Tác động của sự gia tăng dân số đô thị đến môi trường tự nhiên ở thành phố Vinh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động đến môi trường tự nhiên của quá trình đô thị hóa ở thành phố vinh, tỉnh nghệ an (Trang 111 - 115)

10. Cấu trúc của luận án

3.2.1.2.Tác động của sự gia tăng dân số đô thị đến môi trường tự nhiên ở thành phố Vinh

phVinh.

Dân số, lao động tăng nhanh chóng ở các đô thị là quy luật tất yếu và có ý nghĩa to lớn trong quá trình ĐTH. Nó làm cho tốc độ ĐTH cao hơn, và cũng góp phần phát triển KT-XH đô thị. Tuy nhiên, việc tăng dân số đô thị đã gây sức ép lên đời sống KT-XH, môi trường tự nhiên.

Mật độ dân số ở TP.Vinh ngày càng tăng, từ 3.406 người/km2 (năm 2000) lên 3.646 người/km2 (năm 2010). Năm 2008, thành phố mở rộng địa giới hành chính (nhập thêm các xã mới), nên mật độ dân số giảm xuống 2.778 người/km2, sau đó tiếp tục tăng lên 2.957 người/km2 (năm 2010). Lượng cấp nước cho sinh hoạt của dân cư đã tăng từ 3,8 triệu m3 (năm 2000) lên 10,03 triệu m3 (năm 2010), tăng gấp 2,6 lần. Quỹ đất khai thác ngày càng nhiều hơn. Diện tích đất ở ngày càng tăng, từ 876, 29 ha (năm 2000) lên 913.96 ha (năm 2005), 1.371,14 ha (năm 2010). Trong đó đất ở đô thị tăng từ 496,66 ha (năm 2000) lên 870,68 ha (năm 2010) và dự kiến 2.216,86 ha (năm 2020) [112]. Đến năm 2020, đất có mục đích công cộng sẽ tăng gấp 3,7 lần (từ 1.912.71 ha năm 2010 lên 7.091,98 ha năm 2020) - trong đó đất giao thông tăng gấp

103

3,3 lần; đất cơ sở y tế tăng gấp 3,9 lần; đất cơ sở giáo dục đào tạo tăng gấp 8,1 lần; đất cơ sở thể dục thể thao tăng gấp 5,8 lần; đất chợ tăng gấp 3,2 lần. Đất nghĩa trang, nghĩa địa đã tăng từ 145,76 ha (năm 2000) lên 158,82 ha (năm 2010) và dự kiến 719,28 ha (năm 2020) [112]. Dân cư tập trung đông đúc tại các đô thị nên nguy cơ gây áp lực lên môi trường lớn hơn khu vực nông thôn.

Quá trình gia tăng dân số nhanh chóng kéo theo những đòi hỏi, yêu cầu đáp ứng các nhu cầu về sinh hoạt, giáo dục, chăm sóc y tế, GTVT, nhà ở, việc làm… Môi trường tự nhiên đô thị đang ngày càng xấu đi do quy mô dân số, quy mô sản xuất và cung cấp các dịch vụ của đô thị.

0 50 100 150 200 250 300 350 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng số dân 250 200 150 100 50 nghìn người triệu kw/h Sản lượng điện

Biểu đồ 3.2. Sự gia tăng dân số và sản lượng điện ở TP.Vinh giai đoạn 2000 - 2010

Với nhịp độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm của TP.Vinh giai đoạn 2005 - 2010 đạt được 16,1%, tương ứng với thời gian này, điện năng tiêu thụ có mức tăng 23,1%/năm. Sản lượng điện tiêu thụ của thành phố tăng nhanh, đạt 258,4 triệu kw/h (năm 2010) [15]. Nhịp độ tăng trưởng vượt trội của điện lực so với tốc độ phát triển kinh tế thể hiện sự cố gắng lớn của địa phương và ngành điện trong việc đầu tư, phát triển mạng lưới điện. Tuy nhiên trong bối cảnh tăng trưởng như vậy, ngành điện đang gây ra những tác động mạnh đến môi trường. Việc phát triển nhanh hệ thống lưới điện truyền tải và phân phối làm tăng diện tích đất bị chiếm dụng để làm hành lang các tuyến đường dây. Bên cạnh đó, gia tăng dân số đi kèm với sự gia tăng nhu cầu sử dụng các thiết bị điện hàng ngày (tủ lạnh, điều hòa, máy giặt… ) làm gia tăng chất khí nhà kính, gây ô nhiễm môi trường.

Cùng với sự gia tăng dân số, sự tăng nhanh về số lượng của các phương tiện GTVT (đặc biệt là các phương tiện cá nhân như ôtô, xe máy) đã gia tăng sức ép lên

104

môi trường đô thị. Theo số liệu thống kê, số lượng xe ôtô con ở TP.Vinh đã tăng 18,7 lần (giai đoạn 2000 - 2010), tăng mạnh nhất trong số các loại xe đăng ký hàng năm [14].

0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 4000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010

Xe ô tô khác Xe ôtô con Hàm Lượng CO chiếc 1000 2000 3000 4000 5000 6000 kg/ngày

Biểu đồ 3.3. Sự gia tăng số lượng ôtô đăng ký hàng năm và khí CO phát thải từ lượng ôtô đăng ký hàng năm

ở TP.Vinh giai đoạn 2001 - 2010

Ô nhiễm không khí, tiếng ồn phát sinh do sự tập trung các phương tiện giao thông, các cơ sở sản xuất công nghiệp, các hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng dưới dạng khói, bụi, khí thải. Do áp lực gia tăng dân số, tốc độ ĐTH nhanh, những cơ sở sản xuất có khả năng gây ô nhiễm môi trường, trước đây bố trí xa các khu dân cư thì nay đã nằm xen giữa dân cư hoặc nằm trong vùng quy hoạch của tỉnh và thành phố, nếu không có biện pháp quản lý thì các nhà máy này sẽ là nguồn ô nhiễm rất lớn đối với đô thị.

Gia tăng dân số đi kèm với gia tăng khối lượng chất thải rắn đô thị, lượng nước thải ra nhiều hơn do mật độ tập trung cao của dân cư. Lượng rác thải sinh hoạt đã tăng từ 115 tấn/ngày (năm 2001) lên 175 tấn/ngày (năm 2010). Năm 2010, toàn thành phố có 63.875 tấn rác thải sinh hoạt (gấp 1,5 lần năm 2000) [92]. Năm 2020, ước tính lượng chất thải rắn tăng hơn 3 lần so với năm 2010 - trong đó lượng chất thải rắn sinh hoạt chiếm 51,3% (chất thải rắn công nghiệp chiếm 48,5% và chất thải rắn y tế chiếm 0,2%). Lượng chất thải nguy hại chiếm 18,8% tổng lượng chất thải rắn [76].

105 0 50 100 150 200 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Tấn/ngày

Biểu đồ 3.4. Sự gia tăng tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt của TP.Vinh giai đoạn 2001 - 2010

Quá trình ĐTH nhanh cùng với sự thay đổi điều kiện sống đã làm cho một bộ phận dân cư ở nông thôn di cư mạnh ra các đô thị. Số dân cư sống ở thành thị tăng với mật độ dân cư dày đặc gây mất cân đối giữa thành thị và nông thôn, đồng thời đặt ra những vấn đề nan giải về giải quyết công ăn việc làm, thất nghiệp tại chỗ, nhà ở và tệ nạn xã hội vô cùng phức tạp.

Lao động dư thừa từ các vùng nông thôn đổ về các đô thị để tìm việc làm. Cùng với người lao động là cả những người trong gia đình họ cũng kéo về đô thị, kéo theo cả phong tục, tập quán, lối sống của người nông dân sản xuất nhỏ từ các vùng quê về đô thị. Lối sống tùy tiện trong sinh hoạt hàng ngày đã làm tăng thêm sự phức tạp về xã hội và môi trường sinh thái.

0 50 100 150 200 250 300 350 400 450 500 2001 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2015 2020 nghìn người

Tổng dân số Dân vãng lai

Biểu đồ 3.5. Sự gia tăng dân số vãng lai ở TP.Vinh giai đoạn 2000 - 2020

Trong lòng đô thị vẫn xuất hiện những khu nhà ở tạm bợ. Các hộ dân “nửa quê nửa phố” này hầu hết tạm trú tại các khu vực ven sông, điều kiện sinh hoạt thiếu thốn, không được dùng nước sạch, mà dùng nước sông. Và đồng nghĩa với nó là xả

106

thải rác bừa bãi, vô tội vạ. Thực trạng này khiến cho những khu vực ven đô vốn đã phức tạp nay lại càng phức tạp hơn.

Tình trạng lấn chiếm sông Vinh để sinh sống trên sông hay dựng lán hai bên mép sông đang ngày một nghiêm trọng. Theo điều tra của NCS [30], đây chủ yếu là những gia đình không có khả năng mua đất, mua nhà để ở, điều kiện kinh tế, cũng như sức khoẻ hết sức khó khăn, đa phần là dân nhập cư. Các cửa hàng buôn bán vật liệu xây dựng mọc lên hai bên bờ sông đã ngâm các loại tre mét… xuống dòng sông gây ô nhiễm nguồn nước. Nhiều xe rác được đổ tràn lan hai bên mép sông rồi tràn xuống lòng sông. Sông Vinh đang ngày càng ô nhiễm, lòng sông bị thu hẹp (từ chỗ có chiều rộng là 28m, độ sâu 3m thì nay chiều rộng vài chỗ chỉ còn 3m).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động đến môi trường tự nhiên của quá trình đô thị hóa ở thành phố vinh, tỉnh nghệ an (Trang 111 - 115)