Vai trò của du lịch sinh thái trong thúc đẩy đầu tư

Một phần của tài liệu Luận văn Du lịch sinh thái- bí quyết để phát triển bền vững (Trang 25 - 27)

Trong quá trình hoạt động, DLST đòi hỏi số lượng lớn vật tư, hàng hoá

đa dạng, chất lượng cao. DLST là lĩnh vực đầu tư vốn ít và thu lợi nhuận cao. Do đó, thu hút nhiều nhà đầu tư kinh doanh du lịch, dịch vụ. Ngoài ra, DLST góp phần huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong nhân dân vào vòng chu chuyển. Khách du lịch mang tiền tư nơi khác đến tiêu dùng ở khu du lịch góp phần

làm sống động kinh tế của vùng và đất nước. Thông qua lĩnh vực lưu thông

mà DLST có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của nhiều ngành kinh tế như: công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ… Do đó, cần phải có sự đầu tư đáng

Phát triển DLST có khả năng thu hồi tiền tệ. Đối với những nơi xađiều

kiện kinh tế chậm phát triển thì phát triển DLST là con đường đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội nâng cao đời sống nhân dân. Trong tình hình khả năng có hạn, thông qua phát triển DLST để thu hồi tiền tệ là biện pháp ổn định lượng lưu thông tiền tệ, ổn định giá cả. Khối lượng tiền tệ mà du lịch

mang vào và tiêu thụ tại vùng du lịch và những khoản thuế, lệ phí khác đã tạo

thuận lợi cho chính quyền địa phương có thêm nguồn vốn để đầu tư phát triển như: Đầu tư cơ sở hạ tầng, mạng lưới thông tin liên lạc, các dịch vụ phục vụ

khách du lịch và đầu tư phát triển các ngành kinh tế khác như: Thủ công mỹ

nghệ, công nghiệp và nông nghiệp…

Trong lĩnh vực kinh doanh, phát triển DLST là một cơ hội cho các nhà

đầu tư thu lợi nhuận cao thông qua việc cung ứng những hàng hoá và dịch vụ

phục vụ nhu cầu khách du lịch. Do đó, phát triển DLST sẽ tăng cường thúc đẩy các thành phần kinh tế đầu tư. Bên cạnh đó, DLST góp phần định hướng

cho sự phát triển của các ngành kinh tế trên các mặt: Số lượng, chủng loại,

chất lượng, sản phẩm và chuyên môn hoá trong sản xuất.

Sự sẵn sàng đón khách ở địa phương không chỉ thể hiện ở chỗ: Những nơi có tài nguyên du lịch mà bên cạnh chúng cần phải có cơ sở vật chất, kỹ

thuật. Việc khai thác có hiệu quả tài nguyên du lịch là phải đầu tư xây dựng đường sá, mạng lưới thương mại, bưu điện…qua đó kích thích sự phát triển tương ứng của các ngành kinh tế có liên quan như: kiến trúc, cảnh quan, môi trường, y tế, giáo dục đào tạo, xây dựng nông nghiệp, công nghiệp, vận

tải…Ngoài ra, đánh thức một số ngành, nghề sản xuất thủ công truyền thống.

Phát triển DLST trên cơ sở mang lại lợi ích kinh tế cho nhà đầu tư và

cho xã hội. Do đó, việc đầu tư phát triển các ngành phải trên cơ sở thị hiếu

tiêu dùng đa dạng của khách du lịch, cung - cầu của thị trường du lịch.

Trong thời gian qua, việc tích cực đẩy mạnh hợp tác và chủ động hội

các tổ chức, thành phần kinh tế trong và ngoài nước….Tính từ năm 2001 đến năm 2007 đã thu hút vốn đầu tư FDI với tổng số vốn trên 4 tỷ USD với 182

dự án; Riêng năm 2007 thu hút 35 dự án với vốn đầu tư 1,800 tỷ USD. Đầu tư

hạ tầng du lịch giai đoạn 2001 đến 2007 đạt 3.316 tỷ đồng.

Một phần của tài liệu Luận văn Du lịch sinh thái- bí quyết để phát triển bền vững (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)