Bao gồm một phần vốn đầu tư cần thiết cho việc thực hiện dự án, phần khác là các chi phí để tiến hành dự án trong cả vòng đời của nó. Tuỳ theo tính chất của dự án, các chi phí này rất khác nhau. Khi phân tích chi phí của một dự án phát triển giao thông vận tải theo góc độ của nền kinh tế quốc dân có một số khác biệt khi đứng trên góc độ của doanh nghiệp như sau:
• Thuế: Trong phân tích tài chính, thuế được coi là khoản chi phí, nhưng theo
quan điểm kinh tế thì thuế không làm giảm thu nhập, vì nó chỉ là hình thức chuyển sở hữu từ đơn vị này sang đơn vị khác. Do đó, thuế không được coi là chi phí trong phân tích kinh tế.
• Trợ giá: Để khuyến khích đầu tư, Nhà nước có thể trợ giá cho một số đầu vào
sản xuất. Khi phân tích tài chính, giá đầu vào đó được phân tích theo giá thị trường (đã được trợ giá) còn khi phân tích kinh tế phải cộng thêm phần trợ giá đó.
• Các khoản trả nợ vốn vay: Các khoản trả nợ hay vay vốn để kinh doanh (kể cả
nợ gốc và lãi) là các hoạt động tín dụng, chúng chỉ biểu hiện quyền chuyển giao sử dụng vốn từ đơn vị này sang đơn vị khác và không làm tăng giảm thu nhập quốc dân. Vì vậy, trong phân tích tài chính chúng ta phải trừ đi khỏi khoản thu nhập các khoản trả nợ, nhưng trong phân tích kinh tế xã hội ta phải cộng vào khi tính toán một số chỉ tiêu.
Chi phí trực tiếp của chủ đầu tư
Ở đây chỉ đề cập đến chi phí trực tiếp của chủ đầu tư đối với dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông. Đối với các dự án này, đó chính là chi phí đầu tư xây dựng công trình.
Chi phí đầu tư xây dựng công trình thuộc các dự án đầu tư là toàn bộ chi phí cần thiết để xây dựng mới hoặc cải tạo, mở rộng hay trang bị lại tình trạng kỹ thuật công trình.
Do đặc điểm của quá trình sản xuất và đặc điểm sản phẩm của các công trình giao thông nên mỗi công trình có chi phí xây dựng riêng được xác định theo quy mô, đặc điểm, tính chất kỹ thuật và yêu cầu công nghệ của quá trình xây dựng.
Theo các giai đọan của quá trình đầu tư xây dựng, chi chí xây dựng công trình được biểu thị qua chỉ tiêu tổng mức đầu tư ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư, tổng dự toán công trình, dự toán hạng mục công trình, giá thanh toán công trình ở giai đoạn thực hiện đầu tư và vốn đầu tư được quyết toán khi kết thúc xây dựng đưa dự án vào khai thác sử dụng.
Tổng mức đầu tư là toàn bộ chi phí đầu tư và xây dựng (kể cả vốn sản xuất ban đầu) và là giới hạn chi phí tối đa của dự án được xác định trong quyết định đầu tư.
Chi phí xây dựng công trình được xác định dựa trên cơ sở khối lượng công việc, hệ thống định mức, chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật và các chế độ chính sách của Nhà nước phù hợp với những yếu tố khách quan của thị trường trong từng thời kỳ và được quản lý căn cứ theo quy chế hiện hành.
Tổng mức đầu tư được phân tích, tính toán và xác định trong giai đoạn lập báo cáo nghiên cứu khả thi (hoặc báo cáo đầu tư) của dự án, bao gồm:
Điều tra khảo sát, lập và báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án.
• Chi phí chuẩn bị thực hiện đầu tư:
- Đền bù đất đai, hoa màu, di chuyển dân cư và các công trình khác trên mặt bằng xây dựng hoặc tái định cư;
- Chuyển quyền sử dụng đất;
- Khảo sát, thiết kế, lập và thẩm định thiết kế, tổng dự toán; - Chi phí thực hiện công tác đấu thầu, hoàn tất các thủ tục đầu tư;
- Xây dựng đường, điện, nước thi công, khu phụ trợ, nhà ở tạm cho công nhân nếu có.
• Chi phí thực hiện đầu tư xây dựng:
Chi phí xây lắp, mua sắm thiết bị và các chi phí khác có liên quan. - Chi phí xây lắp bao gồm:
+ Chi phí phá và tháo dỡ vật kiến trúc cũ (có tính đến giá trị vật tư, vật liệu được thu hồi nếu có để giảm chi phí đầu tư);
+ Chi phí san lấp mặt bằng xâydựng;
+ Chi phí xây dựng công trình tạm, công trình phụ trợ phục vụ thi công (đường thi công, điện nước, nhà xưởng…), nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công.
+ Chi phí xâydựng các hạng mục công trình;
+ Chi phí lắp đặt thiết bị (đối với thiết bị cần lắp đặt);
+ Chi phí di chuyển thiết bị thi công và lực lượng xây dựng trong trường hợp chỉ định thầu (nếu có);
- Chi phí mua sắm thiết bị bao gồm:
+ Chi phí mua sắm thiết bị công nghệ (gồm cả thiết bị phi tiêu chuẩn cần sản xuất, gia công (nếu có)), các trang thiết bị khác phục vụ sản xuất, làm việc, sinh hoạt (bao gồm thiết bị lắp đặt và thiết bị không lắp đặt);
+ Chi phí vận chuyển từ cảng hoặc từ nơi mua đến chân công trình, chi phí lưu kho, lưu bãi, lưu container (nếu có), chi phí bảo quản, bảo dưỡng tại kho bãi ở hiện trường;
+ Thuế và chi phí bảo hiểm thiết bị công trình; + Chi phí khởi công công trình (nếu có).
- Chi phí khác có liên quan trong giai đoạn xây dựng bao gồm:
+ Chi phí giám sát thi công xây dựng, lắp đặt thiết bị và các chi phí tư vấn khác; + Chi phí Ban quản lý dự án;
+ Chi phí bảo vệ an toàn, bảo vệ môi trường trong qúa trình xây dựng công trình. + Chi phí kiểm định vật liệu để đưa vào công trình;
+ Lệ phí địa chính;
+ Chi phí thực hiện việc quy đổi vốn, thẩm tra và phê duyệt quyết toán vốn đầu tư công trình;
+ Chi phí tháo dỡ công trình tạm, công trình phụ trợ phục vụ thi công, nhà tạm (trừ giá trị thu hồi) …
+ Chi phí thu dọn vệ sinh công trình; tổ chức nghiệm thu, khánh thành và bàn giao công trình;
+ Chi phí đào tạo công nhân kỹ thuật và cán bộ quản lý sản xuất (nếu có);
+ Chi phí thuê chuyên gia vận hành và và sản xuất trong thời gian chạy thử (nếu có);
+ Chi phí nguyên liệu, năng lượng và nhân lực cho qúa trình chạy thử có tải và không tải (trừ giá trị sản phẩm thu hồi được) …
- Chi phí chuẩn bị sản xuất để đưa dự án vào khai thác sử dụng.
Chi phí đào tạo, chạy thử, sản xuất thử, thuê chuyên gia vận hành trong thời gian chạy thử.
- Vốn lưu động ban đầu cho sản xuất.
- Lãi vay ngân hàng của chủ đầu tư trong thời gian thực hiện đầu tư.
- Chi phí bảo hiểm, chi phí dự phòng.
Đối với các dự án nhóm A và các dự án có yêu cầu đặc biệt được Thủ tướng Chính phủ cho phép thì ngoài các nội dung nói trên, trong tổng mức đầu tư còn bao gồm các chi phí nghiên cứu khoa học, công nghệ có liên quan đến dự án.
- Chi phí duy tu, sửa chữa:
Chi phí duy tu, sửa chữa các công trình xây dựng nhằm duy trì và phục hồi năng lực thông qua của công trình, chi phí này do chủ đầu tư đảm nhận. Chi phí duy tu còn gọi là chi phí sửa chữa thường xuyên được tiến hành hàng năm.
Chi phí sửa chữa bao gồm: Chi phí sửa chữa vừa và chi phí sửa chữa lớn được tiến hành theo chu kỳ sửa chữa, nó phụ thuộc vào lưu lượng vận tải thông qua, cấp hạng đường, chế độ khai thác, điều kiện tự nhiên tại khu vực công trình …Trong phân tích đánh giá dự án đầu tư, để đơn giản trong tính toán, thông thường các chi phí này được xác định bằng tỷ lệ phần trăm của chi phí đầu tư ban đầu và tính bình quân đều cho hàng năm khai thác.
Chi phí xã hội không phản ánh trong giá cả thị trường.
- Chi phí thời gian:
Khi sử dụng hệ thống giao thông vận tải cũ, người và phương tiện giao thông sẽ lãng phí một lượng thời gian rất lớn do phải chờ đợi lâu hay do tốc độ giao thông của các phương tiện đó quá thấp. Vì thời gian cũng là tiền nên ngoài những khoản cước phí phải trả, hành khách hay cộng đồng xã hội còn phải chịu một chi phí do thời gian bị lãng phí, do thời gian chạy trên đường quá lâu nên năng suất của phương tiện thấp hoặc dẫn đến tình trạng tắc nghẽn giao thông dẫn đến sự gia tăng của các chi phí khác.
Tuy nhiên, khoản chi phí thời gian này không chiếm tỷ trọng đáng kể trong việc phân tích, đánh giá một dự án giao thông vận tải. Dễ dàng nhận thấy điều này do hiện nay tình trạng thất nghiệp trên thế giới đang trở nên phổ biến. Vì vậy, chắc chắn những người tham gia giao thông sẽ không chấp nhận trả thêm tiền do tiết kiệm thời gian.
- Chi phí về tai nạn giao thông:
Chi phí về tai nạn giao thông thường bao gồm các khoản sau: + Chi phí cho việc đền bù, thuốc men …cho người bị thiệt hại;
+ Chi phí để khắc phục các hậu quả do tai nạn gây ra như: thiệt hại của phương tiện và công trình giao thông, chi phí cho công an, chi phí bảo hiểm…
+ Chi phí cho các biện pháp phòng ngừa tai nạn giao thông như: lắp đặt các thiết bị an toàn trên phương tiện và các thiết bị kiểm soát giao thông, dựng các biển chỉ dẫn, làm các con đường tránh nạn trên dốc, đèo…
Đây là khoản chi phí không những người bị nạn và thân nhân của họ phải chịu mà cả xã hội cũng bị tổn thất do mất đi những tế bào của mình.
- Chi phí về môi trường:
Đối với các phương tiện vận tải có động cơ chạy bằng xăng hay dầu, khí thải và tiếng ồn là hai yếu tố có ảnh hưởng lớn đến môi trường sinh thái và sức khoẻ con
người. Bảo vệ môi trường và sức khoẻ cho người dân đang là mối quan tâm hàng đầu hiện nay của nhân loại.
Những tác động của các phương tiện vận tải đến môi trường là:
• Chi phí của sự ô nhiễm môi trường:
+ Chi phí xử lý các loại khí xả độc, chi phí cho các loại nhiên liệu sạch hơn… + Chi phí cho việc khắc phục hậu quả của sự ô nhiễm môi trường như: sức khoẻ của con người, ảnh hưỏng đến môi trường sinh thái, bầu khí quyển …
• Độ ồn của phương tiện:
Ở các trục đường hay các đô thị, tiếng ồn của các phương tiện vận tải tác động không còn nhỏ đến sức khoẻ của con người. Chi phí cho khắc phục độ ồn của phương tiện bao gồm: chi phí cho việc nghiên cứu chế tạo các loại phương tiện ít gây tiếng ồn, chi phí chống ồn ở các con đường lớn…