• Khái niệm: Giá trị hiện tại ròng (hay hiện giá thuần) là lợi nhuận của dự án tính về thời đỉểm hiện tại. Giá trị hiện tại ròng được xác định bằng tổng giá trị hiện tại của các khoản thu ròng so với tổng giá trị hiện tại của các khoản chi phí đầu tư.
• Cách xác định: 0 0 0 *(1 ) (1 ) (1 ) n n n t t t t t t t t t B C F NPV R r r r − = = = − = + = − + + ∑ ∑ ∑ (2.3) Trong đó:
r: suất chiết khấu của dự án.
Rt: giá trị thu ròng ở năm thứ t, được xác định bằng lợi nhuận sau thuế ở năm thứ t cộng khấu hao ở năm thứ t.
Rt = LNst
LNtst: lợi nhuận sau thuế, bằng lợi nhuận trước thuế trừ thuế thu nhập doanh nghiệp.
KHt: khấu hao ở năm t.
n: tuổi thọ của phương án theo quy định.
Bt: khoản thu ở năm t, bao gồm: doanh thu bán hàng ở năm t; giá trị thu hồi khi thanh lý tài sản do hết tuổi thọ hay do thời gian tồn tại của dự án đã kết thúc; vốn lưu động đã bỏ ra ở năm đầu và phải thu lại ở cuối đời dự án.
Ct: khoản chi ở năm t, bao gồm: chi phí đầu tư để mua sắm hay xây dựng tài sản cố định (máy móc, nhà xưởng) ở thời điểm đầu và các thời điểm t, cũng như một khỏan vốn lưu động tối thiểu bỏ ra ban đầu để khai thác dự án. Chi phí vận hành (không bao gồm khấu hao cơ bản).
Như vậy, hiệu số thu chi Bt – Ct = Rt (ở các năm không có chi phí đầu tư và các khoản thu hồi đặc biệt) thực chất chỉ bao gồm hai khoản: khấu hao cơ bản và lợi nhuận
Đánh giá dự án:
- Nếu F-NPV > 0 => Dự án khả thi (có lợi nhuận). - Nếu F-NPV = 0 => Dự án không có lời (hoà vốn). - Nếu F-NPV < 0 => Dự án không khả thi (bị lỗ vốn).
• Ưu điểm:
Chỉ tiêu F-NPV cho chủ đầu tư biết được tổng lợi ích đạt được tính về gía trị hiện tại khi đầu tư dự án, nó đo lường trực tiếp phần lợi nhuận mà dự án đóng góp vào tài sản của cổ đông; xếp hạng các dự án phù hợp với mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận. Vì vậy, F-NPV thường là chỉ tiêu đầu tiên và chủ yếu mà người phân tích đưa ra để quyết định lựa chọn hay loại bỏ một dự án đầu tư.
• Nhược điểm:
- Chỉ tiêu F-NPV mới chỉ cho ta biết tỷ số tuỵêt đối của lợi ích, F-NPV không đựơc trình bày bằng tỷ lệ phần trăm của khả năng sinh lời trên vốn đầu tư, không vạch rõ những nguồn tạo ra giá trị hiện gía thuần, do đó nó không phản ánh thực chất hiệu quả của dự án đầu tư. Bởi vì, thực tế có những dự án mà F-NPV nhỏ lại có lợi hơn những dự án có F-NPV lớn hơn.
- F-NPV phụ thuộc vào hệ số chiết khấu, mà trên thực tế hệ số này chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau. Vì vậy, nó khó tránh khỏi những hạn chế do tính chủ quan hay chưa xem xét vấn đề một cách toàn diện của người đề xuất hệ số này (có thể là người lập hay người phân tích dự án).