Dịchvụ tín dụng

Một phần của tài liệu Tài liệu ĐỀ TÀI: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ KHÁCH HÀNG CAO CẤP TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG CHI NHÁNH SÀI GÒN, PHÒNG GIAO DỊCH PHÚ LÂM pptx (Trang 44 - 48)

3.2 Thực trạng phát triển dịchvụ KHCC của VPBank Phú Lâm

3.2.1.2 Dịchvụ tín dụng

Hoạt động tín dụng là hoạt động mang lại doanh thu chủ yếu cho PGD, là một nghiệp vụ có thế mạnh của PGD. PGD đã tìm kiếm và thu hút khách hàng bằng nhiều chính sách khách hàng hấp dẫn. Kết quả hoạt động tín dụng như sau:

Bảng 3.5: Dư nợ tín dụng của VPBank Phú Lâm giai đoạn 2009-2011

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Doanh số cho vay 22.412 100,00 36.451 100,00 42.229 100,00 Ngắn hạn 4.503 20,09 6.893 18,91 7.521 17,81 Trung-dài hạn 17.909 79,91 29.558 81,09 34.708 83,19 Doanh số thu nợ 19.122 100,00 32.412 100,00 36.591 100,00 Ngắn hạn 3.643 19,05 6.615 20,41 7.805 21,33 Trung-dài hạn 15.479 80,95 25.797 79,59 28.786 78,67 Dư nợ 19.796 100,00 31.312 100,00 35.904 100,00 Ngắn hạn 6.552 33,10 8.442 26,96 11.658 32,47 Trung-dài hạn 13.244 66,90 22.870 73,04 24.246 67,53

(Nguồn: Bảng cân đối kế tốn năm 2009-2011 VPBank Phú Lâm)

Dịch vụ tín dụng của PGD nhìn chung có sự phát triển tốt từ năm 2009-2011. Cụ thể như sau:

Doanh số cho vay

Doanh số cho vay của NH tăng nhanh qua các năm. Từ năm 2009-2011, doanh số cho vay tăng từ 22.412 triệu đồng tăng đến 42.229 triệu đồng, gần gấp 2 lần. Đây là một tín hiệu tốt cho PGD khi có nhiều khách hàng, đặc biệt là khách hàng cá nhân tin tưởng vay vốn tại NH.

Xét theo thời hạn cho vay, thì doanh số cho vay trung dài hạn luôn chiếm tỷ trọng cao và tăng trưởng đều đặn qua các năm. Năm 2009 cho vay trung dài hạn đạt 17.909 triệu đồng đến năm 2011 con số này tăng lên 34.708 triệu đồng, tăng 2 lần trong vịng 2 năm với tốc độ tăng trưởng trung bình là 41%. Bên cạnh đó, cho vay trung dài hạn trong tổng doanh số cho

vay của ngân hàng cũng chiếm tỷ trọng rất cao (bình quân trên dưới 80% tổng doanh số cho vay) và vẫn tăng đều đặn qua các năm. Nguyên nhân chủ yếu là do bản chất của món vay là trung dài hạn, nhu cầu dùng tiền của người dân ở đây để đầu tư, xây dựng mới, mua ôtô… trong thời gian dài và tùy theo thời gian và mức nợ gốc phải trả thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng, chính vì thế mà nó làm cho doanh số cho vay trung dài hạn tăng lên nhanh chóng. Và điều này cũng chứng tỏ VPBank Phú Lâm có thế mạnh về bán lẻ.

Bên cạnh đó, hoạt động cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng thấp hơn cho vay trung dài hạn. Cụ thể là năm 2009 cho vay ngắn hạn chiếm 20,09% doanh số cho vay, đến năm 2011 tỷ lệ này giảm xuống còn 17,11%. Lý giải cho sự giảm sút này, ta cần xét đến nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn này. Kinh tế thế giới khủng hoảng kéo nền kinh tế Việt Nam cũng gặp nhiều khó khăn, lạm phát tăng cao, lãi suất chưa thể giảm, vì vậy khách hàng thường tập trung vào các khoản vay trung dài hạn hơn là các khoản vay ngắn hạn để chia nhỏ các khoản nợ ra.

Doanh số thu nợ

Trong giai đoạn kinh tế khó khăn và nhiều diễn biến phức tạp như hiện nay thì việc thu nợ được ưu tiên quan tâm hàng đầu. Cùng với doanh số cho vay, doanh số thu nợ của VPBank Phú Lâm cũng tăng ổn định từ năm 2009-2011. Điều này cho thấy PGD thực hiện tốt công tác thẩm định khách hàng cũng như quản lý các khoản vay, khách hàng của PGD đã số là những khách hàng tốt, có uy tín và có thu nhập ổn định.

Xét về thời hạn cho vay, bởi vì cho vay trung dài hạn là thế mạnh của PGD, vì vậy mà doanh số thu nợ trung dài hạn cũng chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số thu nợ tại PGD, đó cũng là một điều dễ hiểu. Nhưng từ năm 2009 đến 2011 tỷ trọng này có xu hướng giảm. Cụ thể là năm 2009, doanh số thu nợ trung dài hạn chiếm 80,95% doanh số cho vay, năm 2010 là 79,59% và năm 2011 là 78,67%. Mặc dù tỷ trọng thu nợ trung dài hạn có xu hướng giảm nhưng tốc độ thu nợ đối với các khoản cho vay trung dài hạn vẫn tăng đều đặn.

Đối với doanh số thu nợ ngắn hạn trong những năm qua cũng đạt được kết quả khả quan, doanh số năm sau cao hơn năm trước. Tỷ trọng của nó trong tổng doanh số thu nợ cũng có xu hướng tăng dần. Điều này chứng tỏ rõ hơn sự bền vững của PGD khi đa số các khoản vay đều được thanh tốn đúng hạn và có cả những khoản trả nợ trước hạn.

Dư nợ

Dư nợ tín dụng của PGD tăng trưởng qua các năm từ 2009-2011. Năm 2010, dư nợ tín dụng tăng ở mức cao, tăng 58% so với năm 2009. Do năm 2010 nền kinh tế đã dần đi vào ổn định và phát triển trở lại. Bước sang năm 2011, đà phục hồi của nền kinh tế trong năm 2010 bị gián đoạn, hoạt động tín dụng và đầu tư gặp nhiều khó khăn trong việc chuyển đổi định hướng và xác định lại khách hàng mục tiêu khi Nghị quyết 11/NQ-CP và Chỉ thị số 01/CT- NHNN của NHNN được ban hành. Trước bối cảnh đó, VPBank đã điều chỉnh lại một số chỉ tiêu kinh doanh phù hợp. Trong đó, chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng khơng q 20% để đảm bảo thực hiện theo yêu cầu của NHNN. Thực tế đến thời điểm 31/12/2011, tổng dư nợ cho vay của VPBank Phú Lâm đạt 35.904 triệu đồng tăng 4.592 triệu đồng so với cuối năm 2010 (tương ứng tăng 14,7%), phù hợp với lộ trình tăng trưởng tín dụng và đưa tỷ trọng cho vay phi sản xuất về dưới mức 16%, đáp ứng đúng yêu cầu của NHNN.

Thị trường mục tiêu VPBank là: Chú trọng cấp tín dụng cho các khách hàng thuộc đối tượng là các cá nhân, hộ gia đình có hoạt động sản xuất kinh doanh; các cá nhân có mức thu nhập khá tại các đơ thị, các loại DNVVN.

Với việc áp dụng chính sách lãi suất và phí dịch vụ tín dụng một cách linh hoạt từng đối tượng khách hàng và theo từng phương án, dự án cụ thể theo nguyên tắc: Khách hàng có mức độ rủi ro càng thấp thì lãi suất càng thấp( căn cứ kết quả chấm điểm xếp hạng tín dụng); khách hàng quan hệ tín dụng với PGD càng lâu thì lãi suất càng thấp; khách hàng sử dụng nhiều sản phẩm dịch vụ của VPBank hoặc đóng góp nhiều thu nhập của PGD thì lãi suất thấp hơn. Điều này có nghĩa là những KHCC của VPBank sẽ được cung cấp gói các sản phẩm tín dụng cam kết mang lại giải pháp tối ưu cho những nhu cầu tài chính tức thời, được hưởng mức lãi suất vay đặc biệt ưu đãi và được ưu tiên giải ngân nhanh nhất.

Tổng hợp từ kết quả hoạt động tín dụng của PGD VPBank Phú Lâm thì tỷ lệ khách hàng cá nhân sử dụng dịch vụ tín dụng của PGD là rất lớn. Nếu xét theo tổng dư nợ thì khách hàng cá nhân chiếm hơn 70% và tỷ lệ này tăng lên mỗi năm. Nếu xét về số lượng thì khách hàng cá nhân chiếm gần 95% trên tổng số lượng khách hàng vay vốn tại PGD. Trong đó lượng khách hàng cá nhân có thu nhập thường xuyên thuần (TOI) từ 30 triệu đồng trở lên mỗi tháng là hơn 28% (năm 2011). Đây là nền tảng vững chắc cho việc phát triển dịch vụ KHCC của PGD.

Hình 3.4:Biểu đồ cơ cấu khách hàng theo dư nợ cho vay của VPBank Phú Lâm năm 2010-2011

(Nguồn: Số liệu phịng tín dụng của VPBank Phú Lâm)

Số lượng doanh nghiệp vay vốn tại VPBank Phú Lâm chiếm tỷ lệ nhỏ (5% năm 2011) và có xu hướng giảm mặc dù số lượng thì có tăng nhẹ. Hiện tại PGD chỉ đang có quan hệ tín dụng với 6 khách hàng là doanh nghiệp. Vấn đề này chủ yếu là do PGD chú trọng phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ, tập trung vào đối tượng khách hàng là cá nhân là chủ yếu và do tâm lý các doanh nghiệp khi vay vốn thì thường chọn các chi nhánh có quy mơ lớn hơn là thay vì là các PGD. Số lượng cũng như tỷ lệ khách hàng cá nhân có quan hệ tín dụng với VPBank Phú Lâm tăng nhanh qua các năm 2010-2011 cho thấy những thay đổi trong phương hướng hoạt động kinh doanh của VPBank đã phát huy hiệu quả, VPBank Phú Lâm đã thu hút và tạo được lòng tin nơi khách hàng. Điều đáng quan tâm ở đây là số lượng khách

hàng cá nhân có thu nhập thường xuyên thuần từ 30 triệu đồng trở lên mỗi tháng có quan hệ tín dụng với PGD khơng những chiếm tỷ trọng khá lớn mà càng ngày càng tăng (24% vào năm 2010 và 28% năm 2011). VPBank Phú Lâm có thể khai thác khía cạnh này để phát triển dịch vụ KHCC tại PGD.

Song song với việc đảm bảo mức độ tăng trưởng phù hợp, VPBank cũng rất chú trọng đến chất lượng tín dụng và kiểm sốt chặt chẽ việc thực hiện cho vay, phân loại tín dụng, trích lập dự phịng rủi ro và sử dụng dự phịng để xử lý rủi ro tín dụng theo đúng quy định của pháp luật. Đến 31/12/2011, tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ của toàn hệ thống VPBank là 1,96%, đạt kế hoạch tỷ lệ nợ xấu <2% cả năm và thấp hơn rất nhiều so với mức bình quân chung của các Ngân hàng.

Bảng 3.6: Tình hình tỷ lệ nợ xấu của VPBank Phú Lâm từ năm 2009-2011 và dự kiến 2012

Năm 2009 2010 2011 Dự kiến 2012

Tỷ lệ nợ xấu 1.87% 1.63% 1,96% 5.0%

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của VPBank Phú Lâm từ năm 2009-2011 và dự kiến năm 2012)

Hình 3.5:Biểu đồ tình hình tỷ lệ nợ xấu của VPBank Phú Lâm từ năm 2009-2011 và dự kiến 2012

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của VPBank Phú Lâm từ năm 2009-2011 và dự kiến năm 2012)

Tình hình nợ quá hạn tại VPBank Phú Lâm (2009-2011) ít biến động và thực tế cho thấy rằng hoạt động tín dụng ở bất kỳ ngân hàng nào cũng đều phát sinh nợ quá hạn, nợ xấu và đây cũng là một vấn đề hết sức bình thường. Năm 2010, tỷ lệ nợ xấu của VPBank Phú Lâm giảm 0,24%, từ mức 1,87% năm 2009 xuống còn 1,63%. Tuy nhiên theo giám đốc của PGD này thì dự đoán tỷ lệ này sẽ tăng cao (5,00%), vượt chỉ tiêu chung đặt ra của VPBank là tỷ lệ nợ xấu <3% vào năm 2012. Nguyên nhân của việc gia tăng này chủ yếu là do PGD gặp nhiều khó khăn trong việc thu hồi nợ. Tình hình kinh tế kém phát triển, chịu ảnh hưởng mạnh từ những tác động tiêu cực của nền kinh tế thế giới, và chính sách của Nhà nước, các

doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ, thu nhập của người dân suy giảm, điều này ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng.

Tuy nợ xấu của PGD năm nào cũng có và dự kiến tăng cao trong năm 2012 nhưng tình trạng tín dụng rơi vào nhóm 3-5 của nhóm khách hàng có thu nhập thường xuyên thuần từ 30 triệu đồng trở lên và KHCC của PGD hầu như là bằng 0 qua các năm. Như vậy có thể thấy, đây là nhóm đối tượng ít mang đến rủi ro cho ngân hàng. Nhóm khách hàng này đa phần là những người làm ăn lớn và có địa vị trong xã hội. Họ rất kỹ lưỡng trong đầu tư kinh doanh cũng như rất coi trong uy tín của mình. Họ sẽ hạn chế những hàng vi có thể làm giảm điểm tín dụng của mình.

Một phần của tài liệu Tài liệu ĐỀ TÀI: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ KHÁCH HÀNG CAO CẤP TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG CHI NHÁNH SÀI GÒN, PHÒNG GIAO DỊCH PHÚ LÂM pptx (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w