Chi phí cố định và chi phí biến đổi (Hình 2.1)

Một phần của tài liệu kinh tế y tế và bảo hiểm y tế (Trang 34 - 35)

2. Các khái niệm chung về chi phí

2.3. Chi phí cố định và chi phí biến đổi (Hình 2.1)

Theo qui định chung, chi phí cố định là chi phí mà trong khoảng ngắn hạn không phụ thuộc vào số l−ợng sản phẩm đ−ợc tạo ra, là các chi phí cần cho thiết lập một hoạt động sản xuất nào đó. Ví dụ: Trong ch−ơng trình tiêm chủng, một trong những chi phí không thay đổi theo số l−ợng mũi tiêm là chi phí cho nhân sự. Giả sử tại một trạm y tế xã, một y tá thực hiện nhiệm vụ tiêm chủng và theo dự kiến 1 ngày y tá đó có thể tiêm đ−ợc 100 cháu, vậy nếu y tá đó tiêm 30 hay 40 hay 70 cháu thì số y tá đó vẫn không thay đổi hay nói cách khác không có sự thay đổi về chi phí cho nhân sự. Nếu số trẻ đến tiêm chủng lớn hơn 100 trẻ thì cần phải cần thêm 1 y tá nữa và nh− vậy có sự thay đổi về chi phí cố định.

Chi phí biến đổi là các chi phí thay đổi trực tiếp theo số l−ợng sản phẩm. Ví dụ: cũng trong ch−ơng trình tiêm chủng, chi phí cho vaccin là một trong những chi phí biến đổi. Chi phí này thay đổi số l−ợng mũi tiêm, nhiều cháu đến tiêm chi phí cho vaccin lớn và ít cháu đến tiêm, chi phí cho vaccin sẽ giảm đi và chi phi này sẽ bằng “0” nếu không có cháu nào đến tiêm chủng. Nh− vậy chi phí biến đổi là hàm số của số l−ợng sản phẩm đ−ợc tạo ra.

Chúng ta cũng nên hiểu rằng trong khoảng dài hạn, tất cả các chi phí sẽ có thể bị thay đổi và chi phí cố định th−ờng đ−ợc định nghĩa trong mối quan hệ với khoảng thời gian đ−ợc xem xét (ví dụ trong một năm tài chính).

Tổng chi phí Chi phí

Chi phí biến đổi

Chi phí cố định

Số l−ợng sản phẩm

Hình 2.1. Chi phí cố định, chi phí biến đổi, tổng chi phí

Khái niệm về chi phí cố định và chi phí biến đổi cho thấy chi phí và sản phảm có mối quan hệ cơ học với nhau. Mối quan hệ này đ−ợc gọi là quan hệ giữa đầu vào và đầu ra hay còn đ−ợc đặt cho thuật ngữ là hàm sản xuất. Ngoài mối

theo với những đầu vào, đó là mối quan hệ giữa nguồn lực đầu vào và giá cả. Nhìn chung mối quan hệ giữa sản phẩm và chi phí đ−ợc quyết định bởi cả hai thành phần trên.

Trong nghiên cứu về hàng loạt các vấn đề, các nhà kinh tế luôn đặt ra câu hỏi: Chi phí thay đổi nh− thế nào đối với mỗi mức sản phẩm khác nhau? Nguồn lực nào cần để đạt đ−ợc một mức sản phẩm nào đó? Chi phí cho mỗi đơn vị sản phẩm thay đổi nh− thế nào đối với các qui mô sản xuất khác nhau? Một sự thay đổi nhỏ các hoạt động thì nguồn lực thay đổi nh− thế nào?

Một phần của tài liệu kinh tế y tế và bảo hiểm y tế (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)