2. 1.4.1 Mục tiêu phát triển trong năm 2007.
2.2.3 Thị trường bảo hiểmViệt Nam và thị trường bảo hiểm khu vực Tây Bắc Việt Nam.
Tây Bắc Việt Nam.
Hoạt động kinh doanh bảo hiểm giữ vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia: Kinh doanh bảo hiểm được coi như là một tấm là chắn kinh tế bảo vệ cho các tổ chức, cá nhân đồng thời huy động vốn cho đầu tư phát triển. Ở Việt Nam trong những năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nước, hoạt động kinh doanh bảo hiểm đã có sự phát triển vượt bậc với tốc độ cao và sự trưởng thành về nhiều mặt.
Trước năm 1975, trên thị trường miền Nam Việt Nam, có 52 công ty bảo hiểm, tại miền Bắc đến ngày 15/01/1965 Công ty Bảo hiểm Việt Nam (Bảo Việt) được thành lập, trong những năm đầu chỉ cung cấp các sản phẩm bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu, bảo hiểm vận tải bằng đường biển. Sau 1975, Bảo Việt mở rộng phạm vi hoạt động vào miền Nam, và dần dần trên phạm vi toàn quốc, trở thành công ty lớn nhất Việt Nam và thống lĩnh toàn bộ thị trường bảo hiểm Việt Nam.
Tháng 12 năm 1993, Nghị định 100/CP ngày 18/12/1993 qui định về hoạt động kinh doanh bảo hiểm, thị trường bảo hiểm Việt Nam đã có một bước chuyển biến lớn. Có thể nói đấy là cột mốc quan trọng đánh dấu phát triển mới của bảo hiểm Việt Nam. Đặc biệt năm 1999 được coi là năm phát triển nhất của thị trường bảo hiểm Việt Nam với sự thành lập của 5 công ty có vốn đầu tư nước ngoài. Từ 2003 đến nay, thị trường bảo hiểm Viẹt Nam liên tục có những biến động lớn với sự sắp xếp và chuyển đổi các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước:
1)Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam (Bảo Việt) được tổ chức theo mô hình tập đoàn kinh doanh với các công ty thành viên độc lập: Bảo Việt, Bảo Việt nhân thọ, Công ty Chứng khoán Bảo Việt, Công ty đầu tư tài chính Bảo Việt.
2) Công ty bảo hiểm Dầu khí, Công ty bảo hiểm Bảo Minh tiến hành cổ phần hoá.
3) Một số công ty cổ phần bảo hiểm và môi giới bảo hiểm được thành lập. Cuối năm 2006, thị trường bảo hiểm Việt Nam đã sôi động hơn với sự tham gia của 30 doanh nghiệp, đa dạng về loại hình và quy mô, hoạt động trong các lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm nhân thọ, tái bảo hiểm, và môi giới bảo hiểm.
ngoài. Trong đó có 8 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, 16 doanh nghiệp phi nhân thọ, 1 doanh nghiệp tái bảo hiểm, 7 doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.
Thị trường bảo hiểm trong mười năm 1994 đến 2004 đạt tốc độ tăng trưởng cao, mức tăng trưởng doanh thu phí đạt 38% trên năm, tỷ lệ này ở bảo hiểm phi nhân thọ là 23% trên năm, bảo hiểm nhân thọ là 81% trên năm. Doanh thu phí toàn thị trường bảo hiểm năm 2006 là 15000 tỷ đồng, riêng bảo hiểm phi nhân thọ là 6500 tỷ đồng.Từ năm 2005 đến nay, tốc độ tăng trưởng trên thị trường bảo hiểm nhân thọ có xu hướng giảm, theo đúng quy luật phát triển của khu vực và thế giới. Tốc độ tăng trưởng của thị trường bảo hiểm Vịêt Nam năm 2006 đạt 20%/năm, Như vậy trong cả giai đoạn, luôn cao hơn tốc độ tăng GDP (năm 2006 là 8.17%). Cơ cấu tỷ trọng doanh thu dịch vụ bảo hiểm trong GDP tăng nhanh từ 0,448% năm 1995 lên 1,72% năm 2003; lên 2,2% năm 2005 và là 2,5% năm 2006. Hoạt động kinh doanh bảo hiểm góp vai trò tích cực đối với ổn định nền kinh tế- xã hội và đời sống nhân dân.Trước 2006, bình quân mỗi năm khoảng 985 tỷ đồng được bồi thường cho các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm không may gặp rủi ro.Năm 2006 chỉ tiêu này ước đạt 7500 tỷ đồng. Doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động tốt, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho xã hội, năm 2002 lao động trong ngành bảo hiểm là 76000 người, năm 2003 là 125700 người năm 2006 xấp xỉ 300000 lao động. Năng lực tài chính của các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam được nâng lên rõ rệt, 90%doanh nghiệp bảo hiểm có vốn chủ sở hữu cao hơn nhiều lần vốn pháp định. Các quỹ dự phòng nghiệp vụ, tổng tài sản và đầu tư tài chính vào nền kinh tế tăng nhanh.
Chất lượng hiệu quả hoạt động kinh doanh bảo hiểm đã được cải thiện một bứơc rõ rệt thể hiện ở việc đa dạng hoá cơ cấu sản phẩm bảo hiểm nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu bảo hiểm của nền kinh tế quốc dân . Các loại hình nghiệp vụ bảo hiểm ngày càng được đa dạng hoá và hoàn thiện, từng bứơc đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội. Năm 1995, thị trường bảo hiểm chỉ có hơn 22 sản phẩm, đến năm 2005 có hơn 500 sản phẩm, năm 2006 đã có trên 700 sản phẩm.
Do môi trường cạnh tranh trong kinh doanh bảo hiểm ngày càng được cải thiện, khách hàng đã có nhiều thông tin và cơ sở hơn để lựa chọn nhà bảo hiểm cho mình, nên chất lượng phục vụ khách hàng đã được nâng cao.
Về vấn đề quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm, môi trường pháp lý đang dần hoàn thiện với luật, nghị định, và văn bản dưới luật như: Nghị định 118/2003/NĐ_CP Qui định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm; Nghị định 115/ NĐ-CP Qui định về chế độ bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới đối với người thứ ba; Nghị định 130/NĐ-CP ngày 8/11/2006 Qui định chế độ bảo hiểm cháy nổ bắt buộc ,và sự ra đời của hàng loạt bộ luật có liên quan như: Luật Hàng Hải, Luật Hàng không, Luật PCC, Luật Du lịch...Ngoài cơ quan giám sát hoạt động của ngành bảo hiểm là Bộ Tài chính, nay đã có thêm Hiệp hội bảo hiểm trong vai trò giúp cơ quan quản lý nhà nước trong việc giám sát hoạt động của các DNBH.
Thị trường bảo hiểm Việt Nam trong thời gian qua luôn phát triển không ngừng, đóng góp đáng kể vào quá trình xây dựng và phát triển kinh tế của đất nước. Tuy nhiên, như bất kỳ một lĩnh vực nào khác, bảo hiểm chứa đựng trong nó những tồn tại nhất định:
+Qui mô thị trường bảo hiểm còn nhỏ: Mặc dù thị trường bảo hiểm đạt tốc độ tăng trưởng cao, 38% trong 10 năm 1994- 2004 nhưng vẫn chưa tương xứng so với tiềm năng phát triển. Bởi tổng doanh thu phí bảo hiểm so với tổng thu nhập quốc dân (GNP) mới chỉ đạt 1.3% năm 2001, 1.7% năm 2003, , 1.86% năm 2004, 2.22 % năm 2005 và 2,5 % năm 2006. Trong khi tỷ lệ này ở các quốc gia khác trên thế giới cao hơn rất nhiều, ví dụ: Năm 2001, mức trung bình của thế giới là 8% và tại Trung Quốc là 2,5%/GDP, Malaysia đạt 5.8%/GDP, Đài Loan đạt 6,9%/GDP, Thái Lan đạt 3%/GDP, Singapore đạt 6%/GDP, khi đó Việt Nam đạt 0,996%/GDP. Năm 2004 tỷ lệ doanh thu phí trên GDP ở Trung Quốc đã tăng lên 3,26%, Malaysia là 5,4%; ở Thái Lan là 3,52%, và Việt Nam chỉ mới đạt 2,02%. Nhìn chung, tỷ lệ doanh thu phí so với GDP nền kinh tế tại khu vực Đông Nam Á còn tương đối thấp, khoảng 5,2%. Ở các khu vực khác như Bắc Mỹ doanh thu bảo hiểm chiếm đến 9,2% GDP, ở châu Âu đạt mức 8,4% và cao nhất là ở Nhật Bản đạt 10,5%.
+ Tỷ trọng khai thác bảo hiểm so với tiềm năng của nền kinh tế còn thấp. Ví dụ trong nghiệp vụ bảo hiểm tai nạn con người mới chỉ đạt 12% tổng số lao động làm trong các ngành kinh tế, hàng xuất khẩu là 6,55%, chỉ có 7,17% số vốn đầu tư trong nước được bảo hiểm xây dựng lắp đặt...(số liệu từ hiệp hội bảo hiểm
Việt Nam năm 2001). Theo báo cáo của Isult Group về thị trường bảo hiểm VN năm 2005, tỷ trọng này với một số nghiệp vụ như sau:....
+ Hoạt động đầu tư còn giới hạn ở một số hình thức như gửi tiền ngân hàng, mua trái phiếu chính phủ là chủ yếu. Các hình thức khác như mua cổ phiếu, bất động sản, góp vốn kinh doanh, tuy đã được một số doanh nghiệp tiến hành trong những năm qua nhưng còn nhiều hạn chế và chưa thực sự hiệu quả.
+Năng lực hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm trên thị trường được đánh giá không cao. Mặc dù tốc độ tăng trưởng cao, vẫn có lãi nhưng phương thức quản lý còn lạc hậu. Chỉ một số năm gần đây, các doanh nghiệp mới đẩy mạnh tập trung vào vi tính hoá các khâu công việc trong doanh nghiệp như quản lý, cấp đơn, thu phí, trích lập dự phòng nghiệp vụ, kế toán. Thiếu chuyên gia giỏi trong hầu hết các lĩnh vực và khâu công việc.
+Môi trường cạnh tranh chưa lành mạnh: dù về mặt pháp lý đã có đủ các luật, Luật Bảo hiểm, Luật Doanh nghiệp thống nhất, Luật Cạnh tranh... nhưng vẫn còn sự khác biệt giữa các loại hình doanh nghiệp.
+Sản phẩm bảo hiểm chưa đa dạng, còn rất nhiều lĩnh vực còn bỏ ngỏ như bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho bác sĩ, kỹ sư, tư vấn pháp luật...bảo hiểm nông nghiệp, bảo hiểm rủi ro tài chính...
Riêng với thị trường bảo hiểm cháy, nổ mặc dù tốc độ tăng trưởng doanh thu phí hàng năm luôn đạt trên dưới 20 đến 25%. Đặc biệt năm 2004 doanh thu phí bảo hiểm cháy nổ tăng trưởng 90%/năm , đạt gần 400 tỷ đồng. Năm 2006 doanh thu toàn thị trường với nghiệp vụ bảo hiểm cháy nổ và mọi rủi ro tài sản đạt doanh thu 637 tỷ đồng, tăng 10.6% so với 2005 trong đó bảo hiểm cháy nổ đạt 517 tỷ đồng tăng 22.5%. Tuy nhiên theo thống kê, hiện tại chỉ có khoảng 10% cơ sở tham gia bảo hiểm cháy dưới hình thức tự nguyện. Bảo hiểm cháy là nghiệp vụ không đơn giản, nhất là với những công trình lớn, nhiều hạng mục. Trong khi đó, trình độ chuyên môn của khai thác viên bảo hiểm còn nhiều yếu kém, chưa đáp ứng được tình hình thực tế.
Tây Bắc Việt Nam là khu vực có nhiều tỉnh giáp ranh với Hà Nội, do đó trong xu thế phát triển của đất nước, các luồng vốn đầu tư FDI đổ về khu vực này ngày càng gia tăng. Với lợi thế về địa lý, tài nguyên thiên nhiên phong phú, nguồn
Lào Cai, Hoà Bình...), công nghiệp nhẹ... Trong những năm gần đây, số lượng cơ sở hoạt động kinh tế, doanh nghiệp... ở khu vực Tây Bắc không ngừng tăng lên. Tây Bắc được xếp vào khu vực có tốc độ tăng trưởng đứng thứ 2 trong số 7 miền trên cả nước. Theo kết quả thống kê năm 2002, tốc độ tăng số lượng các cơ sở kinh tế của vùng này so với năm 1995 là 73,1%, chỉ đứng sau vùng Đông Bắc 93,4% và vùng Tây Nguyên 84,4%. Trong số đó, 88,09% là cơ sở sản kinh doanh, 11,91% là cơ sở hành chính sự nghiệp.Về cơ cấu ngành kinh tế theo vùng, tại Tây Bắc số cơ sở ngành sản xuất đồ dùng cá nhân, gia đình chiếm tỷ lệ cao nhất, đến 43.59% trong tất cả các ngành, tíêp theo là công nghệ chế biến (21.87%), vận tải kho bãi và thông tin liên lạc (9.45%)...Như vậy, đây đều là các ngành sản xuất có nguy cơ cháy nổ cao. Cháy có thể bắt đầu từ bất cứ khâu sản xuất nào do đặc điểm nguyên vật liệu, kho tàng, nhà xưởng....rất dễ bắt lửa. Những đặc điểm trên đây chứng tỏ Tây Bắc là một thị trường đầy tiềm năng cho nghiệp vụ bảo hiểm cháy nổ. Tuy nhiên trên thực tế, ngoài Bảo Việt có các công ty thành viên tại mỗi tỉnh, tại đây các công ty bảo hiểm phi nhân thọ khác chỉ sử dụng mạng lưới đại lý trong khai thác. Do vậy thị trường bảo hiểm cháy nổ cũng như các mảng thị trường khác vẫn là mảnh đất màu mỡ giành cho BHDK Tây Bắc.