Sự gia tăng về quy mô dân số

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động đến môi trường tự nhiên của quá trình đô thị hóa ở thành phố vinh, tỉnh nghệ an (Trang 87 - 91)

10. Cấu trúc của luận án

3.1.2. Sự gia tăng về quy mô dân số

Những năm vừa qua tốc độ ĐTH của TP.Vinh khá nhanh, dân số thành phố đã tăng từ 96,4 nghìn người (năm 1975) lên 218 nghìn người (năm 2000); 307,9 nghìn người (năm 2010) [104]. So với thời kỳ đầu khi mới thành lập năm 1927, dân số TP.Vinh tăng gấp 15 lần. Vinh là đô thị có dân số đông thứ hai trong vùng BTB (sau thành phố Huế). Cùng với sự đẩy mạnh quá trình ĐTH, tỷ lệ dân thành thị cũng tăng lên nhanh chóng. Tỉ lệ dân thành thị của TP.Vinh tăng lên khá nhanh. Năm 1975, tỉ lệ dân thành thị mới chỉ chiếm 24,95% tổng số dân, đến năm 2000 tăng lên 76,9% và năm 2010 là 80,8%. Dự báo đến 2020, tỷ lệ dân thành thị của TP.Vinh sẽ tăng lên 90,6% [111]. TP.Vinh trở thành đô thị đầu tiên của Nghệ An và hiện là đô thị có mức tập trung đông nhất.

Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu về dân số và lao động TP.Vinh giai đoạn 2000 - 2020 Hiện trạng Dự báo TT Chỉ tiêu Đơn vị 2000 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2020 Tổng dân số 219,7 235,2 238,8 242,4 288,0 297,2 307,9 450,0 Nội thành 168,4 190,9 196,4 199,4 206,1 226,7 249,0 408,0 1 Ngoại thành 51,3 44,3 42,4 43,07 81,9 70,5 58,9 42,0 2 Dân vãng lai nghìn người 34 50 53 57 61 65 70 110 3 Mật độ dân số người/ km2 3.406 3.540 3.592 3.646 2.778 2.872 2.957 1.580 4 Tỷ lệ gia tăng dân số 1,66 1,5 1,5 1,5 1,5 2,2 1,7 3,2 5 Tỷ lệ gia tăng tự nhiên 0,96 0,69 0,71 0,67 0,80 0,83 0,76 1,0 6 Tỷ lệ gia tăng cơ học 0,70 0,81 0,79 0,83 0,70 1,37 0,94 2,2 7 Tỷ lệ dân thành thị

%

76,6 77,8 81,03 81,05 70,68 77,2 80,8 90,6

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Nghệ An, Quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH TP.Vinh đến năm 2020

79

Quá trình ĐTH đi kèm với sự tăng lên của cư dân đô thị. Sự tăng lên này theo ba dòng chính: gia tăng dân số tự nhiên của cư dân đô thị, dòng di cư từ nông thôn ra thành thị và mở rộng địa giới đô thị biến những vùng nông thôn thành những vùng thành thị. Ba dòng này có vai trò, vị trí khác nhau theo từng giai đoạn cụ thể.

a) Gia tăng dân số tự nhiên

Quá trình gia tăng dân số tự nhiên cũng góp phần làm thay đổi động thái dân cư của đô thị. Đặc biệt là ở các đô thị có tỷ lệ dân số trẻ, dân số trong độ tuổi sinh đẻ chiếm một tỷ lệ cao trong tổng dân số đô thị.

Cùng với xu hướng chung của cả nước, gia tăng dân số tự nhiên của TP.Vinh giảm dần trong những năm qua. Năm 1975, gia tăng tự nhiên dân số của TP.Vinh là 2,09%, đến năm 2000 giảm xuống còn 0,96% và năm 2010 là 0,76% [104], thấp hơn so với mức trung bình của Nghệ An và cả nước.

b) Sự chuyển dịch dân cư từ nông thôn ra thành thị

Ở Việt Nam nói chung và Nghệ An nói riêng, những năm qua đã diễn ra sự chuyển dịch dân cư nông thôn - nông thôn, dân cư nông thôn - thành thị. Quá trình ĐTH nhanh cùng với sự thay đổi điều kiện sống đã làm cho một bộ phận dân cư ở nông thôn di cư mạnh ra các đô thị để tìm kiếm cơ hội công ăn việc làm. Tỷ lệ tăng dân số ở TP.Vinh đang có xu thế tăng, chủ yếu tăng cơ học từ khu vực nông thôn vào thành thị, không nằm ngoài quy luật của một đô thị đang phát triển. Dòng di cư đó đã, đang và sẽ tiếp tục diễn ra, cung cấp cho đô thị nguồn lao động phổ thông dồi dào, mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho nông thôn, góp phần phát triển kinh tế ở cả đô thị và nông thôn.

Gia tăng cơ học của TP.Vinh luôn dương và có xu hướng ngày càng tăng, từ 0,7% (năm 2000) tăng lên 0,94% (năm 2010) và dự báo sẽ đạt 2,2% (năm 2020) [111]. Nguồn gia tăng dân số đô thị Vinh chủ yếu là dân cư nội tỉnh.

Bảng 3.2. Số người nhập cư từ các vùng vào Nghệ An và TP.Vinh năm 2009 Nơi thực tế thường trú vào thời điểm 1/4/2004

Nơi thực tế thường trú vào thời điểm 1/4/2009 Chung Trung du và miền núi phía Bắc Đồng bằng sông Hông Bắc Trung Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ Tây Nguyên Đông Nam Bộ Đồng bằng sông Cửu Long Toàn tỉnh 35.439 1.270 7.056 19.696 2.369 4.700 348 TP.Vinh 17.930 403 3.178 13.473 431 393 52

80

Luồng nhập cư về chủ yếu ở TP.Vinh với 17.930 người nhập cư (chiếm 50,6%). Trong đó vùng BTB và duyên hải Nam Trung Bộ có số người nhập cư về nhiều nhất với 13.473 người, chiếm 68,4% tổng số người nhập cư của vùng và chiếm 75,14% tổng số người nhập cư về TP.Vinh.

Số dân thành thị ngày càng tăng. Số dân nông thôn ngày càng giảm dần (năm 2008, số dân nông thôn tăng lên đột biến do TP.Vinh mở rộng địa giới, sát nhập thêm 6 xã mới). Dân thành thị tăng bình quân 4,78%/năm (giai đoạn 2000 - 2010), trong đó giai đoạn 2000 - 2007 tăng 2,3%; giai đoạn 2008 - 2010 tăng 6,93%/năm. Dân nông thôn tăng bình quân 1,48%/năm (giai đoạn 2000 - 2010), trong đó giai đoạn 2000 - 2007 giảm -2,0%/năm; giai đoạn 2008 - 2010 giảm -9,36%/năm. Dự báo năm 2020, dân thành thị sẽ tăng lên 408,0 nghìn người (bình quân tăng 4,21%/năm giai đoạn 2011 - 2020), trong khi mức giảm của dân cư nông thôn là -4,24%/năm (giai đoạn 2011 - 2020) [111]. Như vậy bên cạnh sự chuyển dịch dân cư trong nội tỉnh (nông thôn - thành thị), xu hướng chuyển dịch dân cư từ nông thôn vào thành thị trong nội thành thấy rõ. Đối với các vùng lân cận như Cửa Lò, Quán Hành, Nam Đàn... quy mô dân số cũng bị tác động mạnh bởi sự tăng nhanh dân số theo tốc độ ĐTH của TP.Vinh.

Bảng 3.3. Phân bố dân cư vùng đô thị Vinh giai đoạn 2010 - 2020

Đơn vị: người

Khu vực đô thị 2010 2020

A. TP.Vinh 307.957 450.000

Khu đô thị cũ (13 phường) 185.106 250.000

Khu đô thị mới (mở rộng) 29.448 158.000

Ngoại thành 58.903 42.000 B. Các đô thị vệ tinh 186.000 252.000 Thị xã Cửa Lò (Nghệ An) 80.000 100.000 Thị trấn Quán Hành (Nghệ An) 10.000 20.000 Thị trấn Nghi Xuân (Hà Tĩnh) 10.000 15.000 Thị trấn Xuân An (Hà Tĩnh) 30.000 35.000

Thị trấn Hưng Nguyên (Nghệ An) 9.000 12.000

Thị trấn Nam Đàn (Nghệ An) 12.000 20.000

Thị xã Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) 35.000 50.000

C. Khu vực nông thôn vùng Vinh 172.000 209.000

Các xã thuộc Nghi Lộc 150.000 180.000

Các xã thuộc Nghi Xuân 15.000 20.000

Các xã thuộc Hưng Nguyên 7.000 9.000

81

Với sự phát triển mạnh các hoạt động kinh tế, đặc biệt là sự phát triển khá nhanh của các ngành công nghiệp và dịch vụ, Vinh đã trở thành nơi thu hút mạnh đối với dân cư và các nguồn lao động ở các vùng lân cận, đặc biệt là trong tỉnh Nghệ An. TP.Vinh đang trong quá trình đẩy mạnh CNH và ĐTH trên diện rộng, hướng tới đô thị loại I và đô thị trung tâm của vùng BTB, các KCN, CCN, làng nghề… được hình thành và đi vào hoạt động, kéo theo nhu cầu lao động công nghiệp tăng mạnh, lực lượng tại chỗ không đáp ứng kịp nên các nhà tuyển dụng phải hướng đến nguồn lao động từ các vùng nông thôn, đặc biệt là các huyện lân cận. Chính điều này đã tạo sức hút đối với lao động ở nông thôn, tạo nên một luồng di cư khá mạnh mẽ từ nông thôn ra thành phố.

Mặt khác, lực lượng lao động nông thôn đang phải đối mặt với vấn đề dư thừa lao động, thiếu việc làm trầm trọng do ảnh hưởng của quá trình CNH, một diện tích lớn đất ruộng bị chuyển đổi mục đích sử dụng cho phát triển các KCN, khu đô thị mới; người dân không còn tư liệu sản xuất, hàng triệu người nông dân bị mất việc làm trong nông nghiệp, để tồn tại buộc họ phải chuyển đổi nghề nghiệp sang ngành nghề phi nông nghiệp hoặc dịch chuyển ra thành phố tìm việc làm. Lao động dư thừa từ các vùng nông thôn đang đổ về các đô thị để tìm việc làm, trong đó Vinh đang là một điểm đến đầy hứa hẹn.

Thống kê chưa đầy đủ cho thấy số dân vãng lai (tạm trú < 6 tháng) ngày càng tăng, từ 3,4 nghìn người (năm 2000) tăng lên 70 nghìn người (năm 2010), dự báo 110 nghìn người (năm 2020) - trong đó lao động tạm trú vãng lai là 47,2 nghìn người [111].

Trong những năm gần đây, số lao động di cư từ nông thôn ra thành phố nhưng không thể hiện trên giấy tờ chính thức ngày càng tăng. Những lao động này thường làm việc trong khu vực phi chính thức, thường là các xưởng sản xuất nhỏ và các hộ gia đình, một bộ phận lao động tự do (cửu vạn, buôn bán nhỏ trong các khu chợ hay trên vỉa hè, đường phố… ước tính lao động ngoại thành tại hai khu chợ lớn nhất thành phố là chợ Vinh và chợ ga Vinh khoảng trên 2.000 người (chiếm 50% số hộ kinh doanh) [111]. Mặc dù họ đã đáp ứng một phần nhu cầu lao động và đóng góp cho sự phát triển của đô thị nhưng phần lớn lại bị “bỏ quên”, không nhận được sự hỗ trợ pháp lý của chính quyền ở nơi đến, nằm ngoài tầm với của các dịch vụ xã hội cơ bản.

Tuy nhiên trong những năm qua, quy mô dân số của TP.Vinh tăng không nhiều. So với các đô thị lớn trong cả nước, tốc độ ĐTH của TP.Vinh chưa cao. Sự phát triển KT-XH cũng như cơ sở hạ tầng đô thị trong những năm qua có nhiều cải thiện

82

nhưng chưa đủ mạnh để tạo lực hấp dẫn với dân cư, lao động từ các khu vực khác, sức cạnh tranh đang lớn dần và ngày càng mạnh mẽ của các đô thị trong vùng (TP.Thanh Hóa, TP.Huế…). Tỷ lệ gia tăng cơ học thực hiện thấp hơn so với dự báo.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động đến môi trường tự nhiên của quá trình đô thị hóa ở thành phố vinh, tỉnh nghệ an (Trang 87 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)