Nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Luận văn Du lịch sinh thái- bí quyết để phát triển bền vững (Trang 111 - 113)

- Vùng III: Thành phố Rạch Giá và Phụ cận

3.2.2.3. Nguồn nhân lực

Con người đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển DLST, hoạt động của DLST liên quan trực tiếp đến con người và vì con người. Để đảm

bảo sự phát triển nhanh và bền vững, phải có chính sách Đào tạo, thu hút phát

triển nguồn nhân lựcxem đây là một chiến lược lâu dài. DLST đòi hỏi phải có

sự giao tiếp rộng rãi và trực tiếp đối với du khách, do đó, phải được đào tạo về

trình độ nghiệp vụ, ngoại ngữ phong cách, khả năng, thái độ giao tiếp của cán bộ và nhân viên, người tham gia hoạt động du lịchtrước mắt và lâu dài. Phát triển

DLST không thể thiếu yếu tố con người cần phải có chương trình đào tạo và đào

tạo lại cả về quản lý, kinh doanh và người dân địa phương, để đáp ứng kịp thời

cho phát triển DLST trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới.

Tập trung đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ, chuẩn hoá cán bộ,

nhân viên của ngành, nhất là lực lượng quản lý và hướng dẫn viên, nâng cao nhận thức về vai trò, trách nhiệm của mỗi người trong việc bảo vệ môi trường

sinh thái. Khuyến khích mọi người tự giác học tập, nâng cao trình độ bằng

nhiều hình thức. Đào tạo, bồi dưỡng các lĩnh vực thiết yếu cho phát triển

DLST: Như quản lý, hoạch định chiến lược, tiếp tân, bồi phòng, phục vụ bar, quản lý cơ sở vật chất, kế toán du lịch và đào tạo ngoại ngữ đặc biệt là tiếng

Anh, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc…Ngoài ra, cần đào tạo đội ngũ hướng dẫn viên du lịch giỏi và có kỹnăng của DLST.

Cần tổ chức thường xuyên các lớp bồi dưỡng kiến thức về quản lý và

văn hoá kinh doanh du lịch cho tất cả đội ngũ lao động đang làm việc tại các

khu du lịch, cáccơ sở dịch vụ du lịch. Điều này đặc biệt cần thiết với những người làm nhiệm vụ quản lý từ bộ phận lên tới chủ doanh nghiệp, giám đốc điều hành, lễ tân…

Việc đào tạo tại chỗ và đào tạo lại có thể thực hiện bằng các hình thức:

Những người giỏi truyền nghề cho những người mới, người chưa có kinh

nghiệm trong từng công việc cụ thể sao cho thành thạo dần, mời giảng viên về

kinh nghiệm và kỹ năng tại chỗ. Các lớp này cần được tổ chức linh hoạt để

không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh dịch vụ. Nội dung bồi dưỡng phải

thiết thực và cập nhật cả kỹnăng nghiệp vụ, trang thiết bị. Riêng đào tạo ngoại

ngữ các cơ sở kinh doanh du lịch phải hướng tới đào tạo và sử dụng lâu dài. Cung cấp kiến thức về môi trường sinh thái, cảnh quan thiên nhiên, các giá trị DLST, hiểm họa môi trường với phát triển kinh tế - xã hội, phát triển du lịch, xã hội hóa du lịch…Các kiến thức về nhu cầu, sở thích, thói quen, tập quán

giao tiếp ứng xử của khách du lịch (kể cả khách quốc tế và khách nội địa). Từ đó

khuyến khích sự sáng tạo cho ra đời những dịch vụ phù hợp với khách du lịch, đồng thời khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch của địa phương.

Cần tổ chức các lớp bồi dưỡng ngắn ngày cho những lao động thời vụ

vốn là dân cư địa phương. Bởi đây là lực lượng không thuần nhất, không có

kỹnăng, nghiệp vụ chuyên môn. Họ được tham gia vào phục vụ trong một số

công việc lao động đơn giản, phụ trợ cho các hoạt động tham quan, nghỉ dưỡng và chữa bệnh…Trang bị kiến thức cơ bản về giao tiếp ứng xử, kỹnăng

bán hàng, vệ sinh môi trường, tiếp thị du lịch…Công tác đào tạo nguồn nhân

lực có nhiệm vụ tiến tới phát triển du lịch bền vững.

Bên cạnh đó cần quan tâm đào tạo lực lượng bảo vệ an ninh trật tự, an

toàn cho du khách, thành thạo các biện pháp bảo vệ an ninh, sơ cấp cứu người

bị nạn. Đào tạo cách sử dụng các thiết bị chuyên dùng, phương tiện vận

chuyển phục vụ khách du lịch. Thiết lập trang thông tin về nhu cầu lao động để tham gia vào hoạt động du lịch chú ý lực lượng sinh viên tốt nghiệp ở các cơ sở đào tạo du lịch.

Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho lực lượng hướng dẫn viên du lịch có trình độ chuyên sâu, am hiểu về du lịch, có trình độ kiến thức rộng

trên nhiều lĩnh vực như: văn hóa, lịch sử, kỹ năng giao tiếp và xử lý tình huống, ngoại ngữ…. Lực lượng này vừa làm công tác hướng dẫn viên vừa

chức hội thi nghiệp vụ hướng dẫn viên, tuyên truyền viên, tiếp tân để tạo cơ

hội cho đội ngũ cán bộ nhân viên có dịp học tập nâng cao nghiệp vụ ứng xử, trao đổi kiến thức, kinh nghiệm.

Phát huy tinh thần tự học tập của đội ngũ cán bộ, nhân viên, nâng cao tay nghề người lao động. Nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ lao động trực tiếp

làm việc trong khối khách sạn vừa và nhỏ, khách sạn sinh thái. Liên kết với các địa phương trong lĩnh vực đào tạo phát triển nguồn nhân lực. Tranh thủ sự giúp đỡ, tài trợ của các tổ chức quốc tế, tổ chức môi trường thế giới trong việc mở các

lớp huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ cho lực lượng lao động trong ngành. Tổ chức hoạt động hội thảo, giao lưu, gặp gỡ nhằm tạo điều kiện cho

các doanh nghiệp trao đổi kinh nghiệm trong quá trình hoạt động kinh doanh

cũngnhư tạo mối quan hệ giữa các doanh nghiệp.

Tổ chức phát triển hệ thống các trường, trung tâm dạy nghề, đào tạo du

lịch, phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp xây dựng chương trình thực

hành, thực tập cho sinh viên phù hợp với thực tiễn. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế

trong lĩnh vực đào tạo phát triển nguồn nhân lực.

Một phần của tài liệu Luận văn Du lịch sinh thái- bí quyết để phát triển bền vững (Trang 111 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)