- Du lịch sinh thái có vai trò thúc đẩy đào tạo con người phục vụ nhu
cầu phát triển.
Nhu cầu lao động trong ngành DLST và các ngành có liên quan là rất
lớn với nhiều cấp độ chuyên môn khác nhau. Có bộ phận đòi hỏi chuyên môn rất cao như: quản lý, hướng dẫn viên, quản lý tổ chức hoạt động lữ hành…,
nhưng cũng có những bộ phận trình độ chuyên môn ở cấp thấp hơn như: nhân viên khách sạn, nhà hàng, làm tạp vụ…Chính tính đa dạng phong phú về
chủng loại và đông về số lượng đòi hỏi việc đào tạo cán bộ, nhân viên cho ngành du lịch phải được coi trọng cả về chất lượng, cơ cấu và qui mô. Phát triển DLST đòi hỏi phải có hệ thống giáo dục đồng bộ, đa dạng.
Mục tiêu của DLST là phát triển du lịch bền vững. Do đó, con người là yếu tố quyết định cho sự phát triển đó. Vì vậy, giáo dục,đào tạo được đặc biệt quan tâm. Đào tạo những người có tay nghề về quản lý, phân tích đánh giá tài
nguyên, hoạch định chiến lược và thực hiện chiến lược phát triển du lịch… Phát triển DLST không nằm ngoài mục tiêu vì con người. Đào tạo lao động
có chất lượng cao phục vụ cho nhu cầu phát triển DLST, ngoài ra còn phục vụ
cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
- Du lịch sinh thái có vai trò nâng cao trình độ dân trí.
Khách DLST có trình độ cao, do đó người lao động phục vụ và người
dân địa phương phải được đào tạo nâng cao trình độ. Đây là yêu cầu, yếu tố
không thể thiếu. Trình độ dân trí cao tạo ra cho mỗi người có ý thức bảo vệ tài
nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái, công trình văn hoá, tài nguyên du
lịch, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; nâng cao phong cách ứng sử lịch
sự hòa nhã với khách, thể hiện rõ bản sắc dân tộc, tạo ra cho khu DLST có tính chất đặc thù thu hút lượng khách du lịch.
Du khách đến địa điểm du lịch ngoài tham quan cảnh quan thiên nhiên họ còn giao lưu văn hóa học hỏi lẫn nhau. Sự so sánh các nền văn hóa bổ sung
thêm những yếu tố tích cực của nền văn hóa khác, loại bỏ những yếu tố không
phù hợp của địa phương mình là phần tích cực mang tính giáo dục cao.
Phát triển DLST kéo theo sự phát triển của giáo dục, đào tạo. Giáo dục, đào tạo là yếu tố không thể thiếu trong việc phát triển DLST. Giáo dục, đào
tạo phát triển ở nhiều cấp học và bật học. Hệ thống các trường phổ thông, các trường dạy nghề phát triển mạnh để tạo ra một lượng lao động phục vụ cho
việc phát triển DLST. Cầu về đào tạo được đẩy lên. Do đó việc nâng cao trình
- Du lịch sinh thái có vai trò giữ gìn truyền thống, bản sắc dân tộc.
Đây là một trong những nguyên tắc quan trọng của hoạt động DLST.
Bởi các giá trị nhân văn là một bộ phận hữu cơ không thể tách rời giá trị môi trường tự nhiên đối với một hệ sinh thái ở một nơi cụ thể. Mối quan hệ giữa
DLST với văn hoá là một mối quan hệ có tính tất yếu khách quan. Tính tất
yếu khách quan trước hết bắt nguồn từ mối quan hệ nội tại. DLST là một hoạt động văn hoá. Hơn thế nữa mục tiêu cuối cùng của DLST là sự phát hiện, tiếp
nhận và nâng cao giá trị văn hoá. Bởi thế, khách DLST ngoài nhu cầu muốn thưởng thức không khí trong lành, tìm hiểu, khám phá thiên nhiên hoang dã họ còn có nhu cầu tìm hiểu nền văn hoá bản địa nơi họ đến thăm. Nền văn hoá càng lâu đời, độc đáo càng thu hút và hấp dẫn du khách. Vì thế, phát triển
DLST phải khôi phục và phát triển các giá trị văn hóa. Như vậy, văn hóa vừa
là yếu tố cung góp phần hình thành yếu tố cầu của thị trường DLST.
Phong tục tập quán, truyền thống văn hóa là một nội dung thúc đẩy
phát triển DLST. Phong tục tập quán là một nét văn hoá riêng của mỗi dân
tộc, mỗi vùng bao gồm: Cách ăn, ở, sinh hoạt, chử viết, cung cách ứng sử,
truyền thống dân tộc, lễ hội truyền thống, công trình văn hoá, di tích lịch
sử…những yếu tố này tạo ra một nét riêng đặc thù cho vùng du lịch.
Khi đi du lịch, du khách muốn được thâm nhập vào các hoạt động văn
hóa và quan hệ với người dân địa phương. Họ khao khác hiểu biết và phát triển nhận thức về nền văn hóa, nghệ thuật, ngành thủ công, tập quán của các
dân tộc khác, những địa phương khác. Nhưng đồng thời, vẫn phải chú ý để đảm bảo rằng du khách sẽ không gây nguy hại cho những thứ mà họ đến tham quan, thưởng thức hoặc tìm hiểu. Ngoài ra, mọi người còn có điều kiện tiếp
xúc với nhau, gần gũi nhau hơn. Những đức tính tốt đẹp như giúp đỡ, chân
xích lại gần nhau hơn. Như vậy, thông qua DLST mọi người hiểu nhau hơn, tăng thêm tình đoàn kết cộng đồng.
Những chuyến du lịch, tham quan tại các di tích lịch sử, các công trình
văn hóa có tác dụng giáo dục tinh thần yêu nước, khơi dậy lòng tự hào dân tộc. Khi tiếp xúc với các thành tựu văn hóa của dân tộc được giải thích cặn kẽ
của các hướng dẫn viên, du khách thực sự cảm nhận được giá trị to lớn của
các di tích. Nhu cầu về nâng cao nhận thức văn hóa trong chuyến du lịch của du khách thúc đẩy các nhà cung ứng chú ý, yểm trợ cho việc khôi phục, duy
trì các di tích, lễ hội, sản phẩm làng nghề. Cũng chính nhờ DLST, cuộc sống
cộng đồng trở nên sôi động hơn, các nền văn hóa có điều kiện hòa nhập làm
cho đời sống văn hóa tinh thần của con người trở nên phong phú hơn.
Phát triển DLST là cơ hội để hiểu biết, học hỏi các phong cách sống và phong tục tập quán của dân tộc khác. Thông qua đó, khuyến khích khôi phục
những nét văn hóa, văn nghệ truyền thống như âm nhạc, các điệu múa, nghi
lễ…của địa phương, nâng lên sự hiểu biết về phong tục tập quán nền văn hoá
của các dân tộc trên thế giới bổ sung làm cho kho tàng văn hoá dân tộc ngày
càng thêm phong phú, đa dạng. Phát triển DLST gắn với với phát huy phong
tục tập quán và truyền thống của dân tộc, thông qua đó duy trì, nâng cao giá trị văn hoá, phát huy giá trị văn hoá truyền thống…để tạo cho DLST thêm đa
dạng nội dung và hình thức, thu hút lượng khách du lịch ngày càng đông.