Nguồn lực về vốn

Một phần của tài liệu Luận văn Du lịch sinh thái- bí quyết để phát triển bền vững (Trang 109 - 111)

- Vùng III: Thành phố Rạch Giá và Phụ cận

3.2.2.2.Nguồn lực về vốn

Căn cứ vào các quy hoạch được duyệt, xác định rõ trách nhiệm, đề ra

kế hoạch cụ thể khai thác có hiệu quả tiềm năng DLST ở tỉnh Kiên Giang.

Trước mắt cần phân tích nhu cầu vốn đầu tư cho từng giai đoạn; xây dựng kế

hoạch huy động, thu hút nguồn vốn, tranh thủ nguồn lực vốn từ bên ngoài đây được xem là yếu tố quan trọng; Bên cạnh đó, huy động tối đa nguồn lực từ

bên trong cho quá trình phát triển đây là yếu tố quyết định.

Huy động từ vốn Ngân sách Nhà Nước: xây dựng bộ máy quản lý, kết

cấu hạ tầng thiết yếu như: hệ thống giao thông, bến cảng, cung cấp điện, cấp thoát nước, phát thanh truyền hình. Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà Nước làm “vốn mồi” để huy động và sử dụng các nguồn vốn

của các thành phần kinh tế trong và ngoài nước. Huy động các nguồn vốn để

phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên

đất đai, đổi đất lấy cơ sở hạ tầng. Bên cạnh đó, cần sử dụng có hiệu quả

nguồn vốn điều tiết của Chính phủ trong công tác quản lý thu thuế, phí và các nguồn thu khác. Đầu tư phát triểncơ sở hạ tầng phải gắn liền với việc đầu tư

cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch theo phương châm phát huy hiệu quả và chú trọng những nơi có tiềm năng lợi thế để khai thác tránh dàn trải.

Vốn từ các doanh nghiệp và trong nhân dân: Một số tổng công ty mạnh

như Tổng công ty Bưu chính Viễn Thông, Điện lực Việt Nam dùng vốn của mình vào phát triển hệ thống bưu chính viễn thông và cung cấp điện. Khuyến khích các

doanh nghiệp tham gia đầu tư khai thác các tiềm năng du lịch theo quy hoạch. Hỗ

trợ kiến thức kinh doanh du lịch cho cho doanh nghiệp và nhân dân địa phương.

Phát huy có hiệu nguồn vốn trong nhân dân. Vận động nhân dân tích cực tham gia

vào các hoạt động du lịch tạo thêm công ăn việc làm và tăng thu nhập.

Vốn nước ngoài: Có chính sách thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI); tích cực tranh thủ vốn viện trợ chính thức (ODA) để xây

dựng kết cấu hạ tầng, thực hiện các dự án về xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường, đào tạo nguồn nhân lực và nâng cao năng lực quản lý.

Huy động các nguồn vốn xây dựng hệ thống giao thông. Đường bộ:

Điểm nhấn là tuyến đường Quốc lộ 80 vào tỉnh Kiên Giang và đến các vùng du lịch; mở rộng và nâng cấp đê quốc phòng vừa phục vụ quốc phòng kết hợp

với phát triển kinh tế và du lịch. Đường biển: Nhà nước đầu tư cảng Rạch

Giá, An Thới, Bãi Vòng và cảng Hòn Chông, có cơ chế cho tư nhân phát triển

tàu cao tốc, các loại tàu đi tham quan các hòn và tàu du lịch sông nước. Điểm

nhấn của đường thủy là đầu tư cảng quốc tế tại Vịnh Đất Đỏ (An Thới) và các cầu cảng đón khách tại các điểm du lịch.Đường hàng không: Cần nâng cấp sân

bay Rạch Giá; kêu gọi các nhà đầu tư xây dựng sân bay quốc tế Phú Quốc. Đi đôi với đầu tư cơ sở hạ tầng cần chú ý đầu tư nâng cấp cửa khẩu quốc tế Xà Xía làm cầu nối giao thương mở rộng thị trường các nước trong khu vực.

Đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông kết hợp nâng cấp và phát triển các điểm tham quan, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho du lịch để đáp ứng nhu

cầu phát triển du lịch trong nước và du lịch quốc tế. Có chính sách kêu gọi đầu tư, khuyến khích những nhà đầu tư phát triển những sản phẩm, loại hình du lịch mới có tính đặc thù.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Luận văn Du lịch sinh thái- bí quyết để phát triển bền vững (Trang 109 - 111)