Những hạn chế

Một phần của tài liệu Luận văn Du lịch sinh thái- bí quyết để phát triển bền vững (Trang 77 - 80)

- Những hạn chế

Công tác lập quy hoạch tổng thể và chi tiết phát triển DLST chưa kịp

thời, thiếu đồng bộ và chưa ngang tầm với tốc độvà xu hướng phát triển trong thực tiễn. Các dự án thường xuyên phải điều chỉnh làm mất thời gian gây tâm

lý thiếu an tâm cho các nhà đầu tư. Công tác quy hoạch thiếu chặt chẽ, chưa đề ra cơ chế quản lý hiệu quả nên thường xuyên xây dựng sai quy hoạch.

Trong quy hoạch chưa thật sự chú ý đến cảnh quan, hệ thống xử lý chất thải

sinh hoạt, tác động và chống ô nhiểm môi trường. Hiện nay, các khu du lịch, các cơ sở du lịch xây dựng ở dạng sơ khai, chưa được tôn tạo và đầu tư đứng

mức, vệ sinh môi trường chưa đảm bảo nên điều kiện đón khách còn hạn chế

dẫn đến thời gian lưu trú của khách du lịch phát triển không ổn định và có xu

hướng giảm so với trước.

Chưa quan tâm đầu tư đúng mức cho DLST phát triển. Đầu tư Cơ sở

hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch còn thấp kém, hệ thống giao thông chưa đáp ứng yêu cầu nên hạn chế các nhà đầu tư và ảnh hưởng đến

việc đón khách đến tỉnh Kiên Giang nghỉdưỡng, tham quan.

Tốc độ tăng trưởng của du lịch tỉnh Kiên Giang những năm gần đây có

xu hướng không ổn định, thiếu bền bên vững. Du lịch tỉnh Kiên Giang phụ

thuộc quá nhiều vào thị trường trong nước nên khi thị trường này biến động đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động chung của toàn ngành.

Sản phẩm DLST phát triển thiếu tính chiến lược, chưa phong phú, độc đáo, thiếu sức cạnh tranh, chưa thể hiện được bản sắc đặc trưng độc đáo.

Cước phí vận chuyển, giá cả dịch vụ cao hơn so với các tỉnh ĐBSCL và các

nước trong khu vực…Đó chính là những nguyên nhân khiến cho khả năng

cạnh tranh, thu hút khách du lịch, đầu tư vào du lịch không cao. Hiệu quả

kinh doanh khách sạn, công suất sử dụng phòng thấp; tốc độ tăng trưởng, thời

gian lưu trú doanh thu còn thấp; các sản phẩm du lịch chưa đặc sắc, phần lớn

chỉ khai thác trên cơ sở có sẵn. Số lượng khách sạn phát triển nhanh như thiếu

quy hoạch, thiếu những khách sạn hiện đại 3,4,5 sao để phục vụ những đoàn khách quốc tế lớn. Một số khách sạn chậm đổi mới về tư trang thiết bị nên bị

xuống cấp trầm trọng. Giá thuê phòng còn cao, nhân viên phục vụ chưa

chuyên nghiệp. Thiếu những khách sạn sinh thái trong các khu du lịch. Chưa có định hướng phát triển cụ thể, một số khách sạn xây dựng làm phá vỡ cản

quan sinh thái. Hiện tượng “bê tông hoá” khách sạn ở những khu DLST đang

diễn ra, chưa thể hiện rõ đặc trưng của khách sạn sinh thái.

Cơ chế, chính sách chậm sửa đổi, thiếu thông thoáng. Còn nhiều khó khăn vướng mắc trong thu hút đầu tư, huy động vốn, giá thuê đất, cấp đất, ưu đãi thuế, thủ tục hành chính thực hiện chậm, gây phiền hà cho các nhà đầu tư.

Công tác tuyên truyền quảng bá chưa được quan tâm đúng mức, chưa

sâu rộng, tính chuyên nghiệp chưa cao, chưa đủ khả năng làm chuyển biến

nhận thức về vai trò của kinh tế du lịch và DLST trong các cấp các ngành và nhân dân. Việc quảng bá DLST chưa tương xứng, hình thức chưa đa dạng. Những bảng hiệu, Ba nô quảng cáo chưa chưa gây ấn tượng cho du khách, còn sao chép ở các nơi; chưa chú ý đến vẽ mỹ quan, nội dung ít thường xuyên

đổi mới. Công tác xúc tiến quảng bá du lịch chưa tận dụng và khai thác lợi thế

của các phương tiện thông tin đại chúng, công nghệ thông tin trong việc

quảng bá tiềm năng và lợi thế, giới thiệu các chương trình, đề án, dự báo cho

các nhà đầu tư nhất là nhà đầu tư nước ngoài và khách du lịch quốc tế; chưa

internet. Chính thiếu hụt thông tin nên các chủ đầu tư, khách du lịch chưa biết

nhiều về tiềm năng DLST ở tỉnh Kiên Giang.

Công tác quản lý nhà nước về du lịch còn nhiều bất cập, chưa theo kịp tốc độ phát triển, tương xứng với sự phát triển của các doanh nghiệp. Mặt khác, vẫn

còn một số hạn chế tiêu cực về phía doanh nghiệpnhư hoạtđộng mà chưa đăng

ký với cơ quan chuyên ngành, trốn, lậu thuế, không kê khai thuế đầy đủ. Một số khác kinh doanh không đúng chức năng, còn vi phạm pháp luật.

Trình độ nguồn nhân lực chưa đáp ứng được nhu cầu. Thiếu cán bộ có

trình độ và kinh nghiệm nhất là cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn nghiệp

vụ, độ ngũhướng dẫn viên, nhân viên phục vụ,đặc biệt là trình độ thông thạo

các ngoại ngữ như Anh, Nhật Bản, Hàn quốc…

Khai thác tài nguyên DLST chưa hợp lý, thiếu bền vững. Thực trạng

hiện nay cho thấy, các tổ chức, cá nhân hoạt động trên lĩnh vực du lịch chỉ

mới chú ý đến khai thác tài nguyên thiên nhiên thu lợi trước mắt, chưa quan

tâm đến vấn đề bảo vệ và phát triển bền vững, việc bảo tồn, bảo vệ tài nguyên DLST chưa có quy định cụ thể trong các dự án đầu tư, các khu du lịch, chưa

có sự kiểm soát, kiểm tra chặt chẽ. Nhiều cảnh quan thiên nhiên bị phá vỡ:

Núi bị phá để san lấp mặt bằng, chặt phá rừng, xây dựng kiên cố ở một số bãi tắm….Nhiều hộ dân tự ý xây dựng và khai thác ngay trong khu du lịch đã

được quy hoạch không qua sự quản lý của ngành chức năng và chính quyền địa phương. Ngoài ra, chưa có biện pháp hữu hiệu tôn tạo cảnh quan thiên nhiên bị tàn phá do tác động của thiên tai và con người gây ra.

Các di tích lịch sử văn hóa ít được quan tâm trùng tu, tôn tạo. Vẫn còn tình trạng lấn chiếm khu vực khoanh vùng bảo bệ của các di tích, người dân và chính quyền địa phương chưa thật chú ý việc bảo vệ giá trị di sản văn hóa. Chỉ

dừng lại ở mức độ khai thác phục vụ du lịch mang lại kinh tế, chưa quan tâm đến

thải, vấn đề an ninh trật tự, bảo vệ môi trường văn hóa truyền thống địa phương,

sức khỏe cộng đồng dân cư vùng du lịch chưa được quan tân đúng mức.

Trình độ dân trí ở vùng DLST còn thấp, nhận thức về lợi ích của kinh

tế du lịch và DLST còn hạn chế nên chuyển biến về văn hóa ứng xử, thái độ

giao tiếp của người dân đối với khách du lịch chưa nhiều. Lao động làm việc

trong ngành du lịch phần lớn là chưa qua đào tạo, tập huấn nghiệp vụ.

Một phần của tài liệu Luận văn Du lịch sinh thái- bí quyết để phát triển bền vững (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)