2. Các khái niệm chung về chi phí
2.1. Chi phí là gì? Chi phí của một loại hàng hóa, dịch vụ là trị giá của nguồn lực đ−ợc sử dụng để sản xuất ra hàng hoá, dịch vụ đó.
nguồn lực đ−ợc sử dụng để sản xuất ra hàng hoá, dịch vụ đó.
Khi nói đến chi phí cho sản xuất ra một loại hàng hóa hoặc dịch vụ nào đó, ng−ời ta th−ờng nghĩ đến số tiền phải chi trả cho các nguồn lực đ−ợc sử dụng để sản xuất ra các hàng hóa hoặc dịch vụ đó mà không nghĩ rằng cần có cách nhìn rộng hơn đối với chi phí để sản xuất ra hàng hóa hoặc dịch vụ đó và cách nhìn nhận này sẽ có ích trong nhiều tr−ờng hợp. Nh− vậy cũng nh− trong các lĩnh vực khác, trong chăm sóc sức khỏe, chi phí để tạo ra một dịch vụ y tế cụ thể hoặc một loạt các dịch vụ y tế là giá trị của nguồn lực đ−ợc sử dụng để tạo ra các dịch vụ y tế đó (ví dụ chi phí cho một ch−ơng trình y tế là nguồn lực đ−ợc sử dụng để phát triển và thực hiện ch−ơng trình y tế đó).
Tính chi phí:
Để cho cái gì? Mức độ nào? Chi phí cho ai?
Nguồn thông tin nào? Ph−ơng pháp nào?
Thời gian nào: có tính đến lạm phát không, ảnh h−ởng ngắn hạn và dài hạn là gì?
Để thuận tiện và cũng để có thể so sánh đ−ợc, các chi phí th−ờng đ−ợc thể hiện d−ới dạng tiền tệ, số tiền tệ đó có thể thể hiện nguồn lực thực đ−ợc sử dụng. Tuy vậy điều này không nên đ−ợc hiểu lầm rằng số tiền đó luôn thể hiện nguồn lực thực đ−ợc sử dụng. Ví dụ: Ch−ơng trình phòng chống tiêu chảy cần những nguồn lực sau: Nhân sự, tiền, từ các nguồn hỗ trợ bên ngoài và từ thông tin đại chúng. Nh− vậy, nếu chỉ xem xét đến tiền để thực hiện ch−ơng trình phòng tiêu chảy thì các nguồn lực khác dùng cho ch−ơng trình đã bị bỏ sót.
Chi phí có phải là giá mua bán ở thị tr−ờng không? Chi phí không có nghĩa là giá bởi vì giá chỉ phản ánh sự trao đổi (tỷ lệ trao đổi) ở thị tr−ờng mà thôi. Chúng ta hiểu rằng mọi hàng hóa hoặc dịch vụ đều có giá trị trong đó giá của nhiều hàng hóa hoặc dịch vụ có thể không phản ánh đủ giá trị của nó. Trong các ch−ơng trình chăm sóc sức khỏe, không có gì khó khăn khi xác định các nguồn lực đầu vào mà không phải chi trả hoặc trả rất ít tiền ví dụ nh− các tình nguyện viên, các ch−ơng trình thông tin đại chúng hoặc vác-xin hoặc các thuốc đ−ợc viện trợ mà phải trả phí thấp. Một số hoạt động có chi phí nh−ng lại không có giá và cũng không định đ−ợc giá trị ở thị tr−ờng trong khi đó một số hoạt động khác lại có giá ở thị tr−ờng nh−ng lại không phản ánh nguồn lực thực đối với xã hội của hoạt động đó. Chi phí cũng không có nghĩa là chi tiêu, bởi vì chi tiêu chỉ là tiền đ−ợc sử dụng để mua hàng hóa hoặc dịch vụ.
Đại đa số chúng ta đều nghĩ rằng giá cả là một chỉ số tốt để đo l−ờng giá trị của hàng hoá và dịch vụ. Trong thực tế có rất nhiều nguồn lực đ−ợc sử dụng trong các can thiệp y tế mà không có giá rõ ràng nh− công việc của các tình nguyện viên, các hàng viện trợ, các thông điệp về chăm sóc sức khỏe trên các ph−ơng tiện thông tin đại chúng và nh− vậy chúng ta không thể nói rằng các nguồn lực đó không có chi phí. Do vậy, khi ra quyết định thì cần phải xem xét liệu có nên đ−a cả những nguồn lực mà chúng ta không cần phải chi trả không. Nếu chỉ để xác định nguồn kinh phí đ−ợc phân bổ đã đ−ợc sử dụng nh− thế nào thì có thể bỏ qua những nguồn lực mà ta không phải chi trả nh−ng nếu xem xét đến khả năng bền vững của ch−ơng trình mà bạn đang triển khai thì cần phải xem xét đến chi phí của tất cả các nguồn lực.
Nh− vậy, chi phí kinh tế là giá trị của tất cả các nguồn lực (kế
toán và phi kế toán).
Xuất phát từ khái niệm về sự khan hiếm của nguồn lực, các nhà kinh tế cho rằng chi phí cho một hoạt động là mất đi cơ hội sử dụng những nguồn lực đó cho những hoạt động t−ơng đ−ơng khác. Ví dụ: xây một bệnh viện chuyên khoa thì mất đi cơ hội để xây một tr−ờng học. Hoặc những ng−ời làm công tác tình nguyện trong các ch−ơng trình phòng bệnh khi làm công tác xã hội sẽ mất đi cơ hội kiếm tiền bằng các công việc khác mà đem lại lợi nhuận cho bản thân họ hoặc mất đi cơ hội chăm sóc gia đình họ. Từ sự nhìn nhận đó, các nhà kinh tế đã đ−a ra khái niệm về chi phí cơ hội của một hoạt động và chi phí cơ hội có thể đ−ợc định nghĩa nh− sau:
Chi phí cơ hội của một hoạt động là thu nhập mất đi do sử dụng nguồn lực cho hoạt động này hơn là cho hoạt động khác.
Với quan niệm này, chi phí cơ hội có nghĩa là một hoạt động t−ơng đ−ơng có thể xảy ra nếu nh− hoạt động đã đ−ợc lựa chọn không đ−ợc thực hiện tr−ớc. Ví dụ: chi phí cơ hội cho đào tạo một bác sĩ có thể là để đào tạo hai y tá; chi phí cơ hội để mở một phòng khám đa khoa khu vực có thể là để xây ba trạm y tế xã; chi phí cơ hội của thời gian các tình nguyện viên làm cho một ch−ơng trình chăm sóc sức khỏe là lợi ích họ có thể đạt đ−ợc nếu họ dành thời gian đó làm công việc đồng áng hoặc công việc khác.
Trong phân tích chi phí, chi phí cơ hội cũng không thể thay thế đ−ợc chi phí kế toán, nh−ng việc đ−a chi phí cơ hội vào phân tích sẽ đ−a thêm những thông tin rất hữu ích cho việc ra quyết định.