GIỚI THIỆU HAI VỞ KỊCH TIÊU BIỂU: ANDROMAQUE VÀ ATAL

Một phần của tài liệu văn học phương tây (Trang 114 - 119)

I- Piere Corneill 1606 1684 người mở đường vinh quang cho bi kịch Pháp

2. Racine (1639-1699) và bi kịch Andromaque

GIỚI THIỆU HAI VỞ KỊCH TIÊU BIỂU: ANDROMAQUE VÀ ATAL

BI KỊCH ANDROMAQUE

Bối cảnh: thành Troie (Ilion) thời hậu chiến .

Nhân vật:

Andromaque - vợ gố của dũng sĩ hoàng tử Hector (thành Troie thất thủ)

Pyrus - lãnh chúa mới của thành Troie, gốc người Akay, con trai của anh hùng Achill quá cố trong cuộc chinế tranh 10 năm đánh thành Troie ..

Ecmion - cơng chúa con vua Menelax xứ Hi Lạp (Akay), người yêu của Pyrus

Oreste - tướng Hi Lạp, say mê đeo đuổi Ecmion .

Tĩm tắt cốt truyện kịch :

Pyrus đã đính hơn với cơng chúa Ecmion nhưng khi đến cai quản thành Troie anh lại đem

lịng yêu Andromaque vợ gố của dũng sĩ Hector . Andromaque tỏ ra một mực giữ thuỷ

chung với chồng và trọng danh dự thành bang, nàng kiên nhẫn chối từ lời cầu hơn của

con trai kẻ thù. Nàng cố khơng bị nao núng trước sự cầu hơn nồng nhiệt thiết tha của tướng trẻ Pyrus. Trong khi đĩ , biết tin người yêu đang bỏ rơi mình, cơng chúa Ecmion lo lắng bồn chồn . . . Giữa lúc đĩ, Oreste viên tướng trẻ - người đang theo đuổi cơng chúa

Ecmion nhận được lệnh nhà vua Menelax đến thành Troie truyền lệnh cho Pyrus phải bắt đứa con trai nhỏ của Hector (tên cậu bé: Astianax) đem về xứ Hi Lạp để trừ hậu hoạ .

114

Thừa dịp này Pyrus ép nàng Andromaque nhận lời lấy y và hứa sẽ bảo toàn tính mạng đứa

con trai. Cịn Oreste nhân chuyện này cũng lo tính giành lấy tình yêu của cơng chúa

Ecmion. Nàng Andromaque lo sợ bàng hồng trước tình thế nan giải . Chịu nhục kết hơn

với kẻ thù thì cứu được con trai , chưa cĩ cách nào hơn , nàng đành ưng thuận lời cầu

hơn của Pyrus . Tướng trẻ Pyrus quên hẳn mệnh lệnh của nhà vua , anh ta vui mừng chuẩn

bị đám cưới. Cịn Ecmion căm hờn vị bị ruồng bỏ, nàng hứa sẽ nhận lời cầu hơn của

Oreste và yêu cầu anh ta giết chết Pyrus cho hả giận. Tướng Oreste cũng vì say mê nàng cơng chúa mà liều lĩnh ra tay sát hại Pyrus sau giờ hơn lễ .. . Nàng cơng chúa Ecmion vẫn

cịn nặng tình yêu Pyrus, hối hận , nàng xỉ mắng Oreste rồi tự vẫn bên xác người yêu . Cịn Oreste nhực nhã tuyệt vọng phát điên và bị hoàng hậu Andromaque vừa lên ngơi cai trị thành Troie phát lệnh truy nã, y được đám lính đưa đi chạy trốn biệt xứ .

GỢI Ý PHÂN TÍCH :

Xét về mặt hình thức, Andromaque là nhân vật chính - nhân vật nữ anh hùng chiến thắng (được nhà thơ đặt tên vở bi kịch). Nàng cố bảo vệ danh dự của chồng và danh dự thành

bang cơng đồng Troie. Nàng ứng biến tuỳ thời để bảo vệ sinh mạng con trai - nĩ cũng

niềm hi vọng của thành bang. Nhưng khi chúng ta xét tồn bộ vở kịch , thực sự nàng chỉ là nhân vật chính giả. Ý đồ nghệ thuật xây dựng nhân vật này để làm điểm tựa cho bối cảnh,

mặt khác để nguỵ trang vượt qua kiểm duyệt và mũi nhọn chỉ trích của triều đình. Thực sự

những nhân vật cịn lại mới là nhân vật bi kịch chính thức.

Hành động kịch của Andromaque bề ngoài cĩ vẻ phức tạp quyết liệt song thực tế vẫn là

đơn giản, chưa phải là hành động bi kịch. Tuy nhiên nàng vẫn được coi là hình ảnh người

vợ người mẹ đẹp đẽ và cao cả, đáng ngợi ca trên những vần thơ vì tấm gương quên mình… Nàng khéo léo chối từ kẻ cầu hơn, rồi lại nhẫn nhục đến gặp cơng chúa Ecmion để cầu xin cho con trai nhưng vơ hiệu quả. Nàng biết khéo léo nhen nhĩm hi vọng cho kẻ si tình để

kéo dài thời gian ... Nàng là hình ảnh người vợ, người mẹ lí tưởng biết xử lý hài hồ giữa

lí trí và tình cảm.

Pyrus mới thực sự là hình ảnh đại diện của con người đương thời nửa sau thế kỉ 17. Anh ta

luơn luơn bị mối tình si lơi cuốn. Bản chất của anh hiền lành, quảng đại, khiêm nhường cĩ

thể trở nên ơng vua tốt của xứ sở Troie mới chinh phục. Nhưng vì tuổi trẻ bị cơn thèm khát

chiến thắng thúc giục, anh trở nên nĩng nảy. Hai tính cách: lãnh chúa thơ bạo và anh hùng phong nhã giành nhau trong bản thân Pyrus. Tuy là kẻ anh hùng chiến thắng, vì say mê sắc đẹp của Andromaque đến nỗi anh hạ mình hết mức cầu xin tình yêu của người phụ nữ yếu đuối. Nàng chẳng cĩ gì ngồi sắc đẹp và nỗi khổ đau. Những cuộc đối thoại giữa hai con người thay bậc đổi ngơi: nàng là nữ hoàng cịn chàng là kẻ đầy tớ, thật éo le, dồi dào kịch tính. Say đắm Andromaque, anh ta quên hết lời hẹn ước hơn nhân với cơng chúa con vua

Menelax. Say mê Andromaque, anh khinh rẻ cả đống tro tàn cịn âm ỉ cháy ngọn lửa hận

thù ở thành Troie. Say mê Andromaque, anh ta dám chống lại cả vương triều tổ quốc Hi

Lạp hùng mạnh.Và say đắm Andromaque, anh ta quên cả cảnh giác giữ gìn tính mạng.

Tình yêu làm anh ta trở nên hung dữ, đáng sợ càng thèm khát ráo riết hơn. Anh ta dùng

mọi thủ đoạn để chinh phục trái tim Andromaque -người vợ gố, khơng bận tâm vì cái tang chồng của nàng. Và khi nàng chấp thuận lời cầu hơn thì Pyrus lại chứng tỏ là kẻ nam nhi

115 của người mình yêu. Đĩ là những tình huống bi kịch thật sự, khơng hề giản đơn, một chiều và chưa thấu tâm lí như Andromaque...

Đơi khi nghe lời cận thần can ngăn, thực ra là do nản chí, Pyrus nổi cơn giận dữ với người đẹp và anh dừng bước lại . . . Nhưng rồi khơng thể quên được nàng, anh tiến tới dứt khốt hơn. Cuộc sống của một đế vương trẻ tràn ngập trong khổ đau dằn vặt với tâm trạng bất an

này mới là nội dung chính của vở kịch.

Cái chết của Pyrus mang tính tất yếu, khi hết khổ đau nhân vật này khơng cịn lí do để tồn

tại. Nĩ củng cố nhận xét của ai đĩ về con người thượng lưu Pháp thế kỉ XVII:"Cảm giác,

ngay cả cảm giác khổ đau, là cuộc sống duy nhất đáng mong ước" .

Ecmion là nhân vật sáng tạo của Racine từ nguyên mẫu của truyền thuyết Hi Lạp và kịch

cổ của Euripide. Nàng là người cĩ địa vị cao, rất dễ hợm hĩnh, kênh kiệu, tự tin. Nhưng khi

thấy mình chơng chênh trong hạnh phúc mong manh trước vị hơn phu dễ thay lịng đổi dạ

thì Ecmion chao đảo từ cực này sang cực khác, hoang mang bối rối khủng khiếp , mất hết

tự chủ. Nĩng vội, nàng đã làm trái với tâm hồn mình và gây tai hoạ khơng thể cứu vãn. Nàng cũng chỉ là một nạn nhân của bi kịch.

Oreste là một tính cách ít thành cơng hơn, chưa đủ gọi là nhân vật bi kịch. Hắn chỉ là con

người thiếu tự chủ nhất thời bị cơn thèm khát tình yêu đẩy vào kết cục bi đát nhục nhã. Anh ta chỉ là một nạn nhân đau khổ của định mệnh (ngụ ý: khơng hiểu nổi việc mình làm, ngu dốt. Khác với Pyrus hiểu rất rõ hậu quả mà vẫn hành động !) .

Vở kịch Andromaque thể hiện rõ nét nhất nghệ thuật bi kịch Racine. Kịch của ơng khơng quá lạ lùng siêu việt phức tạp ngổn ngang mà hấp dẫn khán giả bằng sự miêu tả tinh vi đời

sống tình cảm của con người thời đại trong một khuơn khổ hẹp nhất.

BI KỊCH ATALI

Mượn một cơt truyện trong Kinh Thánh, vừa tiếp tục chủ đề quen thuộc vừa chuyển mạnh

sang phê phán chế độ quân chủ Pháp khi nĩ trắng trợn đối đầu với quần chúng nhân dân . Sơ lược nội dung kịch:

Nữ hoàng Atali là nhân vật trung tâm, hiện thân của một nỗi thèm khát trả thù lớn lao

nhằm thanh tốn một mĩn nợ thù và cũng để củng cố, duy trì địa vị tối cao của mình. Là một phụ nữ đã làm mẹ, làm bà nhưng cuồng vọng đến mức ráo riết săn đuổi đứa cháu nội

- giọt máu cịn sĩt lại của dịng họ David, càng chất thêm ốn thù với quần chúng Do thái

(bị coi là dị giáo). Do mối thù của dịng họ lại thêm tín ngưỡng tơn giáo kích thích, Atali càng điên cuồng khát máu. Bất chấp tinh thần đức tin Đức Chúa Trời, Đấng vĩnh cửu mà

chính bà thường tâm niệm nĩi ra, tiếng gọi của dục vọng trả thù vẫn chiếm được bà. Lo sợ

cái chết thường xuyên ám ảnh, cố chống lại nĩ bà vẫn khơng tránh khỏi. Tư tưởng chống

khủng bố chống chuyên chế thấm đẫm trong nội dung kịch đã dẫn tới sự "nổi loạn" của

nghệ thuật bi kịch - nghĩa là vi phạm rõ rệt qui tắc cổ điển chủ nghĩa , nhất là cảnh quần

116 Vở kịch đã khơng làm hài lịng vua Louis XIV nên khơng được phép cơng diễn trên sân khấu. Tuy vậy dư luận tiến bộ vẫn đánh giá cao Atali như vở bi kịch cổ điển cĩ ý nghĩa xã hội sâu rộng nhất .

HƯỚNG DẪN ƠN TẬP

So sánh bi kịch Andromaque với bi kịch Le Cid ? Tính cổ điển là gì ?

( gợi ý : tính cổ điển về lịch sử là : bi kịch chọn những hoàn cảnh thường gặp , của bi kịch

nhân loại, của mọi dân tộc . Nĩ cịn là tình huống tâm lí cổ điển ).

117

CHƯƠNG XI MOLIERE VÀ HÀI KỊCH CỔ ĐIỂN

Moliere "người hề vĩ đại"- một trong những tên tuổi lớn của chủ nghĩa cổ điển Pháp , của

lịch sử văn học Pháp và là một trong những nhà viết hài kịch lớn nhất của lịch sử sân khấu

thế giới. Cả cuộc đời ơng là một tấm gương sáng của một nghệ sĩ chân chính luơn luơn bảo

vệ chân lí của thời đại chống các thế lực phản động bảo thủ tiêu cực.Hoạt động cùng thời

với các nhà thơ nhà văn Racine, Boileau, La Fontaine . . . Moliere đem đến cho văn đàn Pháp những cống hiến lớn lao - người sáng lập hài kịch cổ điển và đưa nĩ tới đỉnh cao xán

lạn. Là nghệ sĩ ưu tú kết tinh những truyền thống tốt đẹp của nhân dân và dân tộc Pháp,

sáng tác của ơng chuyển nhanh về phía cuộc sống hiện thực phong phú sơi động trong đĩ

quần chúng lao động đang tiến lên đảm nhiệm vai trị mới của lịch sử. Ba trăm năm lẻ đã qua, tiếng cười của Moliere khơng lúc nào vắng trên sân khấu Pháp và thế giới trong đĩ cĩ

sân khấu Việt Nam. Hài kịch của Moliere đã đĩng gĩp đáng quí cho việc xây dựng nền văn

học hiện đại và sân khấu kịch nĩi Việt Nam.

1- MỘT TÀI NĂNG NẢY SINH TRONG RÈN LUYỆN ĐẤU TRANH GIAN KHỔ

 Jean Baptiste Poquelin sinh tại Paris trong một gia đình tư sản - tiểu quí tộc cận thần

của nhà vua. Ơng được dạy dỗ chu đáo ba năm trong trường trung học Clémonde nổi

tiếng.Lúc ấy ơng đã tỏ rõ sở thích văn chương, triết học, chịu ảnh hưởng triết học

Gassendy (cảm giác luận). Cha dự định cho ơng học luật và thừa kế chức vụ quan hầu

của nhà vua nhưng Poquelin lại chọn sân khấu - một nghề nghiệp đương thời coi là thấp kém.

 Năm 1643, Poquelin quen biết một nữ diễn viên Madelaine Béjart cùng một số bạn

thành lập "Đoàn kịch trứ danh". Do thiếu kịch bản và diễn viên giỏi nên đồn kịch chưa cĩ tăm tiếng mặc dù rất cố gắng. Poquelin chọn biệt danh "Moliere" năm 1644. Đồn kịch tan rã năm 1645. Cuối năm đĩ, Moliere cùng với anh em nhà Béjart dời khỏi Paris đi về các tỉnh nhỏ để lưu diễn.

 Suốt 13 năm trời (1645 - 1658) chịu đựng khĩ khăn thiếu thốn, gánh hát nhỏ chưa nổi

tiếng của Moliere lang thang hầu khắp nước Pháp. Dọc đường, gánh sáp nhập với một

gánh khác khác. Mười ba năm phiêu bạt giang hồ chính là thời gian chuẩn bị một sự

nghiệp lớn lao của Moliere. Nĩ giúp ơng hiểu biết, tích lũy vốn sống về một xã hội

Pháp, lúc ấy đang cĩ cuộc nổi loạn La Frode. Nĩ giúp nhà văn tiếp xúc rộng rãi với các

gánh hát rong địa phương, học tập họ rồi cạnh tranh với họ. Nĩ giúp Moliere kiểm tra

lại nhận thức của mình, biết chỗ mạnh chỗ yếu từ đĩ vạch hướng đi lâu dài. Moliere diễn viên, đạo diễn, nhà sáng tác hài kịch và trưởng đoàn kịch đã trưởng thành qua 13

năm gian khổ như thế.

 Từ 1650 Moliere đứng đầu gánh hát và bắt đầu xây dựng một số tiết mục đặc sắc . Ơng

bắt tay viết những vở "kịch hề" trong đĩ vận dụng những kinh nghiệm của loại "kịch

mặt nạ Italia" về kĩ thuậ , hành động, tính cách nhân vật. Như các vở "Chàng Ngốc" , " Ghen" đã báo hiệu một tài năng.

118

 Thành cơng của Moliere vang dội đến tận kinh đơ. Năm 1658 , đoàn kịch Moliere được

nhà vua gọi về Pari. Moliere ra mắt cung đình với vở hài "Thầy thuốc si tình". Buổi

diễn cĩ kết quả tốt, đồn được giữ lại Paris, được nhà vua cấp cho rạp hát Peuti

Bourbon vốn là rạp hát của triều đình để đoàn biểu diễn thường xuyên . Sau một năm

hoạt động vừa diễn vở cũ vừa dựng vở mới, đoàn tuyển mộ thêm những diễn viên cĩ tài .

 Năm 1659, Moliere đưa lên sân khấu các vở "Những ả kiểu cách lố bịch". Tác giả bị

bọn quí tộc căm ghét mặc dù ơng chỉ đả kích bọn "giả làm quí tộc". Từ đây cuộc đời

Moliere chuyển sang giai đoạn xây dựng một nền nghệ thuật sân khấu dân tộc hiện

thực và tiến bộ. những tác phẩm lớn của Moliere ra đời liên tiếp, mỗi vở là một địn giáng vào giới quí tộc, nhà thờ và chế độ chuyên chế. Và Moliere khơng ngừng phải

chống trả quyết liệt những phản ứng điên cuồng của các thế lực thù địch. Mặt khác,

Moliere cịn phải đương đầu với những nhà soạn kịch và diễn viên đố kị thù ghét ơng, lên án ơng khơng tơn trọng những qui tắc cổ điển, báng bổ tơn giáo, làm hại khiếu

thẩm mĩ của cơng chúng. Quá trình đấu tranh này đã khiến Moliere trở thành nhà sáng tác hài kịch vĩ đại, nhà nghệ sĩ lão luyện và nhà tổ chức giáo dục tài năng.

 Năm 1662 Moliere cho diễn vở "Trường học làm vợ" lên án quan điểm phong kiến vơ nhân đạo, trái tự nhiên vơ hiệu quả trong việc giáo dục phụ nữ. Bọn phản động tức tối,

xúm lại cơng kích Moliere. Chỉ cĩ Boileau tỉnh táo, vẫn viết bài phê bình bênh vực

Moliere. Để trả lời những kẻ thù địch, Moliere viết tiếp hai vở kịch ngắn "Phê bình

trường học làm vợ" và "Kịch ứng diễn ở Verseill" (1663) đưa luơn các nhà phê bình đố

kị lên sân khấu mà châm biếm.

 Trong thời gian 1664 - 1666, Moliere viết ba vở hài kịch lớn với tư tưởng triết học xã hội phong phú "Tactuff", "Don Joan","Anh ghét đời". Là những địn trí mạng giáng

vảo nhà thờ, giai cấp quí tộc thế kỉ 17. Những thế lực phản động núp bĩng triều đình la ĩ om xịm, hùa nhau đe dọa hành hung nhà văn. Đây là giai đoạn căng thẳng nhất

trong cuộc đời nhà văn nghệ sĩ Moliere .

 Từ đây hoạt động nghệ thuật của Moliere giảm bớt sơi nổi với các vở Lão hà tiện

(1668), Trưởng giả học làm sang (1670), Những bà thơng thái (1672), Người bệnh tưởng (1673).

 Ngày 17-2-1673 trong đêm diễn thứ tư vở "Người bệnh tưởng", đang đĩng nhân vật

chính Moliere kiệt sức ngã trên sàn diễn. Ơng được đưa ngay về nhà và một giờ sau trút hơi thở cuối cùng. Nhà thờ vốn thù ghét Moliere nên đã ngăn cản việc mai táng

ơng theo nghi thức tơn giáo. Vợ ơng phải quì phục dưới chân nhà vua hết lời khẩn cầu

mới xin được phép chơn cất ơng ở nghĩa địa nhà thờ vào lúc đêm khuya.

Một phần của tài liệu văn học phương tây (Trang 114 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)