Kết quả tính toán.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả dự án đầu tư xây dựng công trình cầu thủ thiêm (Trang 62 - 67)

- Nông lâm – Ngư nghiệp

b. Kết quả tính toán.

Kết quả tổng cộng nhu cầu đi lại của khu vực nghiên cứu với các khu vực khác của Thành phố Hồ Chí Minh theo hướng qua sông Sài Gòn dự báo là:

- Năm 2003: 470.552 lượt người/ngày đêm

- Năm 2010: 1.620.706 lượt người/ngày đêm, tăng 3,4 lần so với năm 2003 - Năm 2020: 4.147.576 lượt người/ngày đêm, tăng 2,5 lần so với năm 2010

Tuy nhiên lưu lượng xe (xe/ngày đêm) qua sông Sài Gòn và tốc độ tăng tương ứng với tỷ lệ trên là:

- Năm 2003: 80.460 xe/ngày đêm.

- Năm 2010: 102.200 xe/ngày đêm, tăng 1,3 lần so với năm 2003. - Năm 2020: 215.600 xe/ngày đêm, tăng 2,1 lần so với năm 2010.

Tốc độ tăng lưu lượng xe chậm hơn so với tốc độ tăng nhu cầu đi lại qua sông Sài Gòn. Cho thấy trong tương lai, các phương tiện vận tải công cộng (xe buýt) chiếm thị phần lớn trong cơ cấu phương thức vận tải.

Dự kiến cơ cấu thị phần đảm nhận của phương thức vận tải là:

Xe buýt 35,56% 35,93% Xe đạp 3,47% 2,45% Xe máy 22,25% 22,48% Xe con 18,72% 18,92% Xe khách 20,01% 20,22% Tổng 100% 100%

(Theo quy hoạch chi tiết giao thông)

Cầu Sài Gòn và hầm Thủ Thiêm dự kiến sẽ thu hút khoảng 50% lượng xe, 27% lưu lượng xe sẽ được lưu thông trên cầu Thủ Thiêm qua sông Sài Gòn, các cầu khác đảm nhận 23% lượng xe còn lại.

Sức chứa bình quân và hệ số quy đổi sang xe con tiêu chuẩn là: Loại xe Hệ số quy đổi

xe tiêu chuẩn Đơn vị Số người bình quân/xe/ngày Đơn vị

Xe buýt 2,5 PCU 70 Người

Xe đạp 0,2 PCU 1,2 Người

Xe máy 0,3 PCU 1,5 Người

Xe con 1,0 PCU 2,5 Người

Xe khách 1,5 PCU 15 Người

3.1.6.3. Sự cần thiết phải đầu tư

Nằm trong vùng kinh tế phát triển năng động nhất nước ta, sự phát triển kinh tế của thành phố Hồ Chí Minh có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế khu vực phía Nam. Cùng với sự phát triển kinh tế, áp lực về sự gia tăng dân số, cơ sở hạ tầng về nhà ở, văn phòng làm việc đang là một sức ép lớn cho khu vực trung tâm thành phố.

Việc hình thành khu đô thị Thủ Thiêm bên kia sông Sài Gòn sẽ giảm được áp lực tăng dân số và đầu tư xây dựng ở trung tâm thành phố hiện nay.

Cầu Thủ Thiêm được xây dựng cùng với các đường trục chính nối Thủ Thiêm với xa lộ Hà Nội, đường cao tốc Sài Gòn – Vũng Tầu giải toả bớt áp lực giao thông ngày càng gia tăng qua cầu Sài Gòn hiện nay.

Kết quả điều tra vận tải cho thấy, lưu lượng hành khách qua phà và đò qua sông Sài Gòn trong phạm vi nghiên cứu là rất lớn. Trong tương lai lưu lượng này sẽ còn tăng lên nữa và khi ấy phương tiện vượt sông như phà và đò tăng lên đáng kể. Các phương tiện vượt sông tăng sẽ gây ảnh hưởng lớn đến tàu ra vào các cảng hiện nay của Thành phố. Khi cầu Thủ Thiêm được xây dựng, các phương tiện vượt sông hiện hữu sẽ giảm xuống, năng lực của giao thông đường thuỷ trên sông Sài Gòn sẽ tăng lên.

Việc xây dựng cầu Thủ Thiêm không những có ý nghĩa lớn về kinh tế chính trị mà còn đáp ứng tốt vấn đề an ninh quốc phòng, tránh tình trạng chỉ có một vị trí độc đạo trong khu vực sông từ cầu Sài Gòn đến hầm Thủ Thiêm như hiện nay.

3.1.7. Các phương án vượt sông và giải pháp kỹ thuật.3.1.7.1. Giải pháp kỹ thuật. 3.1.7.1. Giải pháp kỹ thuật.

a. Quy mô.

• Quy mô xây dựng: Cầu thiết kế vĩnh cửu.

• Tải trọng thiết kế: Tải trọng HL-93 theo quy phạm 22TCN272-01.

• Quy mô khổ cầu: Tính đến năm 2020, tổng số làn xe trong khu vực nghiên cứu của dự án là 18 làn. Tuy nhiên, để việc đầu tư có hiệu quả đồng thời phù hợp với quá trình gia tăng của lưu lượng xe và khả năng của nguồn vốn, quy mô dự kiến mặt cắt ngang của cầu là 6 làn xe. Trong giai đoạn tiếp, để đáp ứng yêu cầu giao thông giữa 2 bờ sông sài gòn, kiến nghị đầu tư xây dựng thêm 3 cầu với quy mô mỗi cầu 4 – 6 làn xe.

- Bề rộng xe chạy 6 x 3,5m = 22m - Dải an toàn và phân cách giữa 3m

- Đường người đi 2 x 1,5m = 3m

- Lan can 2 x 0,5m = 1m

- Chiều rộng toàn bộ B = 28m

 Vận tốc và độ dốc thiết kế:

- Vận tốc tuyến chính (60km/h), đường gom và đường nội bộ (Vtt = 40km/h). - Bán kính cong đứng lồi tối thiểu Rmin = 3.000m, độ dốc dọc lớn nhất: imax = 4%.  Tĩnh không thông thuyền: B = 80m, H = 10m.

 Cấp địa chấn: Cầu Thủ Thiêm nằm trong khu vực có động đất cấp 6.  Khổ đường:

Tuyến chính thiết kế theo tiêu chuẩn đường phố chính cấp I (phần tuyến chỉ có ở bờ phía Thủ Thiêm). Mặt cắt ngang đoạn trong phạm vi tường chắn được thiết kế:

- Làn xe cơ giới 6 x 3,5m + 2 x 0,5m = 22m.

- Đường người đi 2 x 1,5m = 3m.

- Lan can 2 x 0,5m = 1m.

- Dải phân cách 2m.

- Làn đường gom phía ngoài 2 x 5,5m = 11m.

- Vỉa hè 2 x 4m = 8m.

Mặt cắt ngang đoạn không tường chắn giữ nguyên tổng bề rộng 47m. Phần lan can và lề bộ hành được gộp vào phần xe cơ giới nhằm thuận tiện hơn cho việc trộn dòng xe và chuyển hướng rẽ lên và xuống cầu.

3.1.7.2. Phương án kỹ thuật.

Theo dự báo nhu cầu vận tải, số làn xe cần thiết qua cầu Thủ Thiêm khoảng 18 làn nhưng để tránh tập trung quá lớn các phương tiện giao thông vào một vị trí, các cầu vượt sông Sài Gòn nên có quy mô vừa phải (từ 4 – 6 làn). Như vậy đến năm 2020, số cầu cần thiết phải xây dựng là 4 cầu. Có 4 phương án vị trí cầu vượt sông (tính từ thượng lưu đến hạ lưu):

 Phương án 1: Vị trí nối vào đường Ngô Tất Tố (phía Thành phố), phía Thủ Thiêm nối với đường Lương Đình Của.

Ưu điểm: Không gây ảnh hưởng tới các hoạt động sản xuất của Tân Cảng cũng như của Nhà máy sửa chữa đóng tàu Ba Son, phù hợp với quy hoạch giao thông Thành phố.

Nhược điểm: Khối lượng đền bù giải toả lớn.  Phương án 2: Vị trí đi dọc rạch Thị Nghè.

Phía Thành phố: tuyến đi dọc rạch Thị Nghè và nối vào đường Nguyễn Hữu Cảnh, Xô Viết Nghệ Tĩnh, Điện Biên Phủ và kéo dài tới tận sân bay Tân Sơn Nhất.

Phía Thủ Thiêm: Tuyến nối trực tiếp với các trục đường quy hoạch của đô thị mới. Phương án này cho phép kết nối Thủ Thiêm với các khu vực quan trọng phía Thành phố và có thể kết hợp với dự án đường trên cao Nhiêu Lộc - Thị Nghè.

 Phương án 3: Vị trí nối với đường Tôn Đức Thắng.

Từ cuối đường Tôn Đức Thắng nối sang đường trục chính quy hoạch Thủ Thiêm. Ưu điểm: Vị trí này có thuận lợi là hướng nối trực tiếp từ Quận 1 sang Thủ Thiêm, có thể kết nối trực tiếp với một số tuyến đường lớn như Nguyễn Hữu Cảnh, Lê Duẩn, Nguyễn Thị Minh Khai và Điện Biên Phủ. Khối lượng đền bù giải toả nhỏ.

Nhược điểm: Phải di chuyển ụ nổi 8.500 tấn của Xí nghiệp Ba Son, làm ảnh hưởng đến hoạt động của Ba Son.

Phương án 4:Vị trí tại khu cảng Sài Gòn nối với đường Tôn Đản.

Vị trí cầu từ nút giao Tôn Đản và Nguyễn Tất Thành tại khu vực cảng Sài Gòn thuộc Quận 4 nối sang đường trục chính quy hoạch Thủ Thiêm. Vị trí này thu hút các phương tiện thụôc Quận 4, 7, 8.

Kết luận:

- Với điều kiện hiện tại về giao thông, đô thị, cảnh quan, các công trình Quân sự, công nghiệp và các phân tích sơ bộ về kinh tế. Đến năm 2020, các cầu trên đoạn sông từ cầu sài Gòn đến hầm Thủ Thiêm phải đảm bảo mặt cắt đủ 18 làn xe. Như vậy đều phải xây dựng cầu tại 4 vị trí trên. Mặt cắt ngang cầu tại vị trí 1 có thể đảm bảo từ 6 làn xe, vị trí 2, 3 và 4 đảm bảo 4 làn xe.

- Xét tới các yếu tố về đền bù giải toả, kinh phí đầu tư và tiến trình di dời các hệ thống cảng trên sông Sài Gòn, kiến nghị đầu tư xây dựng cầu tại phương án vị trí 1 (tại đường Ngô Tất Tố, Phường 22, Quận Bình Thạnh) với các ưu điểm chính sau:

+ Vị trí phù hợp với vị trí quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

+ Cải thiện đáng kể mạng giao thông đô thị tại Quận Bình Thạnh, giải quyết tối đa năng lực giao thông qua cầu

+ Điểm nối vào đường Nguyễn Hữu Cảnh có góc giao vuông góc, thuận lợi cho việc thiết kế nút giao thông.

+ Tạo cơ hội đối với người dân sinh sống gần vị trí cầu, cải thiện cảnh quan môi trường

+ Cùng với kế hoạch cải thiện và chỉnh trang toàn bộ khu vực Phường 22, Quận Bình Thạnh tạo nên một khu vực đô thị mới văn minh và hiện đại.

- Trong giai đoạn tiếp theo sẽ xây thêm các cầu tại vị trí 2, 3 và vị trí 4.

Với các phân tích trên, kiến nghị vị trí 1 làm phương án vượt sông của cầu Thủ Thiêm.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả dự án đầu tư xây dựng công trình cầu thủ thiêm (Trang 62 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w