Tổng quan về những thách thức trong quá trình phát triển

Một phần của tài liệu kinh tế y tế và bảo hiểm y tế (Trang 79 - 80)

- Phục hồi chức năn g Khác

3. Tài chín hy tế Việt Nam

3.1. Tổng quan về những thách thức trong quá trình phát triển

Gần hai thập kỷ nay, Việt Nam đã và đang trải qua một thời kỳ chuyển đổi kinh tế và xã hội quan trọng. Công cuộc “Đổi mới” đã đánh dấu sự chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch tập trung sang nền kinh tế thị tr−ờng theo định h−ớng xã hội chủ nghĩa n−ớc. Nhà n−ớc Việt Nam đã phát triển các qui chế, luật pháp nhằm thực hiện một chính sách mở cửa với tất cả các n−ớc. Những cải cách cơ bản bao gồm việc trở lại kinh tế nông nghiệp gia đình, xoá bỏ sự hạn chế trong các hoạt động t− nhân về th−ơng mại và công nghiệp, hợp lý hoá các doanh nghiệp Nhà n−ớc. Nhìn chung quá trình này (khởi sự từ năm 1986) đ−ợc đánh giá là đã đạt đ−ợc những thành tựu đáng kể trong việc nâng cao toàn diện đời sống của đại đa số ng−ời Việt Nam. Tăng tr−ởng bình quân tổng thu nhập quốc gia trên đầu ng−ời dân đạt hơn 6% hàng năm trong hơn một thập kỷ qua. Việt Nam từ một n−ớc nhập khẩu gạo trở thành n−ớc xuất khẩu gạo lớn thứ hai trên thế giới. Một trong những thành tựu nổi bật là Việt Nam đã giảm tỷ lệ đói nghèo từ 70% trong những năm 1980 xuống còn 36% trong năm 2001, theo số liệu tính toán sử dụng ng−ỡng đói nghèo so sánh quốc tế của Ngân hàng Thế giới.

Mặc dù vậy, Việt Nam vẫn là một n−ớc nghèo, theo tài liệu thảo luận số 2 của các tổ chức liên hiệp quốc tại Việt Nam, tháng 6 năm 2003: Thu nhập bình quân đầu ng−ời trong năm 2000 là 400 USD; có đến 28 triệu ng−ời mà thu nhập của họ vẫn không đủ để đảm bảo một cuộc sống ổn định. Nhiều ng−ời vẫn sống ở mức cận ngèo và nguy cơ bị kéo trở lại đói nghèo vẫn rất cao. 48% dân số vẫn còn ch−a có n−ớc sạch và an toàn để sử dụng; tỷ lệ này tăng đến 56% ở khu vực nông thôn. Trong năm 1999, 33% trẻ em d−ới 5 tuổi có cân nặng nhẹ hơn so với tuổi. Sự cách biệt về mức sống giữa thành thị và nông thôn ngày càng tăng. Các dân tôc ít ng−ời sống ở vùng núi cao và vùng sâu, vùng xa chịu tác động và h−ởng lợi rất ít từ tiến trình phát triển. Sự chênh lệch đang tăng nhanh, mức độ khác biệt về phân phối thu nhập giữa nhóm ng−ời giàu nhất và nghèo nhất đã tăng từ 4,9 trong năm 1992 lên 8,9 trong năm 1999.

Rất nhiều việc sẽ cần phải làm để củng cố, duy trì và tiếp tục phát triển trên cơ sở những thành tựu đã đạt đ−ợc. Nh−ng Việt Nam vẫn phải đối mặt với những thách thức không nhỏ. Nh− đã đ−ợc đề cập trong chiến l−ợc phát triển kinh tế, xã hội 10 năm của Việt Nam (từ 2001 đến 2010), để lấy lại nhịp độ tiếp tục đi lên của công cuộc đổi mới, đầu t− và tăng tr−ởng kinh tế là rất quan trọng trong thập kỷ tiếp theo. Tuy nhiên, thách thức cơ bản vẫn là làm sao để các khu vực, các tỉnh, các tầng lớp dân c−, các dân tộc ít ng−ời đều có cơ hội tham gia và h−ởng lợi từ tiến trình phát triển và để đất n−ớc đạt đ−ợc sự công bằng cao trong phát triển con ng−ời. Bên cạnh sự cải cách kinh tế vĩ mô phù hợp, cần phải có một công cuộc cải cách hành chính Nhà n−ớc, trong đó vấn đề nổi cộm là chi trả cho các dịch vụ công. L−ơng cho ng−ời cung cấp dịch vụ công còn quá thấp so với chi tiêu trung bình hàng tháng của hộ gia đình, dẫn đến việc cung cấp dịch vụ với chất l−ợng kém, và nhiều hiện t−ợng tiêu cực là điều hầu nh− không thể tránh. Hơn thế, cần phải củng cố pháp luật Nhà n−ớc, cải thiện các biện pháp bảo trợ xã hội và tăng c−ờng sự tham gia của các tầng lớp xã hội.

Một phần của tài liệu kinh tế y tế và bảo hiểm y tế (Trang 79 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)