Tác động đến các doanh nghiệpbảo hiểm phi nhân thọ được phép triển khai bảo hiểm cháy nổ bắt buộc.

Một phần của tài liệu nghiên cứu tác động cuả quy định chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc đến hoạt động triển khai nghiệp vụ bảo hiểm cháy tại công ty bhdk khu vực tây bắc (Trang 85 - 89)

2. 1.4.1 Mục tiêu phát triển trong năm 2007.

2.3.2.2Tác động đến các doanh nghiệpbảo hiểm phi nhân thọ được phép triển khai bảo hiểm cháy nổ bắt buộc.

phép triển khai bảo hiểm cháy nổ bắt buộc.

Thứ nhất: Làm thay đổi chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp.

Chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp là mục tiêu tổng thể, dài hạn để phát triển doanh nghiệp trong việc kết hợp tổng thể các yếu tố kinh tế- tổ chức- môi trường kinh doanh- chế độ chính trị- xã hội nhằm phát huy lợi thế của doanh nghiệp để giành thắng lợi trong cạnh tranh và đạt các mục tiêu đề ra.

Để hoạch định chiến lược kinh doanh, cần căn cứ vào thị trường bảo hiểm, môi trường xã hội, môi trường pháp lý và mô hình tổ chức của doanh nghiệp.

Nghị định 130/2006/NĐ-CP tác động lên hai trong số ba căn cứ để xây dựng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp:

Thứ nhất, yếu tố thị trường: Trong thị trường, yếu tố quan trọng nhất là khách hàng. Khách hàng là căn cứ đầu tiên khi lập chiến lược kinh doanh. Trong khi đó, do hiệu lực của nghị định, hàng loạt khách hàng trước đây là bộ phận khách hàng tiềm năng (vẫn có nhu cầu tham gia bảo hiểm cháy, nổ nhưng do những lý do khác nhau mà chưa tham gia bảo hiểm) trở thành khách hàng thực thụ của doanh nghiệp. Như vậy, đối tượng có nhu cầu tham gia bảo hiểm cháy nổ đã tăng lên, tất yếu phải tác động đến doanh nghiệp phi nhân thọ có kinh doanh nghiệp vụ này. Tất yếu tác động lên chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.

Thứ hai, môi trường xã hội, môi trường pháp lý: Doanh nghiệpbảo hiểm là tế bào của nền kinh tế, hoạt động trong môi trường kinh tế xã hội- pháp lý. Khi qui định của pháp luật trong lĩnh vực bảo hiểm thay đổi, đương nhiên các doanh nghiệp bảo hiểm chịu sự tác động của những biến đổi đó. Doanh nghiệp phải điều chỉnh hoạt động của mình cho phù hợp với tình hình mới. Nghị định 130/2006/NĐ-CP tạo ra những cơ hội và thách thức mới cho các doanh nghiệp bảo hiểm trên thị trường.

Vì vậy, để nắm bắt cơ hội, doanh nghiệp không thể không xét đến những tác động mà nghị định đưa lại để có những điều chỉnh hợp lý trong chiến lược kinh doanh.

Vì vậy, năm 2007 và (có thể) trong một vài năm tới mục tiêu kinh doanh của các doanh nghiệp sẽ tập trung mạnh vào nghiệp vụ bảo hiểm cháy nổ bắt buộc do những lợi thế mà nghị định 130/2006/NĐ-CP đưa lại.

Thực tế chứng minh trong những điều kiện thuận lợi như trên, chuyển hướng chiến lược kinh doanh là tất yếu. Bởi Nghị đinh 130/2006/NĐ-CP tương tự như Qui định bắt buộc BHTNDS chủ xe cơ giới đối với người thứ ba (NĐ 115/2003/NĐ-CP) trước đó. Năm 2003, thị trường đã chứng kiến sự ra quân đồng loạt của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ trong cả nước. Các doanh nghiệp đều tập trung tối đa nguồn nhân lực cho hoạt động khai thác BH xe cơ giới. Thị phần doanh thu từ nghiệp vụ này vì thế được phân chia từ năm 2003 và các năm sau không có nhiều thay đổi. Năm 2007 này, do là năm đầu trong triển khai nghị định bảo hiểm cháy nổ bắt buộc nên ý nghĩa của nó rất lớn. Kết quả triển khai năm đầu tiên còn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng vì nó liên quan mật thiết với thị phần của doanh nghiệp, số lượng đơn bảo hiểm tái tục hợp đồng và doanh thu thực hiện cũng như lợi nhuận của năm sau. Hơn nữa, các doanh nghiệp bảo hiểm trên thị trường bảo hiểm VN hiện nay, chưa khẳng định được rõ nét thế mạnh của công ty mình trong một lĩnh vực nhất định nào. Đây là điểm khác biệt của VN với thị trường bảo hiểm của các nước. Tại các nước, mỗi công ty bảo hiểm có sức mạnh tại một hoặc một số lĩnh vực riêng do vậy họ luôn trung thành với mục tiêu kinh doanh của họ. Ở VN lại khác, thị trường chưa ổn định, nên các công ty thử sức trên mọi lĩnh vực, đây là thời điểm để các công ty bảo hiểm tìm ra thế mạnh riêng. Và Qui định bảo hiểm cháy nổ là cơ hội để các doanh nghiệp thử nghiệm và trải nghiệm.

Thứ hai: Cơ hội củng cố sức mạnh của doanh nghiệp bảo hiểm trong nước và tìm hiểu thị trường của doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài.

Như trên đã trình bày, thời điểm 1/1/2008 các cam kết trong WTO chính thức được thực hiện. Các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài được đối xử bình đẳng với các doanh nghiệp trong nước. Đây là một thực tế mang nhiều bất lợi đối với các công ty bảo hiểm của nước ta. Để tận dụng khoảng thời gian còn lại, các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước đang tiếp tục các chương trình: Thực hiện

chính sách phù hợp với người có tài, đào tạo đội ngũ chuyên viên bảo hiểm giỏi nghiệp vụ, đạo đức tốt, tác phong làm việc tốt; tăng cường trang bị và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, đơn giản hoá các khâu bán- giám định- bồi thường bảo hiểm, đầu tư cho quảng cáo để tạo dựng hình ảnh và lấy chất lượng phục vụ là cơ sở để xây dựng thương hiệu, văn hoá và phong cách phục vụ của doanh nghiệp; xây dựng mối quan hệ khách hàng với đối tác chiến lược lâu dài, , nâng cao năng lực tài chính, nâng cao sức cạnh tranh....

Đối với doanh nghiệp nước ngoài, đây là thời điểm để tìm hiểu sâu hơn về các quy định pháp luật của Việt Nam, hoạch định chính sách thâm nhập thị trường bảo hiểm Việt Nam hiệu quả nhất. Thời gian ngắn ngủi còn lại, thường được sử dụng trong việc tìm kiếm địa điểm đặt văn phòng, trụ sở công ty. Tìm kiếm ứng viên có khả năng. Điều tra hoạt động thị trường...

Thứ ba: Để đáp ứng sự mở rộng thị trường, các doanh nghiệp buộc phải thuê thêm lao động, như vậy quy mô lao động của mỗi doanh nghiệp cũng như sức cạnh tranh trên thị trường lao động sẽ tăng lên rất nhiều.

Cơ hội tăng doanh thu mở ra đối với doanh nghiệp, đối tượng tham gia bảo hiểm gia tăng mạnh về số lượng. Công việc trong các khâu từ khai thác đến giám định bồi thường tăng lên nhiều lần, do vậy nhu cầu tuyển dụng nhân viên là tất yếu. Hiện nay, cho dù số lượng lao động làm việc trong ngành bảo hiểm tăng nhanh qua các năm, đáp ứng phần nào sự tăng trường và phát triển của ngành bảo hiểm nhưng nhân lực vẫn là một trong những vấn đề nan giải khó giải quyết nhất. Lao động chưa đáp ứng được đòi hỏi của ngành, về cả lượng và chất. Với điều kiện thuận lợi do Nghị định 130/2006/NĐ-CP tạo ra, doanh nghiệp nào giải quyết tốt nhất vấn đề nhân sự doanh nghiệp đó sẽ thành công. Do vậy, để thu hút nhiều nhất chuyên viên bảo hiểm giỏi chuyên môn, ngoại ngữ, đạo đức nghề nghiệp tốt...các doanh nghiệp bảo hiểm thực sự phải tiến hành cạnh tranh gay gắt. Thị trường lao động trong lĩnh vực bảo hiểm vì thế sôi động hơn.

Thứ tư: Bộ Tài chính qui định chi tiết cụ thể về biểu phí, qui trình khai thác, giám định, khiếu nại...Do đó các doanh nghiệp phải có thay đổi và điều chỉnh phù hợp với qui định của bộ.

riêng. Về cơ bản, các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước xây dựng trên cơ sở của Bảo Việt, doanh nghiệp nước ngoài xây dựng theo chuẩn mực tập đoàn của họ. Các qui trình triển khai , qui tắc bảo hiểm này phù hợp với yêu cầu của pháp luật trước đây. Nhưng sau Nghị định 130/2006/NĐ-CP những điểm không tương thích, các doanh nghiệp phải tiến hành thay đổi cho phù hợp. Ví dụ, về tỷ lệ phí: danh mục tài sản của các công ty phân chia không tương ứng. Biểu phí của Bộ Tài chính nhìn chung đầy đủ, chi tiết hơn trong tất cả 16 đầu danh mục tài sản (nhất là danh mục các cơ sở sản xuất liên quan đến vật liệu nổ, xưởng sản xuất, công trình xây dựng..doanh nghiệp quy định còn tất sơ sài ).Tỷ lệ phí đưa ra cùng với mức dao động 25% về đa phần vẫn cao hơn so với tỷ lệ phí mà các doanh nghiệp đang áp dụng. Ví dụ, trên thị trường các doanh nghiệp như Bảo Minh, Bảo Việt, PVI... đang áp dụng mức phí khoảng 0.8‰ đối với khách sạn cao cấp, nhưng Bộ Tài chính quy định 1.35‰, mức chênh lệch là trên 40%. Hay đối với đối tượng bảo hiểm là rạp hát, rạp chiếu phim...tỷ lệ phí của doanh nghiệp hiện nay xoay quanh mức 2‰, Bộ Tài chính quy định 3.9‰, mức chênh lệch trên 49%. Với các loại kho hàng như nhụa đường, sơn ,hoá chất, bông vải sợi, thuốc lá, thiết bị điện tử...mức chênh lệch trên 27%, cao nhất là kho hàng nông sản, gạch gốm sứ....mức chênh lệch lên đến trên 40%...Và các tài sản khác hầu hết đều áp dụng mức phí thấp hơn mức phí Bộ Tài chính đưa ra, mức chênh lệch lớn hơn 25%. Vậy để theo đúng yêu cầu của pháp luật, các doanh nghiệp phải tiến hành điều chỉnh lại bảng tỷ lệ phí, chi tiết hơn nữa tỷ lệ phí cho các danh mục hàng hoá.

Về các điều khoản trong qui tắc bảo hiểm, các doanh nghiệp qui định chi tiết hơn qui tắc do Bộ Tài chính đưa ra, nhưng về cơ bản tương đối phù hợp với tinh thần của Nghị định 130/2006/NĐ-CP.

Thứ năm: Công ty bảo hiểm chuyên ngành, doanh nghiệp bảo hiểm nhà nước có lợi thế hơn hẳn khi thực hiện các dự án cho “người trong nhà”, còn phần không thuộc về sự ảnh hưởng của bên nào, sẽ là đối tượng để các công ty giành giật....Nguy cơ cạnh tranh không lành mạnh theo đó sẽ tăng.

Tại thị trường Việt Nam hiện nay, hình thành một qui định bất thành văn, các doanh nghiệp nhà nước, cơ sở hành chính sự nghiệp ở các tỉnh thành phố chủ yếu tham gia bảo hiểm tại Bảo Việt;các doanh nghiệp trong ngành Dầu khí, hoặc có

vốn góp trên 51% của ngành tham gia tại PVI; doanh nghiệp cơ sở liên quan đến ngành bưu chính tham gia tại PTI,...Nhìn chung, các doanh nghiệp bảo hiểm nhà nước và chuyên ngành đang chiếm ưu thế đối với phân đoạn thị trường mà họ có sức ảnh hưởng cao. Điều này theo Luật cạnh tranh là vi phạm pháp luật. Nhưng thực tế vẫn luôn luôn diễn ra. Trong thời gian tới, khi Nghị định 130/2006/NĐ-CP được áp dụng, chắc chắn khó có sự lấn sân lẫn nhau. Vì thế với đối tượng khách hàng không bị áp lực buộc tham gia tại bất kỳ doanh nghiệp bảo hiểm nào là mục tiêu để các doanh nghiệp lôi kéo. Tình hình cạnh tranh không lành mạnh (như đã phân tích trên đây) có thể gia tăng đáng kể.

Một phần của tài liệu nghiên cứu tác động cuả quy định chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc đến hoạt động triển khai nghiệp vụ bảo hiểm cháy tại công ty bhdk khu vực tây bắc (Trang 85 - 89)