Tác động đến thị trường bảo hiểmViệt Nam nói chung.

Một phần của tài liệu nghiên cứu tác động cuả quy định chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc đến hoạt động triển khai nghiệp vụ bảo hiểm cháy tại công ty bhdk khu vực tây bắc (Trang 78 - 85)

2. 1.4.1 Mục tiêu phát triển trong năm 2007.

2.3.2.1.Tác động đến thị trường bảo hiểmViệt Nam nói chung.

Thứ nhất: Tăng doanh thu phí bảo hiểm cháy, nổ của tất cả các công ty bảo hiểm trên thị trường được phép triển khai nghiệp vụ này:

Bởi đối tượng tham gia bảo hiểm tăng; đối tượng được bảo hiểm tăng về số lượng và giá trị; tốc độ tăng doanh thu phí lớn hơn tốc độ tăng chi phí khai thác nhiều lần. Cụ thể:

 Đối tượng phải tham gia bảo hiểm cháy nổ trong phạm vi điều chỉnh của nghị định rất rộng. Theo nghị định 130/2006/Đ-CP, điều 5 gồm cơ quan tổ chức và cá nhân có nguy hiểm về cháy, nổ quy định tại Phụ lục 1 Nghị định 35/2003/NĐ-CP. Phụ lục này là một danh mục các cơ sở có nguy hiểm cháy, nổ được chia thành 16 nhóm. Đó là các công trình liên quan đến chất gây cháy, nổ; hoặc là các công trình công cộng khi xảy ra cháy, nổ có nguy cơ gây thiệt hại tới lợi ích công cộng và an toàn xã hội. Như:chợ, trung tâm thương mại, thư viện, nhà triển lãm, nhà hát, rạp chiều phim, hội trường, nhà văn hóa, kho hàng hoá vật tư từ 5000m2, nhà ga, cảng hàng không, bến tàu ,bến xe, toà nhà cao từ 6 tầng hoặc khối tích 25000m2 trở lên, bệnh viện và cơ sở y tế quy mô từ 50 giường bệnh, chợ kiên cố và bán kiên cố thuộc quyền quản lý cuả UBND cấp huyện....Và nhiều cơ sở khác. Như vậy đối tượng phải tham gia bảo hiểm cháy nổ rất rộng, gần như là tất

thống kê của tổng cục thống kê chỉ số phát triển trung bình về số lượng cơ sở kinh tế cuả cả nước trong giai đoạn 2002 so với 1995 là 141.4%, đến những năm gần đây tỷ lệ này có thể tăng hơn rất nhiều. Số lượng cơ sở, doanh nghiệp, trụ sở cơ quan hành chính sự nghiệp, hiệp hội đoàn thể...tăng theo tốc độ tăng cao gấp nhiều lần tốc độ tăng GDP. Quan chức tại công ty bảo hiểm Bảo Việt dự kiến riêng khu vực Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đã có khoảng 35000 cơ sở phải thực hiện chế độ bảo hiểm cháy nổ bắt buộc.Vậy nếu ước tính trên cả nước, con số này có thể lên tới trên 150000 cơ sở. Một con số đủ lớn để hoạt động kinh doanh bảo hiểm cháy nổ bắt buộc tại các công ty bảo hiểm diễn ra thuận lợi. Mặt khác, cho đến thời điểm hiện tại, áp dụng bảo hiểm cháy nổ tự nguyện, chỉ có trên 10% đối tượng có nguy cơ cháy nổ tham gia bảo hiểm. Nghị định 130/2006/NĐ-CP sẽ là động lực để đẩy tỷ lệ này lên nhiều lần, dự đoán có thể là 30% hoặc cao hơn.

 Hơn nữa, kinh tế Việt Nam đang trong quá trình hội nhập, đang trên đà phát triển mạnh mẽ, cơ sở vật chất, tài sản có giá trị ngày càng lớn. Giá trị tài sản được bảo hiểm trong nghiệp vụ bảo hiểm cháy nổ thường có trị giá hàng trăm triệu đồng, hàng tỷ đồng và cá biệt có những trường hợp lên tới hàng trăm tỷ đồng.

 Ngoài ra, sự bắt buộc tạo ra một lợi thế trong kinh doanh đối với các doanh nghiệp bảo hiểm. Sự bắt buộc đưa lại tốc độ gia tăng phí bảo hiểm cao hơn nhiều so với tốc độ tăng chi phí khai thác.

Tóm lại, doanh thu bảo hiểm cháy, nổ toàn thì trường trong năm 2007 và các năm tiếp theo sẽ tăng nhiều lần, và đây là cơ hội được chia đều cho tất cả các doanh nghiệp.

Thứ hai: Tăng cơ hội để các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước củng cố sức mạnh.

Các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài cho đến thời điểm này, chưa có doanh nghiệp nào được phép kinh doanh bảo hiểm bắt buộc. Theo cam kết WTO của chính phủ Việt Nam, công ty 100% vốn nước ngoài không được phép cung ứng những thương vụ được chỉ định như trách nhiệm pháp lý bên thứ ba trong bảo hiểm xe máy, bảo hiểm xây dựng lắp đặt, bảo hiểm cho dự án dầu và gas, bảo hiểm cho các dự án xây dựng mang tính nguy hiểm cao và liên quan đến an toàn công cộng (trong đó có bảo hiểm cháy nổ bắt buộc). Và hiện nay, Việt Nam đang áp dụng

những hình thức bảo hiểm bắt buộc sau: bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới đối với người thứ ba, bảo hiểm bắt buộc người kinh doanh vận tải hành khách và hàng dễ cháy nổ trên đường thủy nội địa, bảo hiểm cháy nổ bắt buộc. Trong năm 2007 sẽ qui định thêm các sản phẩm bắt buộc khác như bảo hiểm du lịch lữ hành quốc tế, bảo hiểm xây dựng lắp đặt, người sử dụng lao động trong hoạt động xây dựng, công trình dầu khí, công trình dễ gây nguy hiểm đến an ninh cộng đồng và môi trường. Tuy nhiên, quy định hạn chế các doanh nghiệp bảo hiểm 100% vốn nước ngoài kinh doanh bảo hiểm bắt buộc sẽ được dỡ bỏ vào ngày 1/1/2008. Thời điểm hiện tại, Việt Nam chỉ có 2 Công ty bảo hiểm thuộc khối này (lưu ý các doanh nghiệp bảo hiểm liên doanh không thuộc phạm vi điều chỉnh với nội dung này của cam kết WTO và BTA). Năm 2007, Hiệp định Thương mại Việt Mỹ hết hiệu lực (ký kết trong vòng 5 năm 10/12/2001 đến 10/12/2006) là thời điểm mà phía Mỹ được thành lập công ty 100% vốn Mỹ tại thị trường bảo hiểm Việt Nam. Số doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài vì thế có thể gia tăng. Nghị định 130 ra đời góp phần hạn chế tầm ảnh hưởng của các doanh nghiệp này. Các doanh nghiệp bảo hiểm còn lại có khoảng thời gian hơn 1 năm kể từ khi nghị định 130/NĐ-CP có hiệu lực cho đến thời điểm 1/1/2008, để thực hiện củng cố lực lượng, tạo vị thế, tăng doanh thu, khẳng định thương hiệu. Khi sân chơi bình đẳng cho tất cả mọi đối tượng các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam có thể gặp rất nhiều khó khăn.Bởi khi đó doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động trong nước, doanh nghiệp có vốn nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, và doanh nghiệp không có trụ sở tại Việt Nam nhưng được phép cung cấp sản phẩm bảo hiểm tại thị trường Việt Nam đều có quyền và nghĩa vụ như nhau.Trong khi đó doanh nghiệp bảo hiểm 100% vốn nước ngoài có tiềm lực tài chính mạnh, là công ty thành viên của những tập đoàn tài chính có tầm ảnh hưởng toàn cầu, trong giai đoạn đầu luôn sẵn sàng chấp nhận lỗ để chiếm thị phần cao nhất. Sự chuyên nghiệp của những công ty này luôn là sự đe doạ đối với các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước. Mặc dù, không phải chỉ một năm 2007 các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước mới thực hiện củng cố sức mạnh, việc này đã được các doanh nghiệp tiến hành trong những năm vừa qua, nhưng năm 2007 có thể coi là thời điểm quan trọng nhất. Bởi đây là thời điểm để các doanh nghiệp nhìn lại quá trình phát triển của mình, và từ đó kịp thời có điều chỉnh để bắt kịp sự thay đổi không ngừng của

Nam cần khẩn trương chấn chỉnh lại hoạt động của mình.Thực hiện các biện pháp cần thiết để đặt dấu ấn của từng doanh nghiệp nói riêng và khối doanh nghiệp nhà nước và cổ phần nói chung đối với cộng đồng khách hàng nghiệp vụ bảo hiểm cháy nổ. Sao cho, khi sự ưu đãi không còn những doanh nghiệp này không những đứng vững trên thị trưòng mà còn có thể vươn ra thị trường thế giới.

Thứ ba: Nghị định 130/2006/NĐ-CP thúc đẩy sự cạnh tranh trong nghiệp vụ bảo hiểm cháy nổ trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam trở lên sôi động hơn.

Năm 2007 Nghị định 130 có hiệu lực, sẽ là năm có ý nghĩa quan trọng nhất đối với bất kỳ doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nào ở Việt Nam. Đây là cơ hội để các doanh nghiệp khẳng định vị trí của mình trên thị trường đối với nghiệp vụ bảo hiểm cháy, nổ cả dưới góc độ thị phần và doanh thu. Thứ hạng mới trong những năm tiếp theo của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ sẽ phụ thuộc rất lớn vào kết quả triển khai nghiệp vụ này trong năm nay. Vì doanh thu phí, số đơn cấp ra, mối quan hệ khách hàng- đặc biệt khách hàng chiến lược, khách hàng lớn...trong năm đầu không chỉ có ý nghĩa với riêng năm đó, mà nó còn có ý nghĩa rất lớn trong các năm tiếp theo. Bởi vì nó liên quan mật thiết tới kết quả triển khai nghiệp vụ trong các năm sau thông qua vấn đề tái tục hợp đồng bảo hiểm. Tái tục hợp đồng bảo hiểm tức là tiếp tục duy trì hợp đồng bảo hiểm sau khi hợp đồng hết hạn. Trong khi đó, tâm lý người Việt Nam lại ngại thay đổi, luôn muốn duy trì những gì mình đã có và đã trở lên quen thuộc. Theo kết quả điều tra của Bộ Tài chính và hiệp hội bảo hiểm, trên 90% khách hàng khách hàng không muốn chuyển đổi công ty bảo hiểm. Tỷ lệ này ở doanh nghiệp nhà nước là 90.7% ở công ty cổ phần là 94.3%, ở Công ty trách nhiệm hữu hạn là 98.5%, ở công ty tư nhân là 100%...Do đó, việc một khách hàng đã ký kết hợp đồng bảo hiểm trong năm đầu chắc chắn trong năm sau và những năm tiếp theo sẽ vẫn là khách hàng của doanh nghiệp.(Giả định các vấn đề khác liên quan đều được giải quyết ổn thoả). Như vậy, vì lợi ích lâu dài, các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước sẽ sử dụng rất nhiều phương thức khác nhau để cạnh tranh. Hoạt động cạnh tranh vì thế mà sôi động hơn. Có thể nhiều hình thức cạnh tranh mới sẽ xuất hiện. Doanh nghiệp có thể không chỉ cạnh tranh bằng tỷ lệ phí và các loại hoa hồng từ hợp pháp đến không

hợp pháp...mà còn cạnh tranh bằng các tiện ích mới như thanh toán phí qua tài khoản, thiết lập đường dây nóng tư vấn quản lý rủi ro...Nhưng nhìn chung sẽ không tránh khỏi trường hợp cạnh tranh không lành mạnh, gây mất lòng tin nơi khách hàng và dư luận xã hội

Thứ tư: Sự cạnh tranh không lành mạnh của các doanh nghiệp có thể được giảm bớt do có những qui định chi tiết của chính phủ về thực hiện bảo hiểm cháy nổ bắt buộc.

Hiện nay, tình hình cạnh tranh của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ trên thị trường diễn ra khá gay gắt và phức tạp. Chủ yếu tập trung vào các hình thức liên quan đến tỷ lệ phí bảo hiểm, tỷ lệ hoa hồng. Các hình thức khác như lôi kéo cán bộ giỏi, hoặc nâng cao chất lượng dịch vụ có sử dụng nhưng không phổ biến bằng.

Trong một số năm gần đây, thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam sử dụng phương thức hạ phí như là phương thức tối ưu nhất để giành giật khách hàng. Tỷ lệ phí ở hầu hết các nghiệp vụ đều giảm. Đã xảy ra tình trạng các công ty áp dụng tỷ lệ phí còn thấp hơn phí tái bảo hiểm.Thậm chí không thể tái bảo hiểm cho các nhà bảo hiểm nước ngoài. Bảo hiểm cháy, nổ không là ngoại lệ. Trong khi đó tổn thất do bảo hiểm cháy luôn luôn rất lớn, tính bằng tiền tỷ. Không tiến hành tái bảo hiểm được đồng nghĩa với rủi ro đó chỉ một mình nhà bảo hiểm đó gánh chịu, chỉ một mình Việt Nam gánh chịu, mà không được chia sẻ cho cộng đồng người tham gia bảo hiểm tại các quốc gia khác trên thế giới. Giảm tỷ lệ phí dẫn tới doanh thu phí bảo hiểm giảm. Đến một giới hạn nhất định, nó là nguyên nhân làm các quỹ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm liên tục xuống dốc, kết quả là khi sự kiện bảo hiểm xảy ra công ty bảo hiểm không thể tiến hành chi trả bồi thường đúng đủ, chính xác và kịp thời. Và khách hàng có thể lâm vào tình huống phải vay ngân hàng với các khoản lãi phát sinh để kịp thời khắc phục tổn thất. Niềm tin của khách hàng vào bảo hiểm do đó giảm bớt thậm chí không còn. Như vậy, cạnh tranh bằng hạ phí rất nguy hiểm. Để giải quyết vấn đề này, Nghị định 130/2006/NĐ-CP ban hành kèm theo biểu tỷ lệ phí của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Theo đó, tương ứng với danh sách 16 loại công trình có nguy hiểm cháy nổ có tỷ lệ phí chi tiết cho các loại tài sản thường có trong đó. Nhóm tài sản là cơ sở sản xuất, chế biến hàng hoá khác cháy

bình là 6.5‰. Nhóm tài sản là cơ sở y tế, khám chữa bệnh, bệnh viện tỷ lệ phí qui định là thấp nhất, mức trung bình là 1.1‰....Dựa trên Biểu phí cháy, nổ bắt buộc, theo điều 2 của Quyết định “Trên cơ sở đảm bảo khả năng thanh toán, các doanh nghiệp bảo hiểm được chủ động điều chỉnh, tăng. giảm mức phí bảo hiểm trong phạm vi 25% so với biểu phí quy định tại Quyết định này, phù hợp với điều kiện, điều khoản bảo hiểm giao kết.”. Như vậy, Quyết định đã chỉ rõ mức phí các công ty được phép áp dụng, điều này sẽ tạo ra một động thái kinh doanh mới. Các doanh nghiệp cho dù vẫn tiếp tục sử dụng phí là công cụ chủ yếu để cạnh tranh, với quy định mới này sẽ không gây những xáo trộn quá lớn trên thị trường. Tránh nguy cơ những cuộc chạy đua giảm phí, và mức dự phòng nghiệp vụ được đảm bảo.Tuy nhiêm, trong Quyết định không đề ra mức phạt cụ thể trong trường hợp vi phạm, do đó tính pháp lý có thể không cao, tình trạng vi phạm có thể vẫn tái diễn...Việt Nam hiện nay đã ban hành Luật Cạnh tranh, nên việc kết hợp giải quyết theo Luật này là hết sức cần thiết. Quyết định là cơ sở để xác định yếu tố phi cạnh tranh -cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực bảo hiểm. Luật cạnh tranh là công cụ để xử lý các trường hợp vi phạm. Với sự kết hợp chặt chẽ này, tình trạng sử dụng phí để lôi kéo khách hàng trong tương lai không xa sẽ được giải quyết.

Tuy nhiên với mặt trái của các hình thức cạnh tranh khác hiện rất phổ biến trên thị trường bảo hiểm cháy nổ, Nghị định 130/2006/NĐ-CP không đề cập tới. Do vậy những tình trạng kể đến dứơi đây, chưa có công cụ pháp lý hữu hiệu để giải quyết.

Hình thức sử dụng hoa hồng để cạnh tranh cũng là hình thức phổ biến trên thị trường hiện nay. Hoa hồng là khoản tiền mà doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm được phép chi từ 2.5% đến 12% (tuỳ loại hợp đồng) cho các đại lý bảo hiểm, và tối đa 15% cho môi giới bảo hiểm. Những đối tượng khác không phải đại lý, môi giới như cán bộ, nhân viên của doanh nghiệp, khách hàng mua bảo hiểm đều không được chia hoa hồng. Thế nhưng thực tế hiện nay hoa hồng vẫn được chia cho các đối tượng trên. Theo thống kê số lượng hợp đồng giao dịch qua đại lý, môi giới chuyên nghiệp ở Việt Nam còn rất thấp (khoảng 12%), phần lớn hợp đồng được ký trực tiếp giữa nhà bảo hiểm và người tham gia bảo hiểm. Ký kết trực tiếp đồng nghĩa hoa hồng bảo hiểm không được chi cho bất cứ đối tượng nào. Tuy nhiên, do

tiền lệ ở Việt Nam, khách hàng tham gia bảo hiểm luôn đòi hỏi khoản chi này, như một yêu cầu trứơc khi đặt bút ký vào hợp đồng. Để hợp lý hoá khoản chi không đúng với quy định của pháp luật và thông lệ quốc tế, các công ty bảo hiểm đã lập ra hoặc sử dụng các đại lý, môi giới khống thực chất không có vai trò trong giao dịch. Hoa hồng được chia cho các bên liên quan, thậm chí cả cán bộ, nhân viên của doanh nghiệp đó. Thực trạng này phổ biến ở tất cả các nghiệp vụ, nhưng với những nghiệp vụ mà số tiền bảo hiểm, phí bảo hiểm lớn như bảo hiểm cháy, nổ và bảo hiểm xây dựng- lắp đặt...xảy ra nhiều hơn cả. Theo kết quả báo cáo của các doanh nghiệp, trong bảo hiểm cháy nổ, hợp đồng bảo hiểm được ký kết qua môi giới và đại lý chuyên nghiệp ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, với lý do trình bày trên đây, chắc chắn kết quả mà các doanh nghiệp đưa ra không phản ánh đúng tính chất những gì đang diễn ra trên thị trường.

Nghiệp vụ bảo hiểm cháy, nổ là một nghiệp vụ khó trong tất cả các khâu, từ đánh giá rủi ro, đến giám định bồi thường. Số chuyên gia bảo hiểm giỏi tại Việt

Một phần của tài liệu nghiên cứu tác động cuả quy định chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc đến hoạt động triển khai nghiệp vụ bảo hiểm cháy tại công ty bhdk khu vực tây bắc (Trang 78 - 85)