Hiện trạng chung về công tác PCCC và các vụ cháy ở Việt Nam thời gian qua.

Một phần của tài liệu nghiên cứu tác động cuả quy định chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc đến hoạt động triển khai nghiệp vụ bảo hiểm cháy tại công ty bhdk khu vực tây bắc (Trang 48 - 51)

2. 1.4.1 Mục tiêu phát triển trong năm 2007.

2.2.2 Hiện trạng chung về công tác PCCC và các vụ cháy ở Việt Nam thời gian qua.

Việt Nam thời gian qua.

Từ khi Luật PCCC được Quốc hội khoá X kỳ họp thứ 9 thông qua, các Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã có nhiều cố gắng triển khai các biện pháp PCCC nên đã kiềm chế được sự gia tăng về số vụ cháy và thiệt hại do cháy gây ra, góp phần đắc lực phục vụ công cuộc phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Tuy vậy, những năm gần đây, trên địa bàn cả nước đã xảy ra một số vụ cháy lớn, gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng, trở thành vấn đề bức xúc của xã hội. Tình hình cháy vẫn diễn ra phức tạp, mỗi năm gây thiệt hại hơn 300 tỷ đồng, đặc biệt còn xảy ra nhiều vụ cháy gây thiệt hại về cả người và tài sản. Theo thống kê của cơ quan PCCC , trong 5 năm 2002-2006 cả nước trung bình mỗi ngày xảy ra 7 vụ cháy, làm chết hoặc bị thương 1 người, thiệt hại về tài sản là 1.4 tỷ đồng. Năm 2000, là 1139 vụ; năm 2001 là 1192 vụ; năm 2002 là 1267 vụ; năm 2003 là 1821 vụ; năm 2004 là 1829 vụ; Năm 2006 cả nước đã có đến 1648 vụ cháy cơ sở sản xuất kinh doanh và người dân, làm chết 53 người, bị thương 154 người. Ngay những tháng đầu năm 2007, số vụ cháy ở các thành phố lớn lại tiếp tục gia tăng. Tại Hà Nội, theo thống kê của cơ quan PCCC thành phố, chỉ trong vòng qúy I, đã xảy ra đến 49 vụ cháy. Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 3 năm 2007 cũng xảy ra 49 vụ, làm chết 3 người, thiệt hại về tài sản ước tính gần 9,8 tỷ đồng. Tháng trứơc đó, tháng 2 xảy ra đến 39 vụ. Tại Qui Nhơn, riêng tháng 12 năm 2006 xảy ra liên tiếp 4 vụ cháy lớn, nghiêm trọng nhất là vụ cháy chợ Qui Nhơn gây thiệt hại đến 120 tỷ đồng, một con số lớn khi mà tổng thu ngân sách của cả tỉnh cũng chỉ đạt 197.8 tỷ đồng. Ở Bình Dương, trong 3 tháng đầu năm 2007, đã xảy ra 18 vụ cháy, gây thiệt hại 400 triệu đồng, làm 1người chết, 1 người bị thương...và rất nhiều

những trường hợp chưa được thống kê. Lực lượng PCCC mỗi năm dập tắt được khoảng 56.5% số vụ cháy nổ.

Cháy, nổ luôn là nguy cơ tiềm ẩn. Quan tâm đầu tư cho PCCC là quan tâm đến lợi ích trước mắt cũng như lâu dài, thậm chí lợi ích đó khó có thể tính được. Tăng cường trách nhiệm PCCC, chủ động PCCC từ cơ sở là giải pháp bảo đảm an toàn PCCCcho chính mình,cộng đồng, giảm thấp nhất số vụ và số thiệt hại do cháy gây ra. Để công tác PCCC đạt hiệu quả, cơ quan PCCC luôn coi huy động sức mạnh toàn dân tham gia PCCC, đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến kiến thức để mọi người dân nắm bắt được cách thức phòng cháy và biết cách xử lý khi xảy ra cháy. Tuy nhiên, dù công tác phòng cháy, chữa cháy luôn được các ngành, các cấp thường xuyên tuyên truyền, xử lý và kiểm tra nhắc nhở doanh nghiệp, người dân nâng cao ý thức phòng cháy, nhưng thực tế, ý thức PCCC vẫn chưa thực sự được nâng lên. Bằng chứng là các vụ cháy xảy ra do thiếu cẩn trọng, không chấp hành nghiêm các quy định PCCC của người dân, hoặc thậm chí do mâu thuẫn cá nhân dẫn đến hành vi cố ý gây ra các vụ cháy vẫn liên tục xảy ra.

Đứng trước những yếu kém trong công tác quản lý và tổ chức thực hiện PCCC ở nhiều nơi chưa tốt, còn nhiều bất cập, sơ hở và thiếu sót, nhiều cấp, ngành, đơn vị, cơ sở chưa thực sự quan tâm, đầu tư đúng mức cho công tác này, ý thức về PCCC, việc chấp hành pháp luật về PCCC của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cán bộ, công chức và một bộ phận nhân dân còn chưa nghiêm túc...Chính phủ đã thường xuyên đưa ra các văn bản dưới luật để khắc phục tình trạng trên.

Vào dịp Lễ, Tết, mùa hanh khô, Chính phủ yêu cầu sự thường xuyên, liên tục tổ chức tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn nâng cao ý thức, kiến thức phòng cháy chữa cháy do nhân dân và cán bộ, công nhân, viên chức; đồng thời tổ chức các cuộc điều tra an toàn PCCC tại các chợ, trung tâm thương mại, khu dân cư, cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ và các cơ sở trọng điểm khác có nguy cơ cháy cao; tổ chức xây dựng, củng cố lực lượng, trang bị phương tiện, các điều kiện PCCC, các phương án PCCC, cứu hộ, cứu nạn; tổ chức ký cam kết bảo đảm an toàn PCCC; tổ chức trực tăng cường tuần tra canh gác đặc biệt là ban đêm và ngoài giờ làm việc, kịp thời khắc phục các sơ hở, thiếu sót về PCCC và xử lý nghiêm các vi phạm quy định về PCCC.

Hàng năm, để kỷ niệm ngày ra đời Luật PCCC, ngày toàn dân phòng cháy và chữa cháy các cơ quan PCCC luôn thực hiện rà soát lại theo các nội dung trong Luật PCCC và các văn bản qui phạm pháp luật khác có liên quan để xác định rõ những việc đã làm được, chưa làm được, những bài học kinh nghiệm, kiểm điểm trách nhiệm của các ngành, cấp, cơ sở...Hoặc tổ chức kết hợp với công tác sơ kết này những buổi hội thảo, hội nghị về PCCC; Hoặc tổ chức tuyên dương cá nhân, cơ sở xuất sắc trong phong trào PCCC...

Để phù hợp với quy hoạch và chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của Bộ, ngành, địa phương...cơ quan PCCC xây dựng đề án về PCCC trong giai đoạn 2006- 2010 và đề ra kế hoạch, biện pháp chỉ đạo thực hiện cụ thể.

Tại các tỉnh, thành phố nguy cơ cháy nổ cao, mỗi năm đều tổ chức những buổi diễn tập PCCC. Công tác diễn tập đã thu hút được sự quan tâm phối hợp của nhiều đối tượng quần chúng cùng kết hợp. Tuy nhiên, trải qua nhiều năm, những phương tiện trong PCCC được đưa ra thực hiện không có nhiều thay đổi, bổ sung. Phần lớn vẫn là những trang thiết bị thô sơ, ngoài xe chữa cháy số lượng có hạn, bình CO2, vòi nước...hầu như không có thêm các phương tiện có hiệu quả khác như đệm hơi, vòi rồng, hoặc sự kết hợp của máy bay trực thăng trong những tình trạng nguy hiểm, khẩn cấp với đối tượng là nhà cao tầng.... Công tác PCCC, nhìn chung mang tính chất “tuyên truyền” phổ biến, nhưng hiệu quả không cao. Tại các cơ sở nguy cơ cháy, nổ cao như chợ, trung tâm thương mại, bệnh viện...hệ thống phòng cháy chỉ dừng lại ở bình CO2, tuy nhiên đa số nhân viên tại khu vực đó, tại cơ quan đó lại không được huấn luyện cách sử dụng. Ngoài ra, hệ thống bể nước để chữa cháy trong tình trạng khẩn cấp lại không tiện đường đi, lối lại, thậm chí không hoạt động rất phổ biến. Công tác kiểm tra kiểm soát của cán bộ ngành PCCC xuống các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp...không thường xuyên, không sát sao. Mức phạt được ấn định trong các trường hợp PCCC không thể hiện được tính răn đe của pháp luật, bởi mức phạt luôn thấp hơn rất nhiều so với số tiền phải bỏ ra trang bị hệ thống PCCC. Trường hợp chủ doanh nghiệp quan tâm nghiêm túc đến PCCC, lại rơi vào trường hợp đẩy chi phí hoạt động sản

Một phần của tài liệu nghiên cứu tác động cuả quy định chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc đến hoạt động triển khai nghiệp vụ bảo hiểm cháy tại công ty bhdk khu vực tây bắc (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w