- Núi và hang động
2.1.3. Các nguồn lực kinh tế-xã hội phục vụ cho phát triển du lịch
sinh thái ở tỉnh Kiên Giang
Cơ sở vật chất kỹ thuật là một bộ phận quan trọng trong hoạt động du
lịch. Những năm qua, cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành đã có bước phát triển, đáp ứng được nhu cầu du khách. Năm 1995 hệ thống nhà hàng khách sạn tập
trung ở công ty du lịch Tỉnh và các đơn vị nhà nước, chỉ có một vài đơn vị tư nhân đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh du lịch. Đến nay, hệ thống này đã được
mở rộng, các thành phần kinh tế đã mạnh dạn đầu tư nhằm hỗ trợ phục vụ du
lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật phát triển nhanh cả chiều rộng và chiều sâu đã
phát huy được tác dụng.
- Về cơ sở lưu trú
Hiện nay, toàn tỉnh có 479 khách sạn và cơ sở lưu trú du lịch hoạt động
với tổng số 4.894 buồng, phòng; trong đó có 300 hộ kinh doanh cá thể với
1.625 phòng; tiêu chuẩn 4 sao có 1, 2 sao có 2 và 1 sao có 10 khách sạn. Năng
lực và chất lượng được nâng lên đáp ứng được nhu cầu đa dạng của khách du
lịch. Số buồng, phòng phân theo đơn vị kinh tế: doanh nghiệp Nhà nước có
3,9%, doanh nghiệp tư nhân và liên doanh chiếm 96,1%. Ngoài ra, còn hệ
thống nhà trọ tương đối lớn phân bố điều ở các khu DLST.
Trong những năm qua, Tỉnh Kiên Giang đã đầu tư vào kết cấu hạ tầng làm thay đổi diện mạo của hệ thống giao thông, cung cấp điện, nước, thông tin liên lạc, đã chú trọng đầu tư nâng cấp sửa chữa và xây mới nhiều khách
sạn, các dịch vụ, khu vui chơi giải trí. Nhiều khách sạn đưa vào sử dụng đạt
chất lượngđáp ứng nhu cầu của khách du lịch; trong đó có khách sạn sinh thái
chủ yếu là khu DLST Vườn Quốc Gia U Minh Thượng và Phú Quốc.
Bảng 2.3: Số đơn vị phục vụ lưu trú 2000- 2007
Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
Cơ sở lưu trú (cơ sở) 44 46 46 50 107 132 373 379 Tổng số phòng (phòng) 748 913 952 1.175 1.912 2.241 4825 4.894
Nguồn: Sở Văn Hóa, Thể Thao và Du Lịch Tỉnh Kiên Giang.
Khách sạn và cơ sở lưu trú du lịch tập trung ở các vùng trọng điểm du
lịch như: Thành Phố Rạch Giá, thị xã Hà Tiên và Phú Quốc. Chất lượng khách sạn đã từng bước được nâng lên. Một số khách sạn đã mở rộng loại hình dịch vụ
mới đáp ứng nhu cầu phục vụ khách du lịch, như: masage, karaoke, biliard, hớt
khách du lịch và hành hương. Công suất sử dụng bình quân của khách sạn năm
1998 chỉ đạt49,88% năm 1999 đạt 30%, năm 2007 đạt trên 50%.
Kết quả trên, là do những năm qua việc đầu tư cơ sở vật chất và nâng cấp
trang thiết bị dịch vụ trong các cơ sở lưu trú của công ty du lịch tỉnh, các thành phần kinh tếđã thấy được lợi thế về du lịch ở địa phương, nên đã mạnh dạn đầu tư
xây dựng, tham gia hoạtđộng kinh doanh du lịch, Tỉ lệ khách sạn, buồng, giường tư nhântăng lên đáng kể. Từ đó, kích thích kinh tế của địa phương phát triển.
- Về cơ sở ăn uống:
Hiện nay, toàn tỉnh có 45 nhà hàng chuyên doanh tổng hợp và một bộ
phận nhà hàng nằm trong các khách sạn. Trong đó, có một số nhà hàng khách sạn lớn như: Nhà hàng khách sạn Tô Châu 72 ghế, Nhà hàng khách sạn 1-5: 48 ghế, Nhà hàng khách sạn Bình Minh:16 ghế, Nhà hàng Hải Âu: 300 ghế, Nhà hàng Hòn Trẹm: 35 ghế….Ngoài ra, trong tỉnh còn có các nhà hàng chuyên doanh tổng hợp với qui mô lớn và trang thiết bị tốt của tư nhân như:
Hướng Dương,Phước Lộc Thọ, Như Ngọc, với tổng số ghế là 1.970 ghế. Những năm qua, việc kinh doanh nhà hàng ăn uống chỉ tập trung trên
địa bàn Thành phố Rạch Giá, Phú Quốc, Hà Tiên, Kiên Lương các doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng trang thiết vị, mở
rộng diện tích kinh doanh đểđáp ứng nhu cầu của thị trường. Trong hoạtđộng tư nhân chiếm tỷ trọng lớn (80%), do tính chủ động trong quản lý kinh doanh phần lớn các đơn vị điều trải qua hoạt động kinh doanh ăn uống trước khi
chuyển sanh kinh doanh nhà hàng.
Riêng nhà hàng của doanh nghiệp Nhà Nước tuy mới trở lại kinh
doanh năm 1997 nhưngđã phát huy tác dụng, cán bộ công nhân viên của đơn
vị đã được qua đào tạo; cung cách, chất lượng phục vụ ngày một nâng lên; xây dựng được những sản phẩm du lịch trọn gói ngày một tốt hơn.
- Về loại hình DLST
Hiện nay, loại hình DLST chưa được phát triển phong phú, đa dạng chủ
động, quan sát động thực vật; kết hợp với các loại hình du lịch văn hóa, về
nguồn, vui chơi giải trí, mua sắm, hành hương, công vụ và phần lớn là tự đi.
Khách du lịch lữ hành đi có tổ chức đoàn, có chương trình tour theo các loại
hình như: Nghỉ dưỡng, săn bắt, du thuyền, tham quan các đảo, du thuyền trên sông, lặn biển, du lịch về nguồn, tham quan vườn cây ăn trái, vui chơi giải
trí,…vẫn chưa được khai thác đúng mức.
- Về giao thông
+Phương tiện giao thông
Trong những năm qua, phương tiện giao thông tăng nhanh kể cả đường
bộ, biển, đường sông đáp ứng được yêu cầu đa dạng phù hợp với từng vùng và loại hình du lịch. Đặc biệt, đã xuất hiện phương tiện đặc thù như: Thuyền
du lịch câu cá ngắm biển, võ lãi vào rừng nguyên sinh, du thuyền trên sông
nước để thưởng thức các món ăn đặc sản, ngắm cảnh và thưởng thức văn hóa văn nghệ truyền thống…
Bảng 2.4: Phương tiện vận tải hiện có trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
Đơn vị tính: Chiếc/ ghế 2004 2005 2006 2007 1. Đường bộ 2. Đường sông 3. Đường biển và phà sông 1.321/97.975 675/9.834 92/1.830 7.442/141.517 685/7.394 129/1.406 7.829/41.681 685/7.394 130/4.977 8.048/44.178 782/10.915 141/5.467
Nguồn: Cục thống Kê tỉnh Kiên giang 2006-2007
- Hệ thống giao thông: +Đường bộ:
Tỉnh Kiên Giang có hệ thống giao thông nối liền với các tỉnh ĐBSCL, các trung tâm kinh tế khu vực và Campuchia. Những trục giao thông chính dẫnđến các vùng trọng điểm du lịch của Tỉnh như: Quốc lộ 61, 80, 63, Tỉnh
lộ 28,11 đã đang được nâng cấp. Quốc lộ 80 là con đường quan trọng nối liền
tỉnh Kiên Giang với các tỉnh ĐBSCL, Thành Phố Hồ Chí Minh và cửa khẩu
Quốc tế Xà Xía dài 150 km. Ngoài ra, còn có đường liên tỉnh lộ như: Tỉnh lộ
Nhìn chung, hệ thống giao thông đường bộ của tỉnh Kiên Giang được đầu tư, nâng cấp, cải tạo. Trong những năm qua, chủ yếu là các trục lộ chính
nối vào các khu du lịch phục vụ cho nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa. Tỉnh Kiên Giang đã nổ lực lớn cùng với sự hỗ trợ hiệu quả của Trung ương trong đầu tư xây dựng phát triển hệ thống giao thông. Trong 10 năm qua, đã xây dựng mới và nâng cấp 1.672 km đường, bao gồm 256 km đường quốc lộ, 252 km đường tỉnh lộ, 1.164 km đường giao thông nông thôn, 11.959 m cầu
có trọng tải lớn. Hệ thống đường bộ với nhiều công trình được đầu tư với kết
cấu bền vững công nghệ tiên tiến như: Quốc lộ 61, quốc lộ 63 các công trình thoát lũ trên quốc lộ 80, cầu Tô Châu,…. Giao thông đô thị được nâng cấp mở
rộng đường nội bộ ở các khu đô thị mới tại Thành phố Rạch Giá, Thị xã Hà Tiên và thị trấn Dương Đông…mở rộng giao lưu thông hàng hóa, đáp ứng tốt hơn nhu cầu đi lại của du khách và nhân dân.
+Đường sông:
Tỉnh Kiên Giang có hệ thống sông ngòi chằn chịt, rất thuận lợi cho giao
thông đường thủy. Hệ thống đường thủy nội địa Quốc gia gồm 17 tuyến sông,
kênh với chiều dài 306 km, trong đó có hai tuyến quốc thủy chính là Thành phố Hồ Chí Minh – Kiên Lương và Tành phố Hồ CHí Minh – Cà Mau phục
vụ vận chuyển các mặt hàng siêu trọng, siêu trường, các mặt hàng có khối lượng lớn như: vật liệu xây dựng, nông hải sản. Sông Cái Lớn, Sông Cái Bé,
xẻo Rô - Cán Gáo là tuyến giao thông nối liền với các tỉnh ĐBSCL và đổ ra
biển Tây. Các sông điều là cửa biển nên rất thuận lợi cho xây dựng cảng, bến
cảng phục vụ cho vận tải biển, phát triển di lịch sinh thái biển.
- Về hệ thống bến cảng, sân bay
Tỉnh Kiên Giang hiện nay có các bến cảng như: Cảng Rạch Giá, Cảng
cá Tắc Cậu, Cảng cá Nam du, cảng cá Hòn Thơm, Cảng Hòn Chông, Cảng
An Thới. Các bến cảng này có thể phục vụ vận chuyển hàng hóa và khách du lịch với số lượng lớn, tàu có trọng tải từ 200 đến 500 tấn có thể cặp bến.
Ngành hàng không dân dụng được coi là ngành kinh tế mũi nhọn, nằm
trong tổng thể kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội. Tỉnh Kiên Giang có 2 sân bay Rạch Giá, Phú Quốc có thể đón được phi cơ 70 khách, tuy quy mô còn nhỏ song đây là điều kiện thuận lợi phát triển vận chuyển khách du lịch đến các vùng xa trong nước. Ngoài ra, Trung ương đã có chủ trương đầu tư xây dựng
mới sân bay quốc tế Dương Đông có thể khai thác các loại máy bay A 320, A 321, B 767 vào năm 2015. Đây là điều kiện tốt cho tỉnh Kiên Giang mở rộng
hợp tác phát triển du lịch và kinh tế quốc tế với khu vực và thế giới tạo điều
kiện thuận lợi cho DLST phát triển.
- Về hệ thống điện, nước, bưu điện
+ Nước: Đây là yếu tố rất quan trọng trong kinh doanh du lịch. Hệ thống nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt chủ yếu là nước ngầm, suối và hệ thống
kênh rạch.Ở Rạch Giá, Phú Quốc và bán Đảo Cà Mau điều kiện cung cấp nước
sinh hoạt thuận lợi hơn song chưa đảm bảo chất lượng. Riêng Thị xã Hà Tiên việc
cung cấp nước sạch đã được quan tâm giải quyết, nhưng vẫn còn khó khăn trên
các đảo.Việc cung cấp nước ngọt là khó khăn hơn nếu như có nhiều khách du lịch.
+ Điện và bưu điện: Hiện nay, việc cung cấp điện cho sinh hoạt và sản
xuất cho các vùng tương đối tốt, 100% xã trong đất liền có hệ thống điện lưới
quốc gia. Hệ thống điện thoại có thể liên lạc trong nước và quốc tếở mọi nơi.
- Hạ tầng về mặt xã hội
Trong những năm qua, công tác đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ thuật trong lực lượng lao động được tăng cường. Cơ sở đào tạo
từng bước nâng cấp, mở rộng quy mô, loại hình đào tạo. Công tác đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ công chức từ tỉnh đến cơ sở được đẩy mạnh.
Bảng 2.5: Trình độ cán bộ khoa học kỹ thuật tỉnh Kiên Giang
Đơn vị: người
Trình độ đào tạo Năm 1999 2004 2007
Sau đại học 53 112 144
THCN 3.798 7.247 10.825 CNKT 3.189 2.728 3.726
Nguồn: Sở Lao Động, Thương Binh, Xã Hội tỉnh Kiên Giang.
Hệ thống y tế, giáo dục được mở rộng, cơ sở vật chất, trang thiết bị, đào tạo nguồn nhân lực được tăng cường. Từ đó đáp ứng được yêu cầu nâng
cao trình độ, chăm sóc sức khỏe, khám và điều trị bệnh của nhân dân. Đặc
biệt, mạng lưới y tế cơ sở đáp ứng được yêu cầu chăm sóc sức khỏe cho nhân dân và du khách. Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm luôn được quan tâm;
phòng chống dịch bệnh ô nhiễm môi trườngđượctăng cường.
An ninh trật tự, an toàn xã hội được giữ vững. Công tác phòng chống
tội phạm và tệ nạn xã hội đạt được kết quả trên nhiều mặt, đã kiềm chế sự gia tăng của các loại tội phạm, nhất là làm giảm tội phạm nghiêm trọng, tội phạm
có tổ chức, góp phần tạo môi trường lành mạnh, ổn định phục vụ đắc lực công
tác xây dựng và phát triển kinh tế- xã hội, đảm bảo an toàn cho du khách.
- Về kinh doanh du lịch
+Về nguồn khách
Khách quốc tế: Chủ yếu là khu vực Tây Âu, Châu Á, Mỹ đây là những
khu vực thường có du khách đến tỉnh Kiên Giang. Trong số này khách Việt
Kiều chiếm tỷ trọng lớn 56% so với lượng khách quốc tế. Lượng khách Việt
Kiều chủ yếu đến từ các nước, Mỹ, Úc, Cannađa, Pháp, Đức, Thụy Sỹ.
Khách trong nước: Chủ yếu là khách đến từ Thành Phố Hồ Chí Minh,
các Tỉnh ĐBSCL và một số Tỉnh khu vực Nam Trung Bộ. Phần lớn khách đi
công tác kết hợp với du lịch và khách hành hương liên tỉnh nhân dịp lễ hội
truyền thống trong vùng. + Về lượng khách
Tuy tỉnh chưa phân định rõ từng loại hình khách du lịch, nhưng đa số
khách du lịch đều đến tham quan cảnh quan thiên nhiên và kết hợp với các loại
hình du lịch bổ trợ khác. Trong 4 vùng du lịch của tỉnh loại hình DLST là nổi trội.
lên 108.553 lượt khách năm 1999 đến năm 2007 tăng lên 2.516.861 lượt khách,
bình quân hàng năm tăng 16,98%/năm. Trong đó, khách trong nước tăng từ
55.371 lượt năm 1995 lên đến 96.301 lượt năm 1999, tăng bình quân 14,84
%/năm. Năm 2004 là 272.314 lượt đến năm 2007 tăng lên 527.818 lượt bình quân
tăng trưởng hàng năm là 25,11%; khách quốc tế tăng từ 8.423 lượtnăm 1995 lên đến 12.252 lượt năm1999 tăng bình quân 9,82%/năm. Năm 2004 từ 48.000lượt tăng lên 73.306lượt năm 2007 bình quân tăng trưởng hàng năm là 15,24%.
Bảng 2.6: Số lượng du khách đến tỉnh Kiên Giang
Đơn vị tính: lượt khách
Năm Khách tham quan các
khu du lịch Khách đến cơ sở lưu trú Khách trong nước Khách quốc tế 2000 1.183.306 114.837 105.921 8.916 2001 1.181.908 178.098 133.706 44.392 2002 1.318.473 197.755 149.554 48.201 2003 1.503.004 224.917 185.099 39.818 2004 1.825.500 320.314 272.314 48.000 2005 1.820.111 425.919 381.333 54.586 2006 1.897.000 505.938 441.334 64.604 2007 2.516.861 601.124 527.818 73.306
Nguồn: Sở Văn Hóa Thể Thao và Du Lịch tỉnh Kiên Giang.
Tình hình khách du lịch những năm qua cho thấy lượng khách đến tỉnh
Kiên Giang ngày một tăng. Trong đó lượng khách quốc tế tăng nhanh từ đó
góp phần tăng nguồn thu đáng kể cho địa phương.
Do thời vụ của kinh doanh du lịch những năm qua, khách du lịch đến vào tháng 11 năm trước đến tháng 5 năm sau và tập trung nhiều vào tháng 2,3,4. Riêng du lịch lễ hội Nguyễn Trung Trực vào cuối tháng 8 âm lịch hàng
năm lượng khách đến viếng trên 150.000 lượt người.
+ Về thời gian lưu lại bình quân của khách:
Thời gian lưu trú bình quân của khách du lịch trong nước và nước
ngoài từ năm 2004 đến nay tăng không đều và giảm so với năm 1999, thường xuyên giao động từ 1,33 đến 1,55 ngày (giảm 39,82%). Nguyên nhân chủ yếu
là do hiện nay loại hình vui chơi giải trí còn nghèo nàng so với các tỉnh thành trong cả nước, giá cả dịch vụ cao, cơ sở vật chất chưa đáp ứng được nhu
cầu,…nên chưa giữ khách lưu lại lâu ngày ở địa phương.
Bình quân thời gian lưu của khách du lịch giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2007 là 1,72 này, trong đó khách du lịch quốc tế thời gian lưu trú bình quân là 1,91 này, khách du lịch trong nước là 1,69 ngày.
Bảng: 2.7: Thời gian lưu trú của khách du lịch đến tỉnh Kiên Giang
Đơn vị tính: ngày Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Thời gian lưu trú bình quân 1,33 1,66 1,50 1,53 1,60 1,74 1,68 1,75
- Khách quốc tế 1,63 2,05 1,52 1,82 1,72 1,80 2,09 1,83
- Khách trong nước 1,31 1,53 1,49 1,47 1,58 1,73 1,62 1,74