Thực trạng của quá trình phát triển đô thị và tác động đến môi trường tự nhiên của quá

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động đến môi trường tự nhiên của quá trình đô thị hóa ở thành phố vinh, tỉnh nghệ an (Trang 129 - 131)

10. Cấu trúc của luận án

4.1.1. Thực trạng của quá trình phát triển đô thị và tác động đến môi trường tự nhiên của quá

4.1.1.1. Những mặt tích cực và hạn chế của quá trình ĐTH ở TP.Vinh

Từ những kết quả phân tích thực trạng quá trình đô thị hóa ở chương 3, cho thấy đô thị hóa ở TP.Vinh có nhiều mặt tích cực, song cũng còn nhiều hạn chế.

* Mặt tích cực:

- ĐTH đã, đang và sẽ là động lực thúc đẩy quá trình CNH và hiện đại hóa của TP.Vinh. Quá trình ĐTH ngày càng nâng cao vai trò chủ đạo của khu vực đô thị trong quá trình phát triển chung của toàn thành phố, thể hiện ở việc mở rộng diện tích, gia tăng quy mô dân số đô thị, đóng góp vào GDP và các chức năng ngày càng đa dạng của đô thị. Mối quan hệ của đô thị Vinh với vùng nông thôn và với hệ thống đô thị trong vùng ngày càng được mở rộng. TP.Vinh là thị trường lớn trong khu vực. - Nhiều chỉ tiêu có mức độ ĐTH rất cao và trở thành thế mạnh của quá trình ĐTH như tốc độ mở rộng diện tích đô thị, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp, đầu mối giao thông, tỷ lệ cấp nước sạch, số lượng cơ sở thương mại, dịch vụ. Đây hầu hết là các chỉ tiêu phát triển theo chiều rộng và liên quan đến thế mạnh truyền thống của TP.Vinh là một đô thị có lịch sử khá lâu đời.

- ĐTH thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, cơ cấu sử dụng đất theo hướng tích cực, hoàn thiện cơ sở hạ tầng theo hướng hiện đại, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống và lối sống văn minh đô thị. Những thành tựu phát triển trong thời gian qua cũng như một lượng lớn đầu tư vào làm mới và nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng đang hình thành một hệ thống cơ sở vật chất lớn, nhất là khi Vinh đã được công nhận là đô thị loại I trực thuộc tỉnh sẽ hứa hẹn một tương lai phát triển mạnh hơn trong những năm tới.

- Kiến trúc, cảnh quan đô thị ngày càng được phát triển theo quy hoạch, quản lý đô thị ngày càng được quan tâm hơn giúp cho quá trình ĐTH ngày càng mang tính chủ động hơn trong quá trình phát triển.

121 * Mặt hạn chế

- Là đô thị loại I nhưng quy mô nền kinh tế của thành phố vẫn còn nhỏ, công nghiệp, dịch vụ phát triển chưa tương xứng, chưa có các sản phẩm chủ lực, tính cạnh tranh của các sản phẩm, hàng hóa chưa cao.

- Không gian hiện tại của thành phố bất cập so với yêu cầu phát triển một đô thị quy mô và hiện đại, kết cấu hạ tầng còn nhiều khâu yếu, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển cao hơn trong giai đoạn tới. Kiến trúc đô thị còn chắp vá, chưa có điểm nhấn riêng biệt về kiến trúc cảnh quan đô thị.

- Hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị còn nhiều yếu kém, nhất là các chỉ tiêu về giao thông và môi trường đô thị.

- Việc khai thác các loại TNTN (biển, du lịch, khai khoáng...) trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế sẽ vẫn được ưu tiên trong những năm tới. Tuy nhiên, đây cũng sẽ là những thách thức rất lớn về khả năng xuống cấp của môi trường và các hệ sinh thái.

- Việc mở rộng đô thị chủ yếu vẫn là biến nông thôn thành đô thị dẫn đến ĐTH thiếu bền vững ở những nơi mới được công nhận là đô thị. Việc chuyển đổi đất nông nghiệp thành đất đô thị chưa gắn liền với quy hoạch sử dụng lao động nên gây sức ép về việc làm và tổ chức đời sống xã hội ở vùng chuyển đổi đất.

- TP.Vinh cùng với tỉnh Nghệ An nằm ngoài khu vực kinh tế trọng điểm của cả nước nên các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài quan tâm ít hơn; khó thu hút nguồn nhân lực cao vào thành phố làm việc. Các dự án đầu tư vào thành phố hầu hết thuộc các lĩnh vực phát triển đô thị, đầu tư vào sản xuất kinh doanh còn thấp. Môi trường đầu tư chưa thuận lợi.

- Quản lý đô thị còn hạn chế trên một số lĩnh vực. Các dự án quy hoạch và quản lý đô thị còn bộc lộ nhiều bất hợp lý cần phải kịp thời điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu phát triển.

Thành phố thiếu các nhà quản lý giỏi (bao gồm cả quản lý nhà nước và quản lý doanh nghiệp). TP.Vinh không được phân cấp quản lý nhiều trong quản lý phát triển đô thị và KT-XH, việc đưa ra chính sách và cơ chế mới rất chậm chạp, chưa theo kịp yêu cầu phát triển KT-XH.

- Nếp sống văn hóa đô thị của người dân chưa phù hợp với nếp sống của một đô thị loại I. Tư tưởng ỷ lại, bao cấp vẫn còn nặng nề, tình trạng thất

122

nghiệp, nạn buôn lậu, gian lận thương mại và các tệ nạn xã hội vẫn đang tiếp tục gia tăng và kìm hãm sự phát triển của thành phố.

4.1.1.2. Thực trạng tác động đến môi trường tự nhiên của quá trình ĐTH

TP.Vinh

Kết quả đánh giá tác động đến môi trường tự nhiên của quá trình ĐTH ở TP.Vinh trong các chương 2 và 3 cho phép nhận định: Môi trường tự nhiên ở TP.Vinh đã bị ô nhiễm, tuy mức độ ô nhiễm chưa nhiều so với các đô thị lớn trong cả nước. Các khu vực bị ô nhiễm tập trung ở các cơ sở sản xuất công nghiệp, dịch vụ (các khu chợ, bệnh viện..), bãi tập kết rác thải, khu vực sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản. Những tác động đến môi trường tự nhiên của quá trình ĐTH ở TP.Vinh trên cả hai chiều hướng tích cực và tiêu cực.

Trong thời gian tới môi trường tự nhiên của TP.Vinh cũng sẽ bị biến đổi do tác động của quá trình ĐTH, khi không gian đô thị được mở rộng, dân số đô thị tăng, nhất là sự phát triển của các ngành sản xuất công nghiệp và dịch vụ. Đây là cơ sở để đề xuất những kiến nghị và giải pháp nhằm đảm bảo sự PTBV quá trình ĐTH đến môi trường tự nhiên ở đô thị Vinh.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động đến môi trường tự nhiên của quá trình đô thị hóa ở thành phố vinh, tỉnh nghệ an (Trang 129 - 131)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)