Vai trò của du lịch sinh thái trong phát triển kinh tế thị trường

Một phần của tài liệu Luận văn Du lịch sinh thái- bí quyết để phát triển bền vững (Trang 28 - 29)

DLST phát triển kích thích, làm động lực cho kinh tế thị trường phát

triển. Sản phẩm của DLST thường phong phú, đa dạng chất lượng cao.Dó đó,

đòi hỏi phải mở rộng giao lưu hợp tác, ứng dụng khoa học - công nghệ trong nhiều ngành, nhiều lĩnh vực để nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm du lịch. DLST có ảnh hưởng đến kinh tế thể hiện thông qua tác động qua lại của

quá trình tiêu dùng và cung ứng sản phẩm du lịch. Quá trình này tác động lên lĩnh vực phân phối, lưu thông và do vậy ảnh hưởng đến những lĩnh vực khác

nhau của quá trình tái sản xuất xã hội.

Trên bình diện chung, hoạt động DLST có tác động biến đổi cán cân

thu chi của khu vực và của đất nước. Khách du lịch quốc tế mang ngoại tệ vào

đất nước du lịch làm tăng nguồn thu ngoại tệ. Cán cân thu chi được thực hiện

giữa các vùng có trình độ kinh tế khác nhau, tuy không làm biến đổi cán cân

kinh tế của đất nước, song có tác dụng điều hòa các nguồn vốn từ vùng kinh tế phát triển sang vùng kém phát triển hơn, kích thích phát triển kinh tế vùng sâu, vùng xa.

Khi khu vực nào đó trở thành một điểm DLST, du khách từ mọi nơi đổ

về sẽ làm cho nhu cầu mọi hàng hóa tăng lên đáng kể. Việc đòi hỏi một số lượng lớn vật tư, hàng hóa các loại đã kích thích mạnh mẽ các ngành kinh tế

có liên quan đặc biệt là nông nghiệp và công nghiệp chế biến…Bên cạnh đó,

hàng hóa và vật tư du lịch đòi hỏi phải có chất lượng cao, phong phú về chủng

loại, hình thức đẹp và hấp dẫn. Điều này có nghĩa là yêu cầu hàng hóa phải được sản xuất trên một công nghệ cao, trình độ tiên tiến. Các chủ xí nghiệp

bắt buộc phải đầu tư trang thiết bị hiện đại tuyển chọn và sử dụng công nhân có tay nghề cao để sản xuất các mặt hàng đáp ứng nhu cầu du khách.

Ngày nay, xu thế toàn cầu hóa trong hợp tác và phát triển luôn giữ vai

trò chủ đạo trên thế giới. Hội nhập kinh kế quốc tế yêu cầu của mỗi quốc gia

cần thực hiện chính sách kinh tế thị trường, kinh tế mở, tham gia các chế định

kinh tế quốc tế, thực hiện tự do hóa và thuận lợi hóa trong lĩnh vực thương

mại và đầu tư. Thực hiện hội nhập kinh tế theo hướng bền vững là định hướng

chung cho sự phát triển của các quốc gia trên thế giới vì lợi ích chung của

toàn nhân loại. Mục tiêu của Tổ chức Thương mại thế giới chính là tạo điều

kiện thúc đẩy thương mại hàng hóa và dịch vụ trên thế giới phục vụ cho phát

Một phần của tài liệu Luận văn Du lịch sinh thái- bí quyết để phát triển bền vững (Trang 28 - 29)