Nếu chúng ta chấp nhận dịch vụ chăm sóc sức khỏe là một loại hàng hóa thì sẽ có một thị tr−ờng chăm sóc sức khỏe để thực hiện quá trình mua bán dịch vụ chăm sóc sức khỏe giữa ng−ời cung ứng và ng−ời sử dụng. Thị tr−ờng này sẽ tuân thủ các nguyên tắc cơ bản giống nh− các thị tr−ờng khác. Tuy nhiên, do tính chất rất đặc biệt của dịch vụ chăm sóc sức khỏe mà thị tr−ờng chăm sóc sức khỏe có những điểm đặc thù của nó hay ng−ời ta còn nói cách khác: Hàng hoá chăm sóc sức khoẻ là loại hàng hoá đặc biệt.
Tính đặc thù đầu tiên, nh− đã có dịp nói đến ở trên đó là mức độ hiểu biết về dịch vụ chăm sóc sức khoẻ giữa ng−ời cung và ng−ời cầu rất khác nhau. Ng−ời cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ hiểu biết rất nhiều về loại dịch vụ này trong khi đó, ng−ời sử dụng (ng−ời cầu) thì lại biết rất ít. Đặc tính này gọi
là “Thông tin bất đối”.
Theo lý thuyết, một trong những yếu tố quan trọng để trị tr−ờng có thể trở nên hoàn hảo là ng−ời tiêu dùng phải có đầy đủ thông tin về sản phẩm không chỉ về giá thành mà còn cả về hiệu quả và sự thích hợp với quyết định cho việc sử dụng theo −a thích của họ. Nh−ng ở thị tr−ờng chúng ta đang bàn đến, thông tin về chăm sóc sức khoẻ ít khi đầy đủ, mất cân đối giữa ng−ời cung ứng và ng−ời sử dụng, trong đó ng−ời cung ứng hành động nh− là đại diện của ng−ời sử dụng với tất cả khả năng lạm dụng sử dụng. T− cách đại diện này khiến cho mối quan hệ cung cầu không còn độc lập nữa. Cũng còn có những vấn đề liên quan đến “ng−ời tiêu thụ hợp lý” rằng họ có đ−a ra sự lựa chọn xuất phát từ cá nhân họ không hay bị ảnh h−ởng bởi xã hội? Sự lựa chọn này có phù hợp với họ không? Họ có tìm cách tối đa hoá lợi ích của mình không?
Đặc tính thứ hai là tính “không l−ờng tr−ớc đ−ợc”. “Không l−ờng tr−ớc đ−ợc” có thể thấy ở mọi nơi, mọi lúc. Ng−ời ta không biết đ−ợc lúc nào thì bị gẫy chân, bị viêm ruột thừa, tai nạn ô tô, hay nhồi máu cơ tim. Vì thế, nhiều khi việc sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe đ−ợc quyết định một cách đột ngột và hoàn toàn ngẫu nhiên. Đôi khi lại xuất phát từ sự quan tâm của bệnh nhân về khả năng mắc một bệnh nào đó, chẳng hạn: “Tôi có bị ung th− không, th−a bác sĩ?”, “Bác sĩ có thể nói giúp tôi vì sao mà tôi thấy rất mệt?”. Chăm sóc sức khoẻ là loại “cần” phụ thuộc: Cái mà ng−ời ta cần không phải là chăm sóc sức khoẻ mà là sức khoẻ, nh−ng ng−ời ta không thể biết tr−ớc đ−ợc lúc nào ng−ời ta
mạnh khoẻ và lúc nào bệnh tật ập đến ng−ời ta. Do đó “cần” về chăm sóc sức khoẻ là cái không chắc chắn, không đoán tr−ớc đ−ợc và khi nó xảy ra thì nó đắt đỏ đến mức có thể làm cho ng−ời ta phá sản. Đó là lý do khiến cho ng−ời ta phải tìm ra ph−ơng thức tài chính tốt nhất cho chăm sóc sức khoẻ.
Không chỉ bệnh nhân-ng−ời sử dụng dịch vụ mà cả phía ng−ời cung ứng cũng phải đối đầu với sự “không l−ờng tr−ớc đ−ợc”. Không phải bao giờ một bệnh cũng có các triệu chứng giống nhau ở tất cả mọi bệnh nhân. Việc áp dụng cùng một phác đồ điều trị cho những bệnh nhân có bệnh giống nhau không chắc sẽ đem lại kết quả nh− nhau. Hơn nữa là thông tin để các thầy thuốc lựa chọn lại thay đổi rất nhanh mà nhiều khi sự thay đổi này lại không hoặc ít có chứng cứ khoa học.
Một điểm nữa làm cho thị tr−ờng chăm sóc sức khoẻ khác với các thị tr−ờng khác là “tính ngoại biên”. Đôi khi ng−ời ta dùng từ “hàng hoá công
cộng”thay cho từ “tính ngoại biên”. Thuật ngữ “ngoại biên” ở đây dùng để chỉ
những tác dụng gây ra bởi ng−ời sử dụng hàng hoá/dịch vụ đối với những ng−ời không mua/sử dụng hàng hoá/dịch vụ đó. Tính ngoại biên có cả mặt d−ơng tính và âm tính và bao hàm cả ý lợi ích và chi phí. Một ví dụ điển hình về tính ngoại biên là đối với bệnh nhân mắc các bệnh nhiễm trùng. Khi một ng−ời mắc bệnh sởi hay cúm thì không chỉ họ mắc mà họ còn có nguy cơ truyền bệnh cho ng−ời thân, bạn bè, hàng xóm,... Khi họ điều trị khỏi các bệnh này thì không chỉ có bản thân họ mà những ng−ời xung quanh họ cũng đ−ợc h−ởng ích lợi đó, vì khả năng mắc bệnh của những ng−ời lành sẽ giảm đi.
Nhiều hoạt động y tế ít hoặc không mang tính ngoại biên nh−ng nếu phân tích theo khía cạnh xã hội thì rất nhiều các hoạt động liên quan đến y tế mang tính ngoại biên mà thực tế thì lại ít khi đ−ợc biết đến, ví dụ việc làm sạch cống rãnh, việc ngủ màn, tiêm chủng phòng các bệnh truyền nhiễm,... Có những việc làm của cá nhân nh−ng lại mang tính ngoại biên âm tính rất lớn, ví dụ nh− một ng−ời dùng thuốc kháng sinh không đúng sẽ làm tăng khả năng kháng kháng sinh của các chủng vi khuẩn và khi các chủng này kháng thuốc thì không chỉ kháng đối với bản thân ng−ời dùng thuốc mà đối với cả cộng đồng.
Với những ý nêu trên, có nhiều tài liệu nói đến sự thất bại hay tính không hoàn hảo của thị tr−ờng chăm sóc sức khoẻ. Điều đó có nghĩa là ngay cả khi chúng ta sống trong nền kinh tế thị tr−ờng, tuân theo qui luật “cung - cầu” thì dịch vụ chăm sóc sức khoẻ không phải lúc nào cũng mang tính hàng hoá sòng phẳng: có tiền thì mới mua đuợc. Bất kể Nhà n−ớc nào cũng luôn phải quan tâm đến loại hàng hoá đặc biệt này và tìm cách sử dụng nguồn lực của quốc gia, của ngành y tế cho hữu hiệu nhất. Không chỉ cứ chi phí nhiều là sức khoẻ sẽ tăng mà ngoài yếu tố nguồn lực còn yếu tố tổ chức hệ thống y tế, còn vấn đề phân bổ nguồn lực (chi bao nhiêu cho điều trị, cho dự phòng, cho vùng nghèo, vùng xa, vùng thành thị, nông thôn,...). Chúng ta sẽ tìm hiểu sâu về các hệ thống y tế trong bài “Tài chính y tế”.
tự l−ợng giá
1. Trình bày khái niệm: Chi phí cơ hội, Kinh tế học vĩ mô, Kinh tế học vi mô, Kinh tế học chuẩn tắc, Kinh tế học thực chứng. Cho ví dụ?
2. Ba câu hỏi của Kinh tế học là gì? Cho ví dụ?
3. Giả sử bạn sống một mình trên một hòn đảo, những vấn đề nào bạn không cần phải giải quyết trong ba vấn đề “sản xuất cái gì”, “sản xuất nh− thế nào” và “sản xuất cho ai”. Bạn hãy cho một ví dụ về cách giải quyết các vấn đề trong gia đình của bạn?
4. Cân bằng thị tr−ờng là gì?
5. Nêu ảnh h−ởng của một số yếu tố kinh tế vĩ mô: Thu nhập bình quân đầu ng−ời, tổng chi cho y tế, tỷ lệ chi phí công cho y tế đối với sức khoẻ?
6. Những yếu tố nào quyết định sự lựa chọn dịch vụ chăm sóc sức khoẻ của ng−ời dân?