2. 1.4.1 Mục tiêu phát triển trong năm 2007.
2.2.4.4 Văn bản dưới luật có liên quan.
2.2.4.4.2 Nghị định số 123/2003/ NĐ-CP Về xử phạt hành chính trong lĩnh vực PCCC. Theo đó có qui định những trường hợp không tham gia bảo hiểm cháy nổ bị phạt từ 2 đến 5 triệu đ.
2.2.4.4.3. Nghị định số 130/ NĐ_CP của chính phủ Qui định về chế độ bảo hiểm cháy nổ bắt buộc. (Đã nêu trên).
2.2.4.4.4. Quyết định số.../2007/ QĐ-BTC về việc ban hành quy tắc, biểu phí bảo hiểm cháy nổ bắt buộc. (Dự thảo).
Theo đó, các nội dung liên quan đến bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc đã được qui định tại nghị định 130/NĐ-CP được làm rõ để hình thành một qui tắc bảo hiểm là cơ sở thực hiện bảo hiểm cháy nổ bắt buộc đối với các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước. Cụ thể:
1) Hợp đồng bảo hiểm: Là giấy chứng nhận bảo hiểm, được cấp trên cơ sở giấy yêu cầu bảo hiểm của bên mua bảo hiểm.
2) Số tiền bảo hiểm: Có thể là giá trị tính thành tiền theo giá trị thị trường, hoặc giá trị trung bình, giá trị tối đa của tài sản hoặc là số tiền mà các bên thoả thuận.
3) Phí bảo hiểm: Phí được tính theo biểu phí của bộ tài chính, ban hành kèm theo quyết định, thời hạn đóng phí thường là 1 năm. Số tiền bảo hiểm được tính theo hình thức nào, phí tương ứng tính theo hình thức đó. Lưu ý, trong trường hợp tính theo giá trị tối đa, doanh nghiệp bảo hiểm chỉ được thu trước 75% mức phí tính toán. Cuối thời hạn bảo hiểm, trên cơ sở giá trị tối đa bình quân, phí được tính lại. Nếu phí thấp hơn mức phí đã nộp, doanh nghiệp bảo hiểm phải hoàn trả lại số chênh lệch cho bên mua bảo hiểm. Nếu phí cao hơn, bên mua bảo hiểm phải trả thêm cho doanh nghiệp bảo hiểm. Trường hợp trong thời hạn bảo hiểm đã có tổn thất được doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường, STBT vượt giá trị tối đa bình quân, phí bảo hiểm phải nộp được tính lại theo STBT vì STBT ở đây được coi là STBH.
4) Thời hạn và hiệu lực của bảo hiểm: Được ghi rõ tại giấy chứng nhận bảo hiểm.
5) Huỷ bỏ hợp đồng bảo hiểm: Hợp đồng bảo hiểm có thể bị huỷ bỏ một phần hoặc bị huỷ bỏ toàn bộ. Bị huỷ bỏ một phần khi một hoặc một số hạng mục tài sản được bảo hiểm bị tháo dỡ hoặc di chuyển ra ngoài khu vực, địa điểm đã được
mua bảo hiểm; Bị huỷ bỏ toàn bộ khi có yêu cầu huỷ bỏ hợp đồng bảo hiểm của bên mua bảo hiểm hoặc doanh nghiệp bảo hiểm đơn phương đình chỉ hợp đồng theo quy định của pháp luật.
6) Nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm: Khi tham gia bảo hiểm cháy nổ bắt buộc, thực hiện đầy đủ các điều kiện về an toàn PCCC, thực hiện đầy đủ, trung thực các qui định trong hợp đồng, có sự hợp tác tích cực với doanh nghiệp bảo hiểm trong quá trình thực hiện hợp đồng. Khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, có trách nhiệm thông báo cho nhà bảo hiểm, bảo lưu quyền khiều nại, hỗ trợ doanh nghiệp bảo hiểm đòi người thứ 3....
7) Nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm: Thực hiện bảo hiểm cháy nổ bắt buộc theo quy định của pháp luật. Hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi để bên mua bảo hiểm thực hiện các điều kiện về PCCC, và tham gia bảo hiểm cháy nổ bắt buộc. Phối hợp với cơ quan cảnh sát PCCC và bên mua bảo hiểm thực hiện các biện pháp đề phòng hạn chế tổn thất...Thực hiện bồi thường đầy đủ chính xác kịp thời trong thời hạn qui định. Đóng góp đầy đủ vào kinh phí phục vụ cho các hoạt động PCCC. Định kỳ báo cáo với Bộ Tài Chính về kết quả kinh doanh bảo hiểm cháy nổ bắt buộc.
Ngoài ra, quyết định (dự thảo) cũng quy định chi tiết những vấn đề như: trách nhiệm bảo hiểm, giám định tổn thất, bảo hiểm trùng, phương thức bồi thường, loại trừ trách nhiệm bảo hiểm, thủ tục bồi thường và hồ sơ bồi thường. Đặc biệt, quyết định còn đưa ra biểu phí để các doanh nghiệp tham khảo trong quá trình tính phí trong các hợp đồng bảo hiểm cháy nổ bắt buộc. Bộ Tài chính quy định trên cơ sở đảm bảo khả năng thanh toán, các doanh nghiệp bảo hiểm được điều chỉnh tăng, giảm mức phí bảo hiểm trong phạm vi 25% so với biểu phí của bộ. (Biểu phí được đính kèm phần phụ lục)
2.2.4.4.5. Thông tư liên tịch hướng dẫn một số điều của Nghị định 130/2006/NĐ-CP về qui định chế độ bảo hiểm cháy nổ bắt buộc (Dự thảo).
Thông tư được áp dụng đối các đối tượng, cơ quan, tổ chức có nguy hiểm cháy nổ và doanh nghiệp được phép kinh doanh bảo hiểm cháy nổ bắt buộc.
Với công tác triển khai nghị định 130, thông tư làm rõ về các nội dung sau trong nghị định:
Thứ hai: Qui định về doanh nghiệp được phép kinh doanh bảo hiểm cháy nổ bắt buộc là doanh nghiệp có giấy phép thành lập hoạt động và kinh doanh bảo hiểm do bộ tài chính cấp.
Thứ ba: Qui định về trường hợp đối tượng bảo hiểm cháy nổ là nhà tập thể, chung cư, đòi hỏi phải có người đại diện các hộ tỏn khu nhà đứng lên ký kết hợp đồng.
Thứ tư: Qui định về đối tượng, tài sản phải mua bảo hiểm, về số tiền bảo hiểm tối thiểu, hợp đồng bảo hiểm..
Thứ năm: Qui định trách nhiệm của cảnh sát PCCC trong các nhiệm vụ: hướng dẫn đối tuợng thuộc diện điều chỉnh của nghị định kiểm tra an toàn PCCC và thực hiện điều kiện an toàn PCCC qui định tại điều 9, nghị định số 35/200Bố trí lịch kiểm tra định kỳ hàng tháng hoặc kiểm tra bất ngờ đối với các cơ sở có nguy cơ cháy, nổ.
Cơ quan PCCC có trách nhiệm cấp chứng nhận đủ điểu kiện PCCC hoặc xác nhận đủ điều kiện PCCC. Căn cứ vào đơn xin cấp chứng nhận đủ điều kiện an toàn PCCC, cơ quan PCCC phải lập biên bản xác nhận đủ điều kiện an toàn PCCC cho đối tượng trong vòng tối đa là 7 ngày sau khi nhận đơn.
Thứ sáu: Đối với doanh nghiệp bảo hiểm, khi khách hàng đã có giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn PCCC, các doanh nghiệp bảo hiểm không được từ chối giao kết hợp đồng bảo hiểm cháy nổ.
Trong phương thức đóng góp cho hoạt động PCCC, 5% của tổng phí bảo hiểm cháy nổ bắt buộc đã thu được được dành đóng góp kinh phí cho các hoạt động PCCC trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày 30/6 và 30/12 hàng năm vào tài khoản của Bộ công An.Các công ty bảo hiểm có trách nhiệm nộp báo cáo quyết toán nguồn kinh phí phải đóng góp cho các hoạt động PCCC. Nguồn kinh phí thu được từ kinh doanh bảo hiểm cháy nổ bắt buộc được sử dụng vào các mục đích sau:
+ Đầu tư trang bị, phương tiện, thiết bị PCCC của lực lượng Cảnh sát PCCC.
+ Hỗ trợ tuyên truyền, hướng dẫn ,phổ biến kiến thức pháp luật và kiến thức phổ thông về PCCC cho toàn dân.
+ Hỗ trợ khen thưởng công tác PCCC cho các đối tượng cá nhân tổ chức làm tốt công tác PCCC và các đơn vị, cá nhân cảnh sát thực hiện tốt công tác PCCC.
Thông tư cũng cung cấp một số mẫuvăn bản phục vụ cho thực hiện tốt nhất bảo hiểm cháy nổ bắt buộc như: Đơn đề nghị xác nhận đủ điều kiện về an toàn phòng cháy và chữa cháy;Báo cáo kết quả kinh doanh bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc; Báo cáo tiền trích từ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc theo quy định;và báo cáo quyết toán kinh phí phải đóng góp trích nộp từ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc.