Nguồn lực xã hộ

Một phần của tài liệu Luận văn Du lịch sinh thái- bí quyết để phát triển bền vững (Trang 113 - 115)

- Vùng III: Thành phố Rạch Giá và Phụ cận

3.2.2.4. Nguồn lực xã hộ

Đẩy mạnh công tác giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng các cấp học, bậc học. Nâng cao trình độ mọi mặt cho người dân nhất là trong vùng du lịch. Đào tạo nghề gắn với việc làm, giải quyết tình trạng thất nghiệp, xóa đói giảm

nghèo và hạn chế tệ nạn xã hội; đồng thời đáp ứng nhu cầu chuyển dịch cơ

cấu lao động, rút ngắn thu nhập giữa nông thôn và thành thị, giải quyết việc

làm tại chỗ. Mở rộng nhiều hình thức và tăng quy mô đào tạo; đổi mới nội

dung, mục tiêu, chương trình theo hướng gắn với nhu cầu sử dụng nguồn

nhân lực của địa phương.

Kiện toàn hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở; cũng cố nâng cấp hệ thống y

tế dự phòng, hiện đại hóa cơ sở vật chất và trang thiết bị. Đầu tư thích đáng để đào tạo cán bộ, xây dựng cơ sở, mua sắm trang thiết bị đảm bảo chủ động

trong công tác phòng bệnh. Đầu tư và hiện đại hóa 2 trung tâm nghỉ dưỡng ở

Hà tiên và Phú Quốc đáp ứng yêu cầu nghỉ dưỡng cao cấp cho khách du lịch trong nước và nước ngoài. Hai trung tâm này đáp ứng các yêu cầu về môi trường, cảnh quan thiên nghiên, cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại, đội

ngũ cán bộ và nhân viên có trình độ chuyên môn cao, lịch sự….về hình thức

có thể liên doanh, kêu gọi đầu tư.

Nâng cao năng lực nghiên cứu ứng dụng khoa học – công nghệ, khuyến

khích nghiên cứu khoa học phục vụ việc giải quyết các vấn đề bức xúc của ngành. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin du lịch, thiết lập hệ thống dữ

liệu chuyên ngành góp phần thúc đẩy việc quản lý, kinh doanh và xúc tiến

quảng bá du lịch. Khuyến khích các doanh nghiệp nghiên cứu và ứng dụng

tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh. Tạo điều kiện cho doanh

nghiệp kết hợp với các cơ sở đào tạo trong nghiên cứu và chuyển giao công

nghệ. Khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn quản lý quốc tế.

Coi trọng và phát huy tiềm năng chất xám, tri thức phục vụ cho phát triển

DLST. Mở rộng giao lưu hợp tác với các tổ chức, cơ quan khoa học trong và

ngoài nước để tranh thủ sự hỗ trợ về kỹ thuật, kinh nghiệm, tiếp cận với

những thành tựu mới, tiến bộ về khoa học công nghệ trên thế giới. Hợp tác ứng dụng khoa học công nghệ trong nghiên cứu bảo tồn tài nguyên thiên

nhiên, môi trường sinh thái, bảo tồn các loài động vật quý hiếm.

Lôi kéo sự than gia của cộng đồng địa phương tham gia vào hoạt động phát triển DLST. Vận chuyển khách bằng phương tiện thô sơ; xây dựng

những vườn cây ăn trái, cung cấp rau, quả sạch cho du khách; xây dựng và cải

tạo nhà ở để đón khách sinh hoạt là nghỉ ngơi, tìm hiểu phong tục tập quán, văn hóa và tham dự các hoạt động của người dân (loại hình du lịch home stay); chế biến các sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi từ sàn xuất nông - lâm - thủy sản thành các món ăn cung cấp cho khách du lịch; tham gia vào các hoạt động sản xuất kinh doanh của hoạt động du lịch để tăng thu nhập nâng cao

đời sống vật chất và tinh thần. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chương trình nội dung của DLST đến hộ dân vùng du lịch. Đào tạo kỹ năng

giao tiếp thái độ phục vụ, kỹ năng thu hút khách; hỗ trợ về vốn để người dân có điều kiện tham gia vào hoạt động DLST; khơi dậy làng nghề truyền thống.

Một phần của tài liệu Luận văn Du lịch sinh thái- bí quyết để phát triển bền vững (Trang 113 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)