Khái niệm môi trường và đánh giá tác động môi trường của dự án đầu tư phát triển giao thông vận tải.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả dự án đầu tư xây dựng công trình cầu thủ thiêm (Trang 45 - 50)

- Chỉ tiêu EB/C được xác đinh như sau:

a. Khái niệm môi trường và đánh giá tác động môi trường của dự án đầu tư phát triển giao thông vận tải.

Phương pháp xác định dựa trên nguyên tắc: biến động của thu nhập (đầu ra) khi

chi phí (đầu vào) thay đổi.

Khi các đại lượng đầu vào được coi là an toàn (có một dao động với xác suất tương ứng), sẽ làm cho giá trị hiện tại ròng (hoặc tỷ suất doanh lợi nội bộ, chỉ số sinh lời…) biến đổi. Sự biến đổi này thường được biểu hiện bằng một tỷ lệ phần trăm so với dự kiến ban đầu. Trình tự như sau:

- Chọn các đại lượng đầu vào thấy an toàn.

- Chọn phương pháp tính toán và đánh giá dự án trong điều kiện an toàn.

- Ấn định mức thay đổi của các đại lượng đầu vào với giá trị so với giá trị gốc ở điều kiện an toàn.

- Tính sự biến đổi của các đại lượng đầu ra do sự thay đổi của một hay nhiều đại lượng đầu vào cùng một lúc.

Quá trình vận hành của một dự án đầu tư phát triển giao thông vận tải thường diễn ra trong tương lai tương đối dài sau thời điểm tính toán… xét duyệt ra quyết định. Các cơ sở tính toán cho tương lai đều phải dự báo, các dự báo này đều mang tính bất định, nghĩa là nó chỉ có khả năng đúng với một xác xuất nhất định. Bởi vậy khi cơ sở dữ liệu thay đổi thì cách đánh giá cũng khác đi. Do đó, ta phải xem xét độ nhạy của dự án đối với từng nhân tố và từ đó nghiên cứu độ ổn định của dự án.

2.4.4. Đánh giá tác động môi trường.

a. Khái niệm môi trường và đánh giá tác động môi trường của dự án đầu tư phát triển giao thông vận tải. phát triển giao thông vận tải.

• Khái niệm: Môi trường được hiểu là không gian và hoàn cảnh sinh sống của con người. các yếu tố môi trường chính là các yếu tố ảnh hưởng đến không gian và

hoàn cảnh sinh sống của con người. Các yếu tố môi trường mà một dự án xây dựng giao thông có thể ảnh hưởng bao gồm:

- Yếu tố môi trường kinh tế - xã hội – nhân văn gồm: Sự đi lại, làm việc của dân cư; tình trạng chiếm dụng đất và tái định cư; môi trường hoạt động kinh tế; môi trường nông nghiệp, thuỷ lợi; môi trường du lịch, lịch sử và di sản văn hoá; môi trường thẩm mỹ và mỹ quan; chất lượng sinh hoạt của cộng đồng (chất lượng không khí, tiếng ồn, vấn đề vệ sinh…).

- Các yếu tố môi trường tài nguyên thiên nhiên và môi trường sinh thái bao gồm: môi trường đất, môi trường nước, môi trường sinh thái (động thực vật).

Việc xây dựng và khai thác một công trình giao thông góp phần vào việc cải thiện hoàn cảnh kinh tế, xã hội nhưng cũng có thể tác động xấu đến các yếu tố môi trường, dẫn đến các tác hại về không gian sinh sống của con người.

Thông qua việc điều tra, phân tích, đánh giá, dự báo (từ định tính đến định lượng) các tác động của quá trình thực hiện và khai thác dự án đến các yếu tố môi trường nhằm đề thiết kế các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động bất lợi, đề xuất các giải pháp đền bù những hậu quả do các tác động bất lợi đó gây ra đối với môi trường .

Trong trường hợp môi trường bị tác động nặng nề thì thậm chí phải kiến nghị bỏ dự án (hoặc phương án của dự án). trường hợp có khả năng hạn chế, khắc phục các tác động bất lợi bằng các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu thì người thiết kế còn phải lập kế hoạch và đề xuất các biện pháp theo dõi, giám sát môi trường trong giai đoạn thi công và khai thác công trình dự án.

Như vậy, đánh giá tác động giống như một luận chứng kinh tế - kỹ thuật hoặc như một nghiên cứu khả thi về lĩnh vực môi trường trong dự án. Những đánh giá này sẽ cung cấp những cơ sở, căn cứ để thiết kế những công trình lớn có tính thực tiễn kinh tế cao và đảm bảo bảo vệ môi trường bao gồm các cơ sở hạ tầng như đường bộ, đường sắt, đập nước,…và các khu công nghiệp chuyên ngành như máy lọc dầu, khu chế xuất, nhà ga, bến cảng hay khu công nghiệp khác.

PHẦN II: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH CẦU THỦ THIÊM TRÌNH CẦU THỦ THIÊM

CHƯƠNG III: GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN CẦU THỦ THIÊM.

3.1. GIỚI THIỆU CHUNG.

Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm công nghệp, khoa học kỹ thuật, trung tâm tài chính thương mại, khoa học, dịch vụ và du lịch của cả nước, đồng thời là đầu mối giao thông quan trọng ở khu vực phía Nam. Chính vì vậy Thành phố Hồ Chí Minh có sức hấp dẫn rất lớn đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

Cùng với sự phát triển kinh tế, áp lực về sự gia tăng dân số, cơ sở hạ tầng, văn phòng làm việc đang là một sức ép lớn cho khu vực trung tâm thành phố. Để giải quyết vấn đề đó, Thành phố đã có hướng mở rộng trung tâm sang khu vực Thủ Thiêm. Khu đô thị mới Thủ Thiêm nằm trong bán đảo Thủ Thiêm, đối diện với trung tâm Quận 1 qua sông Sài Gòn, gồm các phường An Khánh, Thủ Thiêm, An Lợi Đông, một phần đường Bình An, Bình Khánh thuộc địa bàn Quận 2…Đây sẽ là tổ hợp gồm trung tâm tài chính, thương mại, khu hội trợ triển lãm, khu văn phòng làm việc và nhà ở cao cấp, khu vui chơi và du lịch của Thành phố trong tương lai với quy mô tương tự như các thành phố hiện đại trong khu vực. Với mục đích trên, việc xây dựng cầu nối Thủ Thiêm với các trung tâm cũ của Thành phố (Quận 1, Quận 3, sân bay, nhà ga,…) là vô cùng cần thiết, là sợi dây liên kết giữa trung tâm cũ và mới, thu hút đầu tư vào khu vực này, tạo tiền đề phát triển khu đô thị mới Thủ Thiêm.

Cầu Thủ Thiêm cùng với hầm Thủ Thiêm thuộc dự án đại lộ Đông Tây khi hoàn thành ngoài mục đích phát triển khu vực bán đảo Thủ Thiêm thành khu đô thị mới, trong tương lai khi nối vào đường cao tốc Sài Gòn – Vũng Tàu còn có tác dụng giải toả bớt lưu lượng xe qua cầu Sài Gòn hiện nay bị quá tải, có ý nghĩa lớn về kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng.

Bằng văn bản số 513/CP-CN ngày 15/04/2004, Thủ tướng Chính phủ đã chấp thuận đề nghị của Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về chủ trương xây dựng cầu Thủ Thiêm.

3.1.1. Giới thiệu về chủ đầu tư.

Chủ đầu tư: UBND Thành phố Hồ Chí Minh.

- Địa điểm: 86 Lê Thánh Tôn, quận 1, Tp. Hồ Chí Minh. - Điện thoại: 8226191. Fax: 8296116.

Đại diện chủ đầu tư: Khu quản lý giao thông đô thị I Thành phố Hồ Chí Minh. Cơ quan lập dự án: Tổng công ty Tư Vấn Thiết Kế Giao Thông Vận Tải.

3.1.2. Các căn cứ lập dự án.

• Quyết định số 367/TTg ngày 04 tháng 06 năm 1996 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch xây dựng Khu Đô thị mới Thủ Thiêm.

• Quyết Định số 123/1998/QĐ-TTg ngày 10 tháng 07 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020.

• Quyết định số 13585/KTST-QH ngày 16 tháng 09 năm 1998 của Kiến trúc sư trưởng Thành phố Hồ Chí Minh về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết 01/2000 Khu Đô thị mới Thủ Thiêm.

• Thông báo số 298-TB/UB ngày 29/01/2002 của Thường vụ Thành uỷ kết luận về điều chỉnh quy hoạch Khu Đô thị mới Thủ Thiêm.

• Thông báo số 77/UB-VP ngày 22 tháng 02 năm 2002của văn phòng Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân Tp. Hồ Chí Minh về việc triển khai điều chỉnh quy hoạch chi tiết Khu Đô thị mới Thủ Thiêm.

• Quyết định số 65/2002/QĐ-UB ngày 11 tháng 06 năm 2002 của Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về việc ban hành nội dung hướng dẫn nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chi tiết 01/2000 Khu trung tâm đô thị mới Thủ Thiêm.

• Thông báo số 60/TB-VPCP ngày 26 tháng 03 năm 2004 của Văn phòng Chính phủ về ý kiến của Thủ tướng Phan Văn Khải đối với báo cáo nghiên cứu tiền khả thi cầu Thủ Thiêm

• Văn bản số 513/CP-CN ngày 15 tháng 04 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc thông qua báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và cho phép đầu tư xây dựng cầu Thủ Thiêm.

• Thông báo số 141/TB-VP ngày 06 tháng 04 năm 2004 của Uỷ ban nhân dân thành phố về việc triển khai dự án cầu Thủ Thiêm.

• Hợp đồng kinh tế số 357/HĐ ngày 11 tháng 05 năm 2004 về việc khảo sát lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án cầu Thủ Thiêm giữa Tổng Công Ty Tư Vấn Thiết Kế Giao Thông Vận Tải và Khu Quản lý giao thông đô thị Thành phố Hồ Chí Minh.

• Các văn bản tham gia góp ý kiến của các bộ ngành: Bộ Xây dựng, Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư, Bộ NN & PTNT, Bộ Tài Nguyên và Môi Trường, Bộ Tài Chính, Bộ Quốc Phòng.

• Các quy trình quy phạm và các quy định, tiêu chuẩn về khảo sát và thiết kế hiện hành.

• Ngoài ra dự án còn sử dụng các tài liệu khảo sát và các báo cáo của các Công Ty Tư Vấn và các Viện nghiên cứu có liên quan đến các vấn đề của dự án.

3.1.3. Hiện trạng kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu.3.1.3.1. Thành phố Hồ Chí Minh. 3.1.3.1. Thành phố Hồ Chí Minh.

Hiện trạng kinh tế - xã hội.

Diện tích Thành phố khoảng 2.094 km2, dân số là 5,55 triệu người (2003), dự kiến sẽ tăng lên 8 triệu người (2010) và sau đó giữ mức ổn định không tăng qúa 10 triệu người. Tỷ lệ tăng dân số 2% và ở khu vực ngoại ô, tỷ lệ tăng dân số có xu hướng cao hơn so với nội thành. Mật độ dân số thuộc các quận nội đô khoảng 25.700 người/km2. Tại khu vực ngoại thành chỉ khoảng 768 người/km2.

Trong những năm qua, tầm quan trọng của Thành phố với nền kinh tế quốc dân, mức đóng góp trung bình hàng năm của thành phố Hồ Chí Minh vào sự tăng trưởng GDP cả nước khoảng 10%. Hiện tại trên địa bàn thành phố có khoảng 12 khu công nghiệp và khu chế xuất, đang là khu vực có tiềm năng phát triển.

Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh phát triển mạnh và có tốc độ khá cao giai đoạn 1991-2000, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân là 11,4%. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản và sửa chữa lớn trên địa bàn Thành phố vẫn liên tục tăng qua các năm từ 18.645 tỷ đồng năm 1996 lên đến 23.984 tỷ đồng năm 2000. Ngân sách và thị trường vốn có bước phát triển khá, với chính sách phù hợp đã khai thác tiềm năng về vốn trong xã hội phục vụ cho đầu tư phát triển kinh tế. Điển hình năm 1990, tổng vốn huy động đạt 1.765 tỷ đồng đến 1999 đạt 38.320 tỷ đồng, tăng 21,7 lần. Dư nợ cho vay năm 1990 là 1.395 tỷ đồng, đến năm 1999 đạt 39.469 tỷ đồng, tăng 28,3 lần.

Nhìn chung trong những năm qua, Thành phố Hồ Chí Minh vẫn thể hiện được vai trò là một trung tâm lớn về kinh tế, văn hoá và khoa học. Thành phố có khả năng vừa tạo ra nội lực to lớn, vừa thu hút được nguồn lực từ nhiều nơi, đồng thời có tác động không chỉ trong vùng mà còn tác động đến cả nước. Với dân cư chiếm 6,6% dân số cả nước, hiện nay Thành phố đóng góp 19,3% tổng sản phẩm trong nước, 29,4% giá trị sản xuất công nghiệp, 25% giá trị gia tăng các ngành dịch vụ, 42% kim ngạch xuất

nhập khẩu, 31,6% tổng thu ngân sách quốc gia, đứng đầu cả nước về mức GDP bình quân đầu người, cao gấp 3 lần mức bình quân chung, tạo khả năng vượt trội về sức mua và tích luỹ đầu tư.

Hiện trạng phát triển các ngành các lĩnh vực chủ yếu. - Công nghiệp:

Tính chung cả thời kỳ kế hoạch 5 năm 1996-2000, tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị sản xuất công nghiệp khá, đạt dưới 13,2%.

- Dịch vụ:

Thương mại: Từ năm 1997 đến nay, tốc độ tăng GDP chậm hơn so với những ngành khác và chậm hơn so với tốc độ chung của ngành kinh tế (tăng trưởng nhanh nhất là những năm 1994-1996, với tốc độ tăng bình quân từ 12-23%/năm).

Du lịch, khách sạn, nhà hàng: Ngành du lịch, khách sạn, nhà hàng, phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn 1991-1995. GDP tăng trưởng với tốc độ khá cao, bình quân 17,55/năm. Giai đoạn 1996-2000, GDP ngành du lịch, khách sạn, nhà hàng tăng trưởng chậm hơn rất nhiều, bình quân chỉ đạt 4,2%/năm.

Ngành dịch vụ Thành phố Hồ Chí Minh chiếm tỷ trọng trên 53,4% trong GDP của Thành phố, là tỷ trọng dẫn đầu toàn vùng Đông Nam Bộ và cả nước nói chung.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả dự án đầu tư xây dựng công trình cầu thủ thiêm (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w