- Nguyên nhân
3.1.4. Cơ sở dự báo và các chỉ tiêu dự báo phát triển du lịch sinh thái ở tỉnh Kiên Giang
thái ở tỉnh Kiên Giang
Căn cứ vào quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Kiên Giang giai
đoạn đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020. Dự báo tình hình thị trường
khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và nhu cầu dòng khách nội địa khi nền
kinh tế nước ta ổn định, phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng cao.
Căn cứ vào vị trí của du lịch tỉnh Kiên Giang trong quy hoạch tổng thể
phát triển du lịch việt nam đến năm 2010, trong đó xác định tỉnh Kiên Giang nằm trong vùng du lịch trọng điểm của Phía Nam.
Dựa vào tiềm năng tài nguyên DLST và nhân văn, vị trí địa lý kinh tế,
định hướng phát triển của các trung tâm du lịch lớn trong vùng như thành phố
Hồ Chí Minh, thành phố Cần Thơ, các khu vực phụ cận và xu hướng phát
triển du lịch của các nước trong khu vực ASEAN.
Căn cứ vào xu thế và nhu cầu của khách du lịch trong nước và quốc tế đối với tiềm năng DLST ở tỉnh Kiên Giang, các dự án đầu tư về du lịch trong
thời gian qua đã được cấp phép và các dự án đã thống nhất cho chủ trương đầu tư, các dự án đang kêu gọi đầu tư vào các lĩnh vực du lịch tại tỉnh Kiên Giang.
Căn cứ vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ 2005 – 2010 trong đó du lịch và dịch vụ được xác định là ngành kinh tế quan trọng
trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Căn cứ vào hiện trạng mức độ tăng trưởng lượng khách du lịch quốc tế và trong nước đến tỉnh Kiên Giang trong thời gian qua, hiện trạng và xu thế
phát triển đô thị, kết câu hạ tầng, cơ sở vật chất phục vụ du lịch.
Dựa vào những căn cứ trên, dự báo về phát triển DLST ở tỉnh Kiên
Giang được tính theo hai phương án sau:
+ Phương án I(phương án trung bình):
Phương án này được tính trên cơ sở tốc độ phát triển như hiện nay của
ngành du lịch có dựa trên định hướng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội
của tỉnh và quy hoạch phát triển du lịch của cả nước. Đây là phương án chính để đưa ra các số liệu dự báo phát triển DLST của tỉnh Kiên Giang trong thời
gian tới. Tuy nhiên, phương án này cần có sự đầu tư tương đối đồng bộ trên các lĩnh vực nhằm tạo cơ sở thực hiện phương án cao.
+ Phương án II(phương án cao):
Phương án này được tính toán với các chỉ tiêu phát triển cao hơn hiện nay. Phương án này có khả năng đạt được trong điều kiện mối quan hệ quốc
tế thuận lợi, nền kinh tế thế giới tăng trưởng ổn định, khả năng đảm bảo cho
việc đầu tư đồng bộ kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật chuyên ngành.
Đặc biệt là sự đầu tư cho các khu vui chơi giải trí có sức hấp dẫn cao, các khu
du lịch nghĩ dưỡng, DLST biển,…trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
Nghiên cứu hai phương án trong tổng thể phát triển kinh tế - xã hội ở
tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2000 – 2010 đến năm 2015 phương án I sẽ đạt được một cách thuận lợi. Song như vậy tốc độ tăng trưởng của du lịch ở tỉnh
Kiên Giang sẽ chậm và gặp rất nhiều khó khăn trong hội nhập kinh tế. Ở phương án II đáp ứng được mong muốn của địa phương, đưa tốc độ phát triển
du lịch nói chung và DLST nói riêng đi nhanh hơn một bước làm động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh.
Phương án II sẽ là phương án tiến tới và khả năng thực hiện trong giai đoạn từ nay đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020. Phương án II là rất phù hợp vừa đáp ứng với quy hoạch phát triển chung của ngành du lịch, vừa đáp ứng với khả năng kinh tế của tỉnh và với các dự báo du lịch trong những năm tới.
Từ phương án này làm cơ sở chỉ đạo cho các phương hướng phát triển du lịch nói
chung và DLST nói riêng ở tỉnh Kiên Giang trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, là sáng tạo, hợp quy luật, phù hợp với nguyên lý của chủ nghĩa Mác – Lênin.
- Các chỉ tiêu dự báo
+ Dự báo thị trường:
Xác định thị trường là vấn đề quan trọng trong kinh doanh. Trước mắt và lâu dài đều phải coi trọng cả du lịch quốc tế và du lịch trong nước. Hiện nay, cơ sở vật chất, trang thiết bị đã được nâng lên nhiều. Tuy nhiên, loại hình du lịch nhất là DLST vẫn còn chưa theo kịp. Do đó, trước mắt những năm đầu
du lịch trong nước vẫn đóng vai trò quan trọng. Bên cạnh đó cần phải đẩy
mạnh khai thác thị trường du lịch quốc tế.
Thị trường du lịch trong nước: chú trọng đến thị trường khách du lịch
thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Cần Thơ, các tỉnh ĐBSCL, tiểu vùng Sông Mê Kông mở rộng, Vươn ra thị trường các tỉnh Nam Trung Bộ, Đông
Nam Bộ, thủ đô Hà Nội và các tỉnh phía Bắc.
Thị trường quốc tế: hướng ra thị trường các nước Pháp, Đức, canada, Úc, Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, các tổ chức môi trường
thế giới và các nước trong khu vực ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản và việt
Kiều định cư ở một số nước như Mỹ, Úc, canada, Pháp, Đức…
+ Dự báo số lượng khách:
Những năm gần đây, lượng khách du lịch đến tỉnh Kiên Giang có tốc độ tăng trưởng nhanh.Trong những năm tới khi đời sống, kinh tế - xã hội được nâng cao, nhu cầu đi du lịch của người dân sẽ tăng nhanh. Việc dự đón
số khách du lịch có liên quan nhiều đến vấn đề xây dựng mới, nâng cấp, tăng
số lượng phòng khách trong các khách sạn đủ tiêu chuẩn đón khách quốc tế;
nhu cầu về cán bộ quản lý, lực lượng lao động và các tổ chức liên quan trong việc phục vụ khách du lịch; căn cứ vào nhu cầu tham quan DLST của các nước trên thế giới, căn cứ vào tinh hình khách du lịch đến Kiên Giang trong những năm qua, những nhân tố thuận lợi khó khăn, các dự án trong toàn tỉnh đầu tư phát triển các khu DLST; mặt khác khi điều kiện kết cấu hạ tầng nhất
là hệ thống giao thông được đầu tư nâng cấp hoàn thiện cho phép rút ngắn
thời gian đi lại và đón khách du lịch trong và ngoài nước với số lượng lớn thì có thể dự đoán khách du lịch trong thời gian tới như sau:
Bảng 3.1: Dự báo khách du lịch đến tỉnh Kiên Giang
Đơn vị tính:ngàn người Phương án Loại khách Hạng mục 2008 2009 2010 2015 Phương án I Khách quốc tế Tổng số lượng khách Ngày lưu trú 84 1,87 97 2,06 112 2,06 202 2.5
Tổng số ngày khách 157 200 230 505 Khách nội địa Tổng số lượng khách Ngày lưu trú Tổng số ngày khách 660 1,76 1.162 825 1,7 1.420 1.031 1,78 1.835 2.320 1,8 4.176 Phương án II Khách quốc tế Tổng số lượng khách Ngày lưu trú Tổng số ngày khách 85 1,87 159 108 2,06 223 150 2,06 309 375 2,5 937 Khách nội địa Tổng số lượng khách Ngày lưu trú Tổng số ngày khách 665 1,76 1.170 838 1,7 1.425 1.060 1,78 1.887 2.491 1,8 4.484
Số lượng khách quốc tế hiện nay còn ít, do ảnh hưởng việc đầu tư khai
thác tiềm năng du lịch chưa đúng mức; nhiều chủ trương, chính sách làm các
nhà đầu tư trong nước và quốc tế không mạnh dạn đầu tư…tuy nhiên trong
những năm tới có thể tận dụng mối quan hệ sẵn có với các đơn vị trong nước
và quốc tế như liên doanh với Sài Gòn tourist và khai thác du lịch tàu biển đến các nước Thai lan, Campuchia, malaysia sẽ tạo ra được nguồn khách quốc
tế thường xuyên. Đối với khách trong nước nếu chú ý khai thác tốt sản phẩm
du lịch bổ trợ cho DLST như: Du lịch lễ hội, du lịch mua sắm, du lịch về
nguồn thì tốc độ tăng trưởng các năm sắp tới sẽ cao hơn, Song thời gian lưu
trú của khách du lịch sẽ tăng lên do tính chất phục vụ tốt và việc khai thác
ngày càng nhiều các điểm, tuyến du lịch.
+ Dư báo doanh thu:
Trong những năm tới do chất lượng phòng óc và chất lượng phục vụ cao hơn và khai thác nhiều dịch vụ vui chơi giải trí và du lịch bổ trợ khác dự báo doanh thu như sau:
Từ năm 2007-2010 bình quân hàng năm tăng 24-25%,doanh thu khách
trong nước tăng bình quân hàng năm là 23-24%, quốc tế tăng từ 21% trở lên.
Bảng 3.2: Dự báo doanh thu 2008-2015
Đơn vị tính: nghìn đồng
Phương án Loại doanh thu 2008 2009 2010 2015
Phương án I
Danh thu từ du lịch quốc tế 16
69.422 80.529 93.413 168.143 Danh thu từ du 343.852 467.772 699.352 1.748.380 Danh thu từ du 343.852 467.772 699.352 1.748.380
lịch nội địa 30 Tổng cộng 413.274 548301 792.765 1.916.523 Phương án II Danh thu từ du lịch quốc tế 72.330 87.417 105.650 216.582 Danh thu từ du lịch nội địa 413.818 537.963 801.410 2.245.550 Tổng cộng 486148 625.380 907.060 2.462.132
Để đạt được dự báo trên cần: Phát triển nhanh kinh doanh lữ hành, việc đón khách bằng tàu biển được tổ chức thường xuyên và mở rộng, các khu du lịch được hình thành và từng bước được nâng cấp, các dự án cần được triển
khai thực hiện đúng tiến độ, chất lượng phòng óc được nâng cao, trình độ
quan lý và chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ nhân viên ngành du lịch được nâng lên các loại hình du lịch vui chơi giải trí được đầu tư phát triển.