Mục tiêu học tập
Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng: 1. Trình bày các khái niệm cơ bản về chi phí. 2. Trình bày các b−ớc tính chi phí.
3. Giải thích vai trò của phân tích chi phí.
4. Trình bày cách tính chi phí cho một tr−ờng hợp mắc bệnh và cho một
ch−ơng trình chăm sóc sức khỏe.
1. Mở đầu
Nguồn lực nói chung và nguồn lực cho y tế luôn hạn hẹp, ngoài việc xây dựng mô hình cho phân bổ nguồn lực, các nhà kinh tế ứng dụng đã tiêu tốn rất nhiều thời gian vào làm thế nào để đo l−ờng việc sử dụng các nguồn lực. Thu thập và phân tích các số liệu về chi phí của một ch−ơng trình chăm sóc sức khỏe ban đầu hay một dịch vụ y tế nào đó sẽ cung cấp những thông tin có giá trị cho các nhà kế hoạch, các nhà hoạch định chính sách và các nhà nghiên cứu để đạt đ−ợc các mục đích sau:
− Lập kế hoạch kinh phí (việc lập kế hoạch kinh phí sẽ quan tâm nhiều hơn đến các nguồn kinh phí sẵn có khác nhau) thực sự cần thiết để tiếp tục triển khai ch−ơng trình hay hoạt động chăm sóc sức khỏe đặc biệt là ở các n−ớc nghèo.
− Đánh giá việc sử dụng nhân sự, hiệu quả của việc sử dụng các nguồn lực khác nhau trong triển khai ch−ơng trình hoặc trong cung cấp dịch vụ y tế bằng cách sử dụng các ph−ơng pháp đánh giá phân tích chi phí hiệu quả, phân tích chi phí lợi ích để xem xét hiệu quả của các can thiệp y tế khác nhau.
Để xét đoán đúng đắn về hiệu quả của việc sử dụng nguồn lực, các nhà kinh tế cần đo l−ờng chi phí để sản xuất ra sản phẩm và những lợi ích nhận đ−ợc từ những sản phẩm đó. Bài này sẽ đề cập đến các khái niệm về chi phí, cách đo l−ờng các chi phí và sử dụng những thông tin về chi phí trong công tác quản lý.
Khi lập kế hoạch cho triển khai phân tích chi phí cho một hoạt động nào đó, cần phải suy xét và trả lời các câu hỏi sau đây:
Phân tích chi phí: Những câu hỏi mấu chốt