Như đã nói ở trên, một dự án có thể sử dụng một hoặc nhiều nguồn vốn khác nhau. Các dự án đầu tư trong lĩnh vực giao thông vận tải, đặc biệt là các dự án xây dựng công trình mang tính chất chiến lược thường đòi hỏi có nguồn vốn rất lớn nên các dự án này phải huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau (nợ vay, cổ phiếu ưu tiên, lợi nhuận không chia và cổ phiếu thường mới). Nếu các nguồn vốn này lại có tỷ lệ trong tổng nguồn vốn khác nhau và lãi suất khác nhau thì khi đó suất chiết khấu của dự án là lãi suất bình quân theo cơ cấu các nguồn vốn và được xác định theo phương pháp bình quân gia quyền theo công thức sau:
r = i 0 W n i i k = ∑ (2.2) Trong đó:
Wi: Tỷ trọng nguồn vốn thứ i trong tổng nguồn vốn đầu tư. ki: chi phí của nguồn vốn thứ i
Trong trường hợp nền kinh tế có lạm phát (với tỷ lệ lạm phát là w (%)), suất chiết khấu của dự án được xác định như sau: r’ = (r + w + (r * w))
Tỷ suất chiết khấu “r” đóng vai trò quan trọng trong tính toán hiệu quả tài chính của dự án đầu tư. Tỷ suất này dùng để đưa giá trị của chi phí và lợi ích thực tế trong quá trình đầu tư, khai thác dự án về gía trị hiện tại hoặc tương lai. Thực chất của tỷ suất này là kể đến sự biến đổi của đồng tiền theo thời gian. Nó gồm hai yếu tố chính:
- Sự mất giá của đồng tiền do lạm phát.
- Sự sinh lời của đồng tiền khi bỏ vào lưu thông.
Trong phân tích đánh giá hiệu quả dự án đầu tư, tỷ suất chiết khấu mang hai ý nghĩa chính:
- Một là: Thể hiện đặc tính của đồng vốn sẽ dùng để đầu tư:
Thông thường chủ đầu tư phải huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau và theo tỷ lệ vay khác nhau. Mỗi loại vốn đều có một mức độ lãi suất tối thiểu có thể chấp nhận được khi đưa vào lưu thông. Khi đó, việc việc phân tích và đánh giá được đánh giá theo giá trị chiết khấu trung bình xác định theo công thức (2.2).
- Hai là: Thể hiện quan điểm trong đầu tư:
Với các công trình mang tính xã hội thuộc kết cấu hạ tầng hoặc liên quan đến, an ninh quốc phòng… tỷ suất chiết khấu nhỏ hơn nhiều so với các công trình có mục tiêu kinh doanh là chủ yếu. Vốn đầu tư cho các công trình này chủ yếu lấy từ nguồn ngân sách bao gồm cả vốn tín dụng ưu đãi, vốn viện trợ không hoàn lại, vốn vay từ nước ngoài… Có thể xem đây là nguồn vốn chung của xã hội, thường đòi hỏi thời gian thu hồi vốn dài hơn và mức độ lãi suất tối thiểu nhỏ hơn so với các nguồn khác.