Các giải pháp đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, quảng bá, tạo môi trường cho du lịch sinh thái phát triển

Một phần của tài liệu Luận văn Du lịch sinh thái- bí quyết để phát triển bền vững (Trang 115 - 118)

- Vùng III: Thành phố Rạch Giá và Phụ cận

3.2.3.Các giải pháp đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, quảng bá, tạo môi trường cho du lịch sinh thái phát triển

tạo môi trường cho du lịch sinh thái phát triển

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá tiềm năng, sản phẩm, tài nguyên du lịch nhằm thu hút lượng khách ngày càng đông góp phần phát triển

kinh tế - xã hội nâng cao hình ảnh DLST trong nước và ngoài nước.

Ưu tiên nguồn vốn thỏa đáng cho công tác tuyên truyền, quảng bá du

lịch và xây dựng chính sách thị trường. Trong đó, cần phân loại thị trường theo đối tượng; xác định thị trường chính yếu, thị trường mục tiêu và các thị trường tiềm năng, kết hợp chặt chẽ với việc nghiên cứu cung, cầu và tâm lý thị hiếu của du khách.

Đối với thị trường địa phương cần tuyên truyền, quảng bá để nâng cao

nhận thức của các cấp, các ngành và nhân dân về vai trò của DLST, nâng cao ý thức trách nhiệm của toàn dân đối với việc bảo vệ tài nguyên, môi trường tự

nhiên, xã hội trong sự phát triển DLST và kinh tế- xã hội.

Đối với thị trường quốc tế (Thị trường đầy tiềm năng) cần tập trung

tuyên truyền, quảng bá để nâng cao hình ảnh của DLST tỉnh Kiên Giang, tài nguyên, sản phẩm du lịch đặc sắc… để thu hút khách du lịch quốc tế.

Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường, xúc tiến đẩy nhanh tốc độ

xây dựng, đầu tư vào các công trình trọng điểm từ nay đến năm 2010 và định hướng chiến lược đến năm 2020, có chính sách thích ứng và chiến lược quảng

bá phù hợp với từng thị trường, phát huy lợi thế so sánh và cạnh tranh đề ra các giải pháp khả thi.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá về DLST. Giáo dục pháp

186/2006/QĐ-TTg ngày 14-8-2006 của Thủ Tướng Chính phủ về ban hành quy chế quản lý rừng, luật di sản văn hóa, luật bảo vệ môi trường…cho toàn dân nhằm nâng cao nhận thức, tuân thủ những quy định của pháp luật, trong

khai thác và bảo vệ tài nguyên, bảo vệ môi trường sinh thái. Trên cơ sở

nghiên cứu tâm lý, thị hiếu, tập quán, thói quen tiêu dùng của các đối tượng

khách du lịch đễ đưa ra những sản phẩm quảng cáo, tuyên truyền phù hợp và có chất lượng cao đến với người tiêu dùng ở các thị trường. Trong đó, tuyên truyền, quảng bá hình ảnh, sản phẩm du lịch phải thật sự cụ thể, chính xác để

kích thích vào nhu cầu trực tiếp của du khách. Đồng thời, tuyên truyền nâng

cao nhận thức của người dân địa phương, kết hợp với các phong trào quần

chúng bảo vệ an ninh trật tự của địa phương.

Phối hợp với các phương tiện thông tin đại chúng tuyên truyền chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và nhà Nước; Tăng cường thời lượng

phát sóng thông tin về DLST trên đài Phát Thanh và Truyền hình của tỉnh và

đài của địa phương. Mở chuyên mục về du lịch trên các báo, đài; nâng cao số lượng và chất lượng bài viết, phóng sự về DLST. Gửi tin, bài cộng tác với các báo đài khu vựcvà Trung Ương, tạp chí du lịch. Xây dựng trang Web của các

doanh nghiệp, các khu du lịch, xây dựng trang web về du lịch của tỉnh.

Liên kết với đài truyền hình Việt Nam, các kênh truyền hình, đài truyền

hình Thành Phố Hồ Chí Minh giới thiệu về “tiềm năng đất nước con người

Kiên Giang”, thực hiện các bộ phim giới thiệu về DLST Phú Quốc và U

Minh Thượng. Xây dựng các kịch bản, tác phẩm phim (điện ảnh), trong đó

chú ý gắn với cảnh quan thiên nhiên, đề cao vai trò của thiên nhiên đối với

cuộc sống và kinh tế - xã hội của địa phương; khơi dậy những tiềm năng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

khám phá của con người đối với DLST của tỉnh Kiên Giang. Kịch bản, tác

phẩn điện ảnh theo những hình thức tích cực và thỏa mái.

Hợp tác giữacác công ty tư nhân và Nhà Nước trong việc cung cấp dữ

liệu, thông tin trên mạng internet. Ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin để đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá. Khách DLST thường có trình độ

giáo dục cao do đó họ tiếp cận với loại thông tin này một cách dễ dàng. Ngoài ra, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền thông qua khách du lịch quốc tế và

trong nước, thông qua các tổ chức vì môi trường các nhà nghiên cứu khảo cổ,

thám hiểm, các nhà khoa học. Đối với đối tượng này, tuyên truyền bằng cách

thông qua các hướng dẫn viên du lịch được đào tạo chuyên sâu, thư viện,

phòng thí nghiệm, cơ hội quan sát thực tế bằng các thiết bị chuyên môn và chính hình ảnh thật về DLST ở tỉnh Kiên Giang.

Trong công tác tuyên truyền, quảng bá cần tổ chức các hoạt động, sự kiện

du lịch, các ngày kỷ niệm, các ngày lễ hội… để kết hợp quảng bá hình ảnh các

khu DLST. Nội dung công tác tuyên truyền, quảng bá phải hướng vào mục tiêu:

Tăng cường nhận thức của toàn dân về vai trò của DLST, đem lại lợi ích cho nhân dân về nhiều mặt như, tạo công ăn việc làm, nâng cao ý thức bảo vệ, giữ gìn và khai thác hợp lý tài nguyên du lịch. Duy trì và nâng cao hình ảnh DLST tỉnh Kiên

Giang trong và ngoài nước nhằm thu hút ngày càng nhiều khách du lịch, các nhà

đầu tư, góp phần mở rộng quan hệ hợp tác phát triển trong nước và quốc tế.

Xuất bản các ấn phẩm tuyên truyền và giới thiệu về lịch sử, di tích văn

hóa, danh lam thắng cảnh, tiềm năng DLST để phục vụ cho xúc tiến du lịch trong và ngoài nước. Phát hành sách hướng dẫn về du lịch, bản đồ du lịch của

các khu DLST, hướng dẫn các điểm tham quan, nơi ăn, ở, cách thức đi lại, hệ

thống chỉ dẫn; các sách ảnh, bưu ảnh, tờ gắp thông tin về du lịch và các sự

kiện, loại hình, tua, tuyến ở các khu du lịch; các ấn phẩm giới thiệu về văn

hóa lịch sử truyền thống cách mạng.

Tổ chức các trung tâm DLST tại thành phố Rạch Giá, Vườn Quốc gia U Minh Thượng, Hà Tiên- Kiên Lương, Phú Quốc; nâng cao hiệu quả và nội

dung hoạt động của chi nhánh du lịch tỉnh Kiên Giang tại Thành Phố Hồ Chí

Minh. Mở rộng hợp tác du lịch ra nước ngoài nhất là các nước trong khu vực

ASEAN. Đẩy mạnh quảng bá DLST của tỉnh Kiên Giang ra thế giới. Đăng cai

kết hợp với hãng truyền hình, hảng hàng không, hằng hải trong nước và quốc tế để thực hiện các chương trình giới thiệu về DLST ở tỉnh Kiên Giang.

Một phần của tài liệu Luận văn Du lịch sinh thái- bí quyết để phát triển bền vững (Trang 115 - 118)