- Núi và hang động
2.2.1.1. Những kết quả đạt được về kinh tế
- Tích lũy vốn cho nông nghiệp – lâm nghiệp và công nghiệp
Trong những năm qua, việc tập trung phát triển du lịch trong đó có
DLST đã góp phần quan trọng tích lũy vốn và thúc đẩy nông nghiệp và công nghiệp phát triển:
Nông nghiệp: Những năm qua, việc tập trung vốn đầu tư phát triển cho
các khu du lịch, đồng thời đầu tư cho phát triển nông nghiệp bằng các nguồn
vốn: vốn Trung ương, địa phương và huy động vốn nước ngoài. Nông nghiệp là ngành kinh tế truyền thống góp phần đáng kể vào tốc độ tăng trưởng kinh
tế - xã hội của tỉnh, đồng thời cung ứng thực phẩm, hàng lưu niệm cho khách
du lịch, tạo ra nhiều sản phẩm đặc trưng, hấp dẫn cho DLST. Toàn tỉnh có
591.908 ha đất nông- lâm- ngư nghiệp. Các loại cây trồng, vật nuôi chủ yếu
của nông – lâm– ngư nghiệp là: lúa, hồ tiêu, các loại thủy sản, cây công
nghiệp, cây ăn trái, hoa màu và các sản phẩm khác. Phần lớn sản phẩm của
Lâm nghiệp: Ngoài diện tích vườn quốc gia Phú Quốc, U Minh Thượng, rừng phòng hộ ven biển, còn có vùng đệm của các vườn quốc gia, rừng
kinh tế trong dân. Chủ yếu là Tràm, Bạch đàn giá trị sản xuất năm 2007 đạt
147.664 triệu đồng. Đây là tiềmnăng rất quan trong trong việc phát triển DLST. Nuôi trồng thủy sản: Diện tích tănglên đáng kể, chuyển đổi từ đất nông
nghiệp nhiễm phèn mặn năng suất thấp,năm 2001 là 42.589ha, đếnnăm 2007 tăng lên 106.219ha. Sản phẩm nuôi trồng chủ yếu là tôm, cá các loại, mực, và các loài hải sản khác. Sản lượng khai thác năm 2007 đạt 410.801 tấn. Các sản
phẩm này mang lại lợi thế cho DLST phát triển và tiêu thụ mạnh ở các khu du
lịch. Như: các loại hải sản tươi sống, cá đồng U Minh Thượng…đây là sản
phẩm đặc trưng trong việc thưởng thức văn hóa ẩm thực. Ngoài ra, còn mang lại nguồn thu lớn cho người dân trong vùng.
Công nghiệp: Phát triển DLST thúc đẩy công nghiệp phát triển. Bao gồm: chế biến nước mắm, khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến gỗ đóng và sửa chữa tàu, chế biến đông lạnh thủy sản – hàng nông nghiệp…
Tổng số cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn là 8.780 cơ sở. Trong đó cơ sở
ngoài quốc doanh là 8.762 cơ sở. Có 1 cơ sở 100% vốn nước ngoài. Ngành công nghiệp Kiên Giang phụ thuộc rất lớn vào sự phát triển của các ngành khác và trữ lượng tài nguyên. DLST có tác dụng tích cực đối với phát triển công nghiệp.
Công nghiệp đã sản xuất các hàng hóa đáp ứng nhu cầu của khách du lịch như nước mắm Phú Quốc, mật ong đóng chai của U Minh Thượng và nước uống có gas sản xuất từ sản vật của vùng (rượu Mõ quạ, Sim…).
Các vùng du lịch có sự quan tâm đầu tư đã tạo ra động lực mới cho
nông nghiệp và công nghiệp phát triển, đáp ứng nhu cầu thị hiếu của du khách. Nhà nước và nhân dân mạnh dạn đầu tư cho phát triển nông – lâm ngư
và công nghiệp tạo điều kiện cho nông – lâm – công nghiệp phát triển.
Đơn vị tính: Triệu đồng Tổng số 2004 2005 2006 2007 1/Nông nghiệp 2/Lâm nghiệp 3/Thủy sản 4/Công nghiệp 7.134.527 119.356 3.572.978 7.859.043 9.085.901 127.446 4.255.996 9.200.089 9.264.489 129.561 5.156.669 10.922.000 11.431.411 147.664 6.262.631 13.391.326
Nguồn: Cục thống kê tỉnh Kiên Giang.
Lĩnh vực nông – lâm – ngư, công nghiệp cùng với DLST trở thành thế
mạnh của tỉnh Kiên Giang. Lĩnh vực này đóng góp phần lớn vào GDP, đặc biệt là tăng thu nhập cho lao động trong khu vực. Khi các khu DLST tiếp tục được Trung ương, tỉnh đầu tư ngày càng lớn, nguồn thu DLST càng tăng thì ngành này hứa hẹn sẻ tiếp tục phát triển, tỷ trọng, giá trị càng tăng.
- Mở rộng quan hệ kinh tếtrong và ngoài nước
Phát triển du lịch nói chung và DLST nói riêng đã tạo điều kiện cho tỉnh Kiên Giang mở rộng kinh tế ra bên ngoài. Tỉnh Kiên Giang có vị trí thuận
lợi trong giao lưu kinh tế trong nước và quốc tế bằng đường biển, đường bộ và đường hàng không, mở được nhiều tuyến du lịch sang các nước như
Campuchia, Thái lan. Tuyến du lịch “Con đường vịnh Thái lan” trên biển và
đường bộ ven biển đây là tuyến du lịch liên quốc gia giữa tỉnh Kiên Giang – Campuchia – Thái lan, sẻ tạo điều kiện để Kiên Giang phát triển kinh tế quốc
tế. Ngoài ra, Kiên Giang có đường biên giới dài giáp với Campuchia; có cửa
khẩu quốc tế Xà xía, thuận lợi cho giao lưu và phát triển kinh tế du lịch và kinh tế quốc tế.
Lượng khách du lịch quốc tế đến và lưu trú tại Kiên Giang tăng lên hàng năm chủ yếu là các nước có nền kinh tế phát triển. Đây là những nước
có thị trường rộng lớn để mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế; xuất, nhập khẩu
một lượng hàng hóa lớn phục vụ cho nhu cầu phát triển. Thông qua khách du
lịch quốc tế tỉnh Kiên Giang có điều kiện quảng bá sản phẩm hàng hóa nông, lâm, thủy sản, hàng công nghiệp đến thị trường quốc tế và có điều kiện mở
rộng thị trường, ký các hợp đồng xuất khẩu hàng hóa có giá trị lớn. Đồng
thời,có điều kiện thuận lợi kêu gọi đầu tư trên nhiều lĩnh vực.
Kim ngạch xuất khẩu năm 2005 là: 215.606.000 USD đến năm 2007 là 266.000.000USD. Các mặt hàng xuất khẩu chính gồm: gạo, tôm đông, mực đông, cá đông, cá cơm sấy, hải sản khô, nước mắm, hồ tiêu, hải sản tươi...
Đặc biệt, đã mở rộng quan hệ kinh tế với nhiều nước trên thế giới. Các thị trường xuất khẩu tương đối ổn định có giá trị kim ngạch cao như Nhật Bản,
Nam Phi…các thị trường có xu hướng tăng nhanh như: Mỹ, Singapore, Đài Loan, Malaysia…
Phát triển DLST, đã thực sự tạo ra thị trường to lớn cho tỉnh Kiên Giang xuất khẩu hàng hóa dịch vụ, mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế, tạo ra nhiều lợi thế trên con đường hội nhập kinh tế thế giới. Từ đó góp phần tăng
nhanh tốc độ phát triển kinh tế- xã hội.
- Phát triển DLST góp phần thúc đẩy đầu tư
Phát huy lợi thế về DLST góp phần thúc đẩy đầu tư, đẩy nhanh tốc độ
phát triển kinh tế - xã hội. Tỉnh Kiên Giang tập trung đầu tư để khai thác có hiệu quả tiềm năng lợi thế. Huy động các nguồn vốnđầu tư phát triển DLST
như cơ sở hạ tầng, tôn tạo di tích, bảo tồn thiên nhiên… Nguồn vốn đầu tư được huy động từ vốn Trung ương và vốn địa phương, vốn huy động trong
dân và vốnđầu tư nước ngoài… Các dự án đầu tư bao gồm: Khu DLST, khu
vui chơi giải trí, nhà hàng, khách sạn… Tổng số dự án đầu tư là 138 dự án với
quy mô 7.793ha, vốn đầu tư 51.139USD. Trong đó, nhiều khu du lịch được đầu tư lớn như: Phú Quốc hơn 10 dự án 49.303 tỷ đồng, U Minh Thượng hơn
75 tỷ đồng…
Các dự án tiêu biểu: Khu dự án du lịch đầm Đông Hồ thuộc thị xã Hà Tiên với diên tích trên 30ha, vốn đầu tư 4 triệu USD; Dự án du lịch Hòn Phụ
Tử, Chùa Hang vốn đầu tư 10 triệu USD, các dự án đầu tư vào đảo Phú Quốc. Nhiều khu DLST đang kiêu gọi đầu tư như: Phú Quốc, U Minh Thượng, Kiên Hải… Tổng số dự án đã được cấp phép, có chủ đầu tư và ghi nhận của UBND
tỉnh là 236, diện tích đất 14.961ha vốn đầu tư 132.449 tỷ đồng. Trong đó 84
dự án đang triển khai vốn đầu tư trên 4.000 tỷ đồng.
Để tập trung khai thác có hiệu quả tiền năng lợi thế của tỉnh phục vụ
cho chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2010 và tầm nhìn đến măm
2020, trong đó có khai thác tiềm năng DLST, tỉnh Kiên Giang đang huy động
các nguồn vốn thực hiện các dự án có tầm chiến lược lâu dài như: Xây Dựng sân
bay quốc tế Dương Đông (Phú Quốc) để mở đường bay tới các nước trong khu
vực và quốc tế, đầu tư xây dựng cảng An Thới (Phú Quốc) đạt tiêu chuẩn cảng
biển quốc tế; Xây dựng nhà máy Nhiệt điện Kiên Lương chạy bằng than với
công suất từ 3.600MW – 4.400MW bổ sung năng lượng cho tỉnh và cả nước, đồng thời xây dựng cáp ngầm đưa điện lưới quốc gia từ đất liền ra đảo Phú
Quốc, đảm bảo nhu cầu phục vụ chiến lược phát triển kinh tế du lịch trên đảo.
Tỉnh Kiên Giang đã quan tâm đầu tư nâng cấp và phát triển các loại hình giao thông. Sân bay Rạch Giá, sân bay Phú Quốc được nâng cấp đáp ứng nhu
cầu mở các tuyến của các hãng hàng không trong nước và ngoài nước. Công ty
thương mại du lịch và các nhà đầu tưđã đưa các tàu cao tốc, canô, vào hoạt động
tuyến Rạch Giá – Phú Quốc, Rạch Giá – Kiên Hải, Rạch Giá – Nam Du...
Các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng cho du lịch tỉnh Kiên Giang đang được triển khai như: Mũi Nai, Thạch Động, Hòn Phụ Tử, Cảng Bãi Vòng, Cảng Rạch Giá, Công viên Văn hóa An Hòa; Các khu di tích văn hóa lịch sử
trọng điểm như: Nhà tù Phú Quốc, di tích căn cứ U Minh Thượng, Khu mộ
anh hùng liệt sĩ Phan Thị Ràng, tháp bốn sư liệt sĩ, Nhà bảo tàng- bảo tồn
thành phố Rạch Giá. Tổng số vốn đầu tư các dự án này chiếm khoảng 34% tổng vốn đầu tư trên địa bàn của tỉnh.
Cơ cấu đầu tư có sự chuyển dịch theo hướng tập trung cho những mục
tiêu quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội, ưu tiên đầu tư các vùng, ngành
trọng điểm. Vốn đầu tư phát triển trong những năm qua theo đúng định hướng
từng ngành. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, nông thôn được cải thiện đáng kể. Bên cạnh tập trung đầu tư các vùng trọng điểm còn quan tâm đầu tư
vùng sâu, vùng xa, xã nghèo của tỉnh.
Năng lực sản xuất, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội tăng lên đáng kể.
Nguồn vốn đầu tư phát triển huy động khá nên đã đầu tư tăng thêm năng lực
sản xuất, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội. Các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, cảng sông,
cảng biển…được đầu tư nâng cấp mở rộng. Đến nay đã có 54 tuyến đường về
trung tâm các xã được nhựa hóa, 88,72% số hộ được sử dụng điện, 76,61% dân số được sử dụng nước sạch. Hệ thống cơ sở hạ tầng xã hội như trường
học, bệnh viện, trạm xá…cơ bảnđược kiên cố.
Tỷ lệ huy động nguồn vốn đầu tư so với GDP năm 2007 đạt 40% với
tổng số vốn là 8.362 tỷ đồng. Trong đó lĩnh vực nông – lâm - thủy sản chiếm
26%, công nghiệp xây dựng chiếm 40%, dịch vụ chiếm 34%. Tập trung đầu tư phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Nguồn vốn đã
đầu tư mạnh vào Phú Quốc với mục đích xây dựng Phú Quốc thành trung tâm DLST chất lượng cao của cả nước và khu vực; đồng thời, đầu tư vào các vùng
trọng điểm khác như: Hà Tiên, Kiên Lương, Rạch Giá và các vùng phụ cận, U Minh Thượng, các trung tâm thương mại, các lĩnh vực quan trọng khác.
Tỉnh Kiên Giang đã chủ động mở rộng hợp tác kinh tế, thu hút các
nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước coi đây là yếu tố quyết định thúc đẩy
các ngành kinh tế khác nói chung DLST nói riêng phát triển bền vững.
- Ứng dụng khoa học - công nghệ nâng cao sức cạnh tranh trong nền
kinh tế thị trường
Phát triển DLST ở tỉnh Kiên Giang đã kéo theo việc nghiên cứu và ứng
dụng khoa học công nghệ trên nhiều lĩnh vực. Khoa học - công nghệ là yếu tố
quan trọng để đảm bảo cho DLST phát triển bền vững, có vai trò là động lực
nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế.
+ Ứng dụng khoa học công nghệ trong nghiên cứu, bảo tồn cảnh quan thiên nhiên động, thực vật quý hiếm, tài nguyên nhân văn; quy hoạch, xây
dựng phát triển đề án DLST ở vườn quốc gia U Minh Thượng, huyện đảo Phú
Quốc, Hà Tiên, Kiên Lương, Kiên Hải…. Nghiên cứu và đánh giá tiềm năng
lợi thế, phát hiện đặc điểm độc đáo, động thực vật quý hiếm, quảng bá hình
ảnh du lịch tỉnh Kiên Giang… từ đó làm tăng lượng khách tham quan du lịch. + Ứng dụng khoa học – công nghệ trong việc thực hiện các loại hình DLST: DLST biển, núi đá hang động, rừng thiên nhiên, sông nước, và giới
thiệu về văn hóa độc đáo của vùng du lịch . Bên cạnh, tỉnh Kiên Giang còn hợp tác trong nước và quốc tế trong việc ứng dụng khoa học - công nghệ
nghiên cứu, bảo tồn các khu DLST như: KDTSQ Kiên Giang, Hòn Phụ Tử và nhiều công trình di tích lịch sửnhân văn, hợp tác xử lý ô nhiểmmôi trường ở
các khu du lịch, bảo vệ động vật, thực vật quý hiếm.
+ Khoa học - công nghệ được ứng dụng nâng cao chất lượng sản phẩm
DLST. Chất lượng sản phẩm DLST được nâng cao rõ rệt. Cơ sở hạ tầng, phương tiện vận chuyển, nhà hàng, khách sạn, an ninh, đảm bảo an toàn cho du khách, chăm sóc sức khỏe, kiểm tra an toàn thực phẩm, quản lý và phát triển DLST, đào tạo nguồn nhân lực, quảng bá hình ảnh DLST của tỉnh Kiên Giang. Đặc biệt, ứng dụng khoa học – công nghệ trong các công cụ, phương
tiện quan sát như ống nhòm để xem chim thú, ngắm cảnh thiên thiên hoang dã trong rừng, trang bị phương tiện lặn biển ngắm san hô, thảm cỏ biển…
+ Ứng dụng khoa học – công nghệ trong phát triển tua, tuyến du lịch:
DLST tỉnh Kiên Giang mở ra nhiều tua tuyến: Rạch Giá – Phú Quốc, Phú
Quốc– Hòn Chông, Hòn Chông - Hà Tiên - Rạch Giá, Thành phố Hố Chí
Minh - Phú Quốc - Kiên Giang, Kiên Giang - các tỉnh ĐBSCL. Điều kiện
thực hiện các tua, tuyến này đòi hỏi ứng dụng khoa học công nghệ cao nhất là về phương tiện như máy bay, cano…và hệ thống giao thông đường bộ, đường
thủy. Vận chuyển bằng đường bộ, chủ yếu là xe du lịch, xe khách; đường thủy đưa cao tốc vào phục vụ cho du khách… từ đó giảm thời gian đáng kể so với trước đây (giản tứ 4 – 5 giờ); vận chuyển hàng không chủ yếu là 2 cảng hàng không Rạch Giá và Phú Quốc; mỗi ngày đều có chuyến bay Rạch Giá –
Thành Phố Hồ Chí Minh, Rạch Giá – Phú Quốc và Phú Quốc – Thành Phố
Hồ Chí Minh 6 chuyến một tuần. Hiện đang xây dựng cảng hàng không
Dương Đông (Phú Quốc) thành cảng hàng không quốc tế.
+ Ứng dụng khoa học – công nghệ trong tuyên truyền quảng bá, xúc tiến
du lịch. Phối hợp với các phương tiện thông đại chúng tuyên truyền quảng bá, xây dựng chuyên mục, chuyên đề về du lịch, xây dựng các phóng sự, cộng tác vời đài truyền hình khu vực và Trung ương giới thiệu “Kiên Giang vẽ đẹp tiềm ẩn”, xây dựng trang Web giới thiệu về tiềm năng DLST của tỉnh Kiên Giang; phát hành sách và các ấn phẩm lưu hành trong nước và quốc tế.
+ Khoa học – công nghệ được ứng dụng rộng rãi trong nghiên cứu đánh
giá các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội, dự báo, nghiên cứu thị trường. Từ đó
tiến hành bố trí lại sản xuất, cây trồng, vật nuôi ở từng vùng nhằm khai thác
tối đa tiềm năng, lợi thế để phát triển sản xuất. Khoa học – công nghệ đã góp phần nâng cao năng suất, sản lượng, hiệu quả kinh tế - xã hội. Năng suất lúa
bình quân từ 42,2 tạ/ha năm 2000 lên 51,08 tạ/ha, năm 2007, sản lượng từ
2,28 triệu tấn lên 2,97 triệu tấnnăm 2007. Bình quân thu nhập đầu người năm
2000 là 4,68 triệu đồng/người/năm tăng lên 13,39 triệu đồng/người/năm 2007 (837 USD, tăng gấp 3 lần so với năm 2000)
+ Ứng dụng khoa học công nghệ tạo ra vật liệu mới để hạn chế ô nhiễm môi trường, khai thác tài nguyên quá mức. Tạo khí Biogas làm chất đốt và xử lý