Kinh nghiệm phát triển du lịch sinh thái ở tỉnh Tiền Giang

Một phần của tài liệu Luận văn Du lịch sinh thái- bí quyết để phát triển bền vững (Trang 39 - 43)

Tiền Giang là tỉnh thuộc châu thổ Đồng bằng sông Cửu long

(ĐBSCL), được Thủ tướng Chính phủ quyết định là tỉnh thuộc vùng kinh tế

trọng điểm phía Nam, nằm trong tam giác tăng trưởng du lịch thành phố Hồ

Chí Minh - Cần Thơ - Kiên Giang (Phú Quốc) và tam giác tăng trưởng kinh tế

thành phố Hồ Chí Minh - Biên Hoà - Vũng Tàu.

Tài nguyên du lịch Tiền Giang tương đối phong phú. Một số nơi được

khai thác cho hoạt động du lịch, nhất là tài nguyên thiên nhiên dọc Sông Tiền

và các di tích lịch sử xếp hạng đã thật sự cuốn hút du khách. Tài nguyên DLST ở Tiền Giang nổi lên với những tiểu vùng sinh thái đặc trưng: Khu vực Đồng Tháp Mười, khu rừng tràm với nhiều sinh vật cư trú và sinh sống như

vừa là nguồn tài nguyên DLST. Khu vực Gò Công sình lầy ngập mặn với

nhiều loại thuỷ, hải sản phong phú được tạo nên bởi sự tiếp giáp thuỷ lưu giữa

hai dòng nước chủ yếu là mặn, ngọt đan xen với môi trường sinh thái ít bị ảnh hưởng bởi những tác động của con người, thảm thực vật phong phú. Ngoài ra, còn có hàng trăm loại đặc sản và hàng ngàn loài cá tôm, tiềm ẩn nhiều nguồn lợi chưa khai phá là đối tượng tham quan nghiên cứu của khách DLST. Tài nguyên

nhân văn của Tiền giang cũng khá phong phú với 11 di tích được Nhà nước xếp

hạng, 17 lễ hội lớn nhỏ hàng năm của tỉnh, các loại hình ca nhạc tài tử, cải lương, các làng nghề truyền thống cũng là những điểm hấp dẫn khách du lịch.

Với tài nguyên đa dạng và phong phú, Tiền Giang tổ chức được nhiều

loại hình DLST như: thăm quan miệt vườn, di tích lịch sử văn hoá, du lịch

làng quê, sinh hoạt văn hoá truyền thống, hội nghị hội thảo chuyên đề và thâm nhập tìm hiểu đời sống sinh hoạt hàng ngày của người dân Tiền Giang. Các chương trình du lịch được gắn liền với những sản phẩm du lịch tiêu biểu của

cụm: DLST - văn hoá - tham quan - nghiên cứu chuyên đề - du lịch thể thao

và nghỉ dưỡng. Đó không chỉ là những nỗ lực nhằm khai thác các yếu tố sẵn có để thu hút khách mà còn là trách nhiệm giữ gìn, giới thiệu bản sắc văn hoá

dân tộc cho du khách.

Tốc độ gia tăng khách du lịch và thu nhập du lịch Tiền Giang tương đối

cao, tốc độ tăng trưởng khách bình quân trong 5 năm gần đây là 13,85% trong

đó khách quốc tế tăng trưởng khoảng 20%. Năm 2000 chỉ đón có 250.250 lượt khách thì đến năm 2005 là 877.000 lượt khách. Doanh thu từ hoạt động

du lịch tăng bình quân 15,53% trong giai đoạn 2000-2005, dự kiến tăng 17%

trong giai đoạn 2005-2010.

Để DLST Tiền Giang phát triển và đạt được những kết quả trên thì ngành du lịch đã thực hiện các biện pháp:

- Xã hội hoá hoạt động du lịch, thực hiện mối liên kết giữa ngành du lịch và nhân dân (điển hình tại khu du lịch Thới sơn) hoạt động này mang lại

nhiều lợi ích từ du lịch cho người dân địa phương, đồng thời khai thác hợp lý

các sản phẩm du lịch tại địa phương. Mô hình này được khái quát trong mối

quan hệ giữa công ty Du lịch - các điểm tham quan - đội chèo đò, đò máy du lịch - các đội ca nhạc tài tử- các hộ bán hàng - tổ an ninh trật tự.

- Tăng cường đầu tư cho kết cấu hạ tầng, tôn tạo các di tích lịch sử -

văn hóa, phát triển tài nguyên nhân văn, các dịch vụ du lịch kèm theo, chú trọng xây dựng hệ thống an ninh du lịch. Đa dạng hoá các loại hình du lịch,

xây dựng hệ thống tổ chức xã hội về du lịch, nâng cao hiệu quả hoạt động của

các tổ chức xã hội trong hoạt động du lịch cộng đồng và du lịch chính thức, đa dạng hoá về các hình thức đào tạo nguồn nhân lực cho du lịch, xã hội hoá đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật.

- Tăng cường vai trò quản lý nhà nước về hoạt động du lịch, quy hoạch, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng được quan tâm sát sao. Xây dựng chiến lược

phát triển DLST trong dài hạn.

- Từ vị trí và điều kiện thuận lợi của mình, Tiền Giang tranh thủ đầu tư

và khai thác hợp lý các tiềm năng du lịch của tỉnh, phối hợp nối tuyến với các

tỉnh trong khu vực nhất là các tỉnh lân cận và với thành phố Hồ Chí Minh; đồng thời, đa dạng hoá sản phẩm du lịch, tận dụng lợi thế so sánh, phát triển

du lịch của tỉnh Tiền Giang nói riêng và của ĐBSCL nói chung.

Bài học kinh nghiệm:Nghiên cứu về sự phát triển DLST của một số địa phương nhận thấy để phát triển loại hình du lịch này một cách hiệu quả và bền vững cần chú trọng những điểm sau đây:

- Coi trọng công tác quy hoạch cho phát triển DLST, nâng cao nhận

thức ý nghĩa và tầm quan trọng khi phát triển loại hình DLST từ đó dành sự ưu tiên đầu tư cả về cơ chế, chính sách và hạ tầng kỹ thuật, cơ sở vật chất cho

phát triển DLST. Phối hợp chặt chẽ giữa ngành hữu quan để tổ chức và quản

lý các hoạt động, tạo ra những chiến lược và sản phẩm du lịch tốt, có chất lượng cao; khai thác hiệu quả, đồng bộ tài nguyên du lịch, chú ý khai thác tài nguyên DLST có thế mạnh thu hút khách du lịch.

- Có chính sách, cơ chế khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào phát triển DLST, đặc biệt chú trọng khuyến khích cộng đồng địa phương tham gia và chia xẻ lợi ích với cộng đồng, gắn quyền lợi với nghĩa

vụ. Phát triển DLST gắn với bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường sinh

thái, phát huy bản sắc văn hóa địa phương.

- Liên kết trong hoạt động DLST giữa các vùng các địa phương nhằm

nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm DLST. Kết hợp DLST với các loại

hình du lịch khác tạo ra sự hấp dẫn thu hút khách du lịch. Đẩy mạnh công tác

tuyền truyền quảng bá xúc tiến du lịch, đào tạo nguồn nhân lực có trình độ

Chương 2

Một phần của tài liệu Luận văn Du lịch sinh thái- bí quyết để phát triển bền vững (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)