doanh nghiệp để tránh những phiền phức nhất định, sẽ đặc biệt chú ý đến việc tham gia bảo hiểm cháy nổ. Không có sự bắt buộc, chủ doanh nghiệp có thể vì những lý do khác nhau trì hoãn việc mua bảo hiểm...

+ Hoàn thiện hành lang pháp lý cho công tác thực hiện nghiệp vụ bảo hiểm cháy nổ, từ đó tạo ra sự minh bạch hơn nữa trong thực hiện bảo hiểm cháy nổ... Trước khi có nghị định 130-NĐ-CP, nghiệp vụ này đã được qui định bắt buộc tại Luật PCCC và Luật Bảo hiểm, song các quy định, và chế tài trong áp dụng còn rất sơ sài. Hiệu quả áp dụng không cao, do vậy sau văn bản quy phạm pháp luật này, hệ thống các văn bản về cháy nổ, bảo hiểm cháy nổ đầy đủ hơn, góp phần bảo vệ tốt nhất quyền lợi cho người tham gia. Có đầy đủ cơ sở cho khiếu kiện hơn..

+Tạo điều kiện cho DN được tiếp cận với tất cả những tác dụng của bảo hiểm cháy, như đã trình bày...

Thứ ba , đối với doanh nghiệp bảo hiểm:

+ Không chỉ DNBH cần tới sự tham gia bảo hiểm của doanh nghiệp, cơ sở mà chính những đối tựợng này, để tránh bị phạt hành chính, tước giấy phép hoạt động...sẽ phải tìm tới các doanh nghiệp bảo hiểm..Như vậy, khách hàng tăng, trong khi chi phí cho khai thác có thể ko tăng hoặc tăng không nhiều.

+ Sự bắt buộc tạo ra lợi thế hơn hẳn của các DNBH trong nước đối với các DNBH nước ngoài. Cho đến nay, chưa có doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nào được phép kinh doanh bảo hiểm bắt buộc, trong khi đó thị trường bảo hiểm cháy nổ rất tiềm năng.

+Ngoài các doanh nghiệp bảo hiểm, còn có các cơ quan hữu quan khác tham gia vào thực hiện giám sát việc thực hiện bảo hiểm cháy nổ, như công an cơ quan PCCC, địa phương...Như vậy gánh nặng của DNBH đã được chia nhỏ, được san sẻ.

Một phần của tài liệu nghiên cứu tác động cuả quy định chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc đến hoạt động triển khai nghiệp vụ bảo hiểm cháy tại công ty bhdk khu vực tây bắc (Trang 72 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w