Những kết quả đạt được về mặt xã hộ

Một phần của tài liệu Luận văn Du lịch sinh thái- bí quyết để phát triển bền vững (Trang 72 - 75)

- Núi và hang động

2.2.1.2. Những kết quả đạt được về mặt xã hộ

- Xây dựng nông thôn mới

Thời gian qua, DLST góp phần quan trong trong việc làm thay đổi bộ

mặt nông thôn, phát triển nhanh hạ tầng phục vụ cho phát triển du lịch và các lĩnh vực khác. Đến nay, hầu hết các khu du lịch đều có điện lưới quốc gia. Đến

nay, tòan tỉnh có 88,72% hộ sử dụng điện lưới quốc gia lên 88,72%, hộ dùng

điện phát máy, ắc quy 1,28%. Hộ chưa sử dụng điện là 10% (Riêng các khu du lịch sinh thái điện lưới quốc gia đã rộng khắp), hộ sử dụng nước sạch là 76,61%.

Phát triển DLST góp phần nâng cao trình độ dân trí để đáp ứng tốt nhu

cầu của du khách. Hệ thống giáo dục – Đào tạo được mợ rộng. Hiện nay, toàn tỉnh có 46 trường mẩu giáo, 492 trường phổ thông, đã tiến hành xóa mù chử

và phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Toàn tỉnh có 4 trường cao đẳng, đại học

với 378 giáo viên có hơn 2.550 sinh viên, 2 trường trung học chuyên nghiệp

với hơn 280 giáo viên, và trên 5.082 sinh viên, hàng năm tốt nghiệp ra trường

trên 2.000 sinh viên. Phối hợp với các trường đại học trên cả nước đào tạo

chuyên ngành cho hàng nghìn sinh viên có trình độ đại học và cao đẳng. Các cơ sở đào tạo từng bước nâng cao chất lượng mở rộng qui mô, ngành nghề và loại hình đào tạo.

Các cơ sở đào tạo từng bước nâng cao chất lượng mở rộng qui mô, ngành nghề và loại hình đào tạo. Đã nâng cấp trường Trung học Sư Phạm lễ trường Cao đẳng Sư Phạm, Trung học chuyên nghiệp thường xuyên lên Cao

đẳng cộng đồng, Trường trung học kinh tế kỷ thuật, trường trung cấp nghề đã mở ra nhiều ngành đào tạo mới, hàng năm tuyển mới trên 4.000 học sinh, sinh

viên thuộc 60 ngành nghề khác nhau. Cơ sở vật chất kỷ thuật được tăng cường đáp ứng yêu cầu đào tạo trên nhiều lĩnh vực. Hàng năm, có trên 28%

học sinh trúng tuyển vào các trường đại học, cao đẳng, tổ chức dạy nghề cho

khoảng 15.000 người, giải quyết việc làm cho trên 20.000 người. Công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức từ

tỉnh đến cơ sở được đẩy mạnh, trong đó có đội ngũ lao động làm việc trực

tiếp trong lĩnh vực du lịch. Với đội ngũ này, tạo cơ sở cho DLST phát triển.

- Đô thị hóa nông thôn

Phát triển DLST tạo ra cho các vùng phát triển nhanh chống. Hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội được cải thiện đáng kể; hoạt động thương mại

và dịch vụ tại vùng du lịch sôi động. Những khu thương mại, dịch vụ được

hình thành, đời sống của người dân được nâng lên nhờ hưởng lợi từ DLST, bộ

mặt nông thôn từng bước thay đổi, hình thành những khu mua bán tập trung, khu đô thị mới.

Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho du lịch phát triển nhanh chống.

Đầu tư xây dựng hệ thống đường giao thông, nâng cấp sân bay, xây dựng

nhiều bến cảng phục vụ tốt cho nhu cầu của du khách; Nhiều dự án lớn đã và

đang tập trung đầu tư tại Phú Quốc, Kiên Lương, Hà Tiên... Nâng cấp các

cảng biển, một số dự án nước ngoài đang tập trung đầu tư khai thác tiềm năng

DLST biển, đảo…. Hiện nay, đang tập trung trung xây dựng đảo Phú Quốc

phát triển DLST chất lượng cao mang tầm cỡ khu vực và quốc tế.

Hà Tiên – Kiên Lương được đầu tư xây dựng hệ thống giao thông nối

liền các tỉnh trong khu vực và thành phố Hồ Chí Minh, kinh tế - xã hội phát

triển nhờ tập trung khai thác lợi thế về du lịch và kinh tế cửa khẩu, trong tương lai xây dựng thị xã Hà Tiên Thành thị xã Du lịch.

U Minh Thượng nhiều công trình cũng được đầu tư xây dựng như hệ

thống giao thông đường bộ vòng quanh Vườn Quốc Gia với chiều dài 62km

được nhựa hóa, các trục giao thông chính vào Vườn quốc Gia đến các địa điểm

DLST. Hiện nay, đang tập trung đầu tư xây dựng khu đô thị mới U Minh Thượng…., hệ thống điện, nước, nhà nghỉsinh thái được quan tâm đầu tư.

Phát triển DLST trong những năm qua, tạo ra bộ mặt nông thôn ở các

vùng du lịch có sự thay đổi đáng kể. Nông thôn và thành thị xích lại gần nhau hơn, khoản cách kinh tế, xã hội từng bước được rút ngắn, đời sống của người dân được nâng lên đáng kể.

- Giữ gìn và phát huy phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc

Các phong trào văn hóa, văn nghệ truyền thống luôn được phát huy và kết hợp với các loại hình du lịch được du khách rất quan tâm. Giữ vững phát

huy tốt các lễ hội truyền thống như lễ hội Nguyễn Trung Trực, Đua ghe Ngo,

tết cổ truyền dân tộc, các lễ hội văn hóa khơmer Nam Bộ. Các phong trào xây dựng đời sống văn hóa luôn được duy trì và nâng cao chất lượng như: “Toàn

dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư và thực hiện quy chế

dân chủ cơ sở”, “ nông dân sản xuất giỏi, đoàn kết giúp nhau xóa đói giảm

nghèo, làm giàu xây dựng nông thôn mới, gia đình văn hóa”, “ thanh niên tình nguyện”, “ học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”,... Đã tạo ra nét văn hóa đặc trưng của vùng sông nước Nam Bộ, làm động lực quan trọng

cho sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung và DLST nói riêng. Đưa loại hình sinh hoạt văn hóa vào chương trình DLST như: đàn ca tài tử Nam Bộ gắn với du thuyền trên sông nước, sinh hoạt văn hóa văn nghệ gắn với du lịch về nguồn.

Tóm lại, trong những năm qua DLST đóng góp rất quan trọng trong

chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Du lịch nói chung và DLST nói riêng đã phát triển nhanh chóng và ngày càng thu hút nhiều khách du lịch nội địa và quốc tế đến tham quan. Đặc biệt là lượng du khách từ thành phố Hồ Chí Minh

hiệu quả, các loại hình du lịch đa dạng, phát triển nhanh, chuyển biến trên nhiều mặt.Lượng khách liên tục tăng trong nhiều năm. Thời gian lưu trú bình quân của khách du lịch (đặc biệt là du khách quốc tế) từng bước nâng lên; công suất sử dụng phòng, buồng khách sạn được cải thiện. Doanh thu từ hoạt động du lịchtăng trưởng cao và ổn định. Các khoản nộp ngân sách của các cơ

sở kinh doanh du lịch, dịch vụ, tăng liên tục hàng năm.

Đầu tư trong lĩnh vực du lịch tăng nhanh. Tiềm năng du lịch phung

phú, môi trường đầu tư thuận lợi, đã thu hút quan tâm chú ý của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Một số dự án đầu tư có quy mô lớn. Cơ sở vật chất kỹ

thuật phát triển nhanh cả chiều rộng lẫn chiều sâu, năng lực và chất lượng phục vụ du lịch được nâng lên đáp ứng đa dạng nhu cầu khách nội địa và quốc tế.

Phát triển DLST đã góp phần thúc đẩy phát triển đồng bộ trên các mặt:

Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp và công nghiệp, định hướng cho phát triển

khoa học – công nghệ, kích thích đầu tư, giải quyết việc làm nâng cao đời

sống cho người lao động. Bộ mặt nông thôn thay đổi đáng kể nhất là hạ tầng như điện, nước, đường, trường, trạm. Phong tục tập quán, bản sắc văn hóa được phát huy. Đặc biệt DLST thật sự trở thành ngành kinh tế chiến lược, góp

phần tăng trưởng nhanh và bền vững. Đời sống của nhân dân được cải thiện đáng kể. Thu nhập bình quân đầu người tăng nhanh tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động, nhân dân có điều kiện giao lưu văn hóa các vùng miền, tiếp cận các nền văn hóa tiên tiến trên thế giới. Thông qua DLST tỉnh

Kiên Giang mở rộng kinh tế quốc tế, tạo tiền đề rất quan trọng trong phát triền

kinh tế -xã hội nhanh và bền vững vào những năm tiếp theo.

Một phần của tài liệu Luận văn Du lịch sinh thái- bí quyết để phát triển bền vững (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)