ĐẶC ĐIỂM VÀ TIỀM NĂNG CỦA DU LỊCH THÁI Ở TỈNH KIÊN GIANG 1 Tài nguyên tự nhiên trong du lịch sinh thái ở tỉnh Ki ên Giang

Một phần của tài liệu Luận văn Du lịch sinh thái- bí quyết để phát triển bền vững (Trang 43 - 45)

Kiên Giang là tỉnh nằm ở Tây nam của Tổ Quốc, cách xa trung tâm kinh tế của cả nước (Cách Thành Phố Hồ Chí Minh 250 Km), nhưng Kiên

Giang nằm trong vịnh Thái Lan có khoản cách gần các nước ASEAN, rất

thuận lợi để mở rộng giao lưu kinh tế với các nước trong khu vực và là cầu

nối các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) với bên ngoài. Cơ sở hạ

tầng và hệ thống giao thông đường bộ, đường biển, đường hàng không được đầu tư tương đối thuận lợi. Kiên Giang là tỉnh duy nhất có 2 sân bay Rạch giá

và Phú Quốc, có cửa khẩu quốc tế Xà Xía (Hà Tiên) và cửa khẩu Quốc gia

Giang Thành giáp với Vương Quốc Campuchia. Tỉnh Kiên Giang có 2 vườn

quốc gia: Vườn quốc gia Phú Quốc và Vườn quốc gia U Minh Thượng. Diện tích tự nhiên là 6.269 km2, Dân số 1.705.539 người, gồm 3 dân tộc chính: Dân tộc kinh chiếm 84,41%, dân tộc Khơmer chiếm 12,23%, dân tộc

hoa chiếm 2,9%. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2007 là 1,35%. Cơ cấu giới tính năm 2007: Nam chiếm 49,28%, nữ chiếm 50,72%; dân số thành thị chiếm

25,98%, nông thôn chiếm 74,02%; số người trong độ tuổi lao động là 1.084.237

người chiếm 63,57%; mật độ dân số trung bình năm 2007 là 272 người/km2. Nhìn chung, dân số tỉnh có cơ cấu trẻ, sự biến động không lớn, số người trong độ tuổi lao động cao và có khả năng vẩntăng ở các năm tiếp theo,

trình độ văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ của người lao động được nâng lên,

đây là điều kiện thuận lợi cho phát triển DLST. Tỉnh Kiên Giang có Thành phố Rạch Giá (Thành Phố trực thuộc tỉnh) và thị xã Hà Tiên, 10 huyện trong đất liền và 2 huyện Đảo. Phía Bắc giáp Campuchia, phía tây giáp Vịnh Thái

Lan, phía Nam giáp Tỉnh Cà Mau, phía Đông và Đông nam giáp Tỉnh An

Giang, và Cần Thơ.

Kiên Giang có 200 km chiều dài bờ biển, 105 hòn đảo lớn nhỏ, lớn nhất là đảo Phú Quốc với diện tích là 573 km2, sau đó các đảo như Hòn Tre, Hòn Nghệ, Quần đảo Thổ Châu, Nam Du, Bà Lụa, Quần đảo Hải Tặc…Kiên Giang thuộc vùng đồng bằng ven biển, được xem là “quốc gia thu nhỏ”, với

tiềm năng phong phú đa dạng: bao gồm tài nguyên rừng, biển đảo, khoán sản, núi đá, cùng với nhiều động thực vật quý hiếm trên rừng dưới biển. Nguồn nước ngầm lớn, hệ thống sông ngòi, kênh rạch phong phú. Ngoài ra, còn có hệ thống cảng và bến cảng có thể tiếp nhận tàu có trọng tải trên 200 tấn cặp

bến, phục vụ cho vận chuyển hàng hoá và đón khách du lịch quốc tế.

Khí hậu nhiệt đới gió mùa, từ tháng 12 đến tháng 4 là mùa khô, từ tháng 5 đến tháng 11 là mùa mưa, độ ẩm khoảng 80-83%, nhiệt độ trung bình

quanh năm từ 25- 270C rất thuận lợi cho du lịch và nghỉngơi.

Tỉnh Kiên Giang nằm ở vịnh Thái Lan, gần với các nước có tốc độ phát

triển năng động trong khu vực ASEAN, có đường bay đến thành phố Hồ Chí Minh và các Nước trong khu vực từ 1-2 giờ rất thuận lợi cho giao lưu thương

mại và du lịch. Khu dự trữ sinh quyển (KDTSQ) Kiên Giang được UNESCO công nhận là KDTSQ thế giới; cảnh quan kỳ thú, với hang động huyền ảo, bãi biển đẹp, rừng nguyên sinh bát ngát. Địa hình khá bằng phẳng: Bình độ 0,6 – 1,5 m so với mặt nước biển. Đồi núi tập trung ở vùng ven biển.

Trong tỉnh có 18 di tích đã được công nhận là di tích lịch sử, văn hóa, có di tích nổi tiếng như đền thờ anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực, khu Lăng Mạc Cửu…Ngoài ra, còn có nhiều ngành kinh tế phát triển như nông, lâm, ngư nghiệp, công nghiệp và dịch vụ, nhiều sản phẩm có uy tín trên thị trường trong và ngoài nước như nước mắm Phú Quốc, hồ tiêu, thủy sản các

loại; ẩm thực nơi đây mang đậm nét thủy, hải sản ….Đây là điều kiện thuận

Tốc độ tăng trưởng nền kinh tế khá và tăng liên tục, bình quân từ năm

2001 đến nay là 11,45%/năm…trên tất cả lĩnh vực, riêng khu vực du lịch – dịch vụ tăng khá nhanh.

Biểu 2.1: Tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh Kiên Giang Qua các năm

Đơn vị tính: % Các chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Tốc độ tăng GDP 7,48 14,04 9,06 12,2 12,77 10,03 13,21 - Nông, lâm, thủy sản 4,54 17,66 0,25 8,17 10,9 10,28 12,34 - Công nghiệp-xây dựng 13,15 13,10 18,22 17,00 16,55 14,82 15,57 - Dịch vụ 8,83 5,24 23,52 15,89 16,30 18,86 11,76

Nguồn: Cục thống kê tỉnh Kiên Giang.

Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nghiệp và dịch vụ, giảm dần khu vực nông nghiệp.

Bảng 2.2: Cơ cấu kinh tế các nhóm ngành chủ yếu giai đoạn 2001- 2007 Đơn vị tính: % Nhóm ngành Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

- Nông, lâm, thủy sản 46,40 50,37 47,27 45,95 46,66 43,74 43,67 - Công nghiệp-xây dựng 28,70 27,00 27,00 26,52 25,36 25,83 26,26

- Dịch vụ 24,90 22,63 35,73 27,53 27,97 30,43 30,07

Nguồn: Cục thống kê tỉnh Kiên Giang.

Tỉnh Kiên Giang có nhiều danh lam, thắng cảnh có khả năng khai thác

phục vụ cho phát triển DLST. Căn cứ vào hiện trạng phát triển du lịch có thể

chia thành 4 vùng du lịch, mỗi vùng có những đặc trưng riêng.

Một phần của tài liệu Luận văn Du lịch sinh thái- bí quyết để phát triển bền vững (Trang 43 - 45)