Các giải pháp bảo vệ môi trường không khí

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động đến môi trường tự nhiên của quá trình đô thị hóa ở thành phố vinh, tỉnh nghệ an (Trang 144 - 146)

10. Cấu trúc của luận án

4.2.2.2. Các giải pháp bảo vệ môi trường không khí

- Thắt chặt các tiêu chuẩn về khí thải đối với các loại xe cơ giới để giảm lượng ô nhiễm do các phương tiện tham gia giao thông gây ra.

- Thường xuyên tưới rửa đường, thi hành các biện pháp làm giảm nồng độ bụi. - Đối với các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng (nhà máy xi măng Cầu Đước, cơ sở sản xuất gạch ngói...) và các phương tiện vận chuyển vật liệu xây dựng: cần phải có các biện pháp chống bụi trong khai thác, vận chuyển (xây dựng các trạm rửa xe, phun

136

nước mặt đường; quy định các phương tiện chuyên chở nguyên vật liệu trong nội thành phải có bạt che phủ; quy định bãi thải theo tính chất đặc thù của từng loại.

- Bố trí tập trung các cơ sở sản xuất vào các KCN, CCN. Kiên quyết tránh xảy ra trường hợp các KCN, cụm công nghiệp hình thành đến đâu, các khu dân cư bám theo mọc lên đến đó. Điều này nếu để xảy ra sẽ lặp lại vòng luẩn quẩn của việc quy hoạch, di dời, đền bù; đồng thời hạn chế được ảnh hưởng của chất thải sản xuất đến môi trường sinh sống của người dân. Hiện nay thành phố đã quy hoạch đến năm 2020 các nhà máy có nguy cơ ô nhiễm cao sẽ chuyển ra các KCN ngoài thành phố.

Xung quanh các KCN, CCN cần thiết lập vành đai cây xanh để giãn cách với khu dân cư.

- Áp dụng các công nghệ tiên tiến trong sản xuất, khuyến khích các công nghệ sạch với lượng thải ít. Có quy hoạch khai thác và công nghệ khai thác phù hợp, đảm bảo sản xuất và phát triển môi trường bền vững.

- Trang bị hệ thống lọc bụi, xử lý khí thải và giảm tiếng ồn tại các khu vực sản xuất. Phát triển cơ sở hạ tầng, nâng cấp đường giao thông, hệ thống thoát nước cũng là biện pháp giảm thiểu bụi cho cộng đồng dân cư xung quanh.

- Áp dụng hệ thống quản lý môi trường là hết sức cần thiết.

Hệ thống quản lý môi trường mặc dù đã được đề cập đến rất nhiều trong những năm gần đây nhưng các doanh nghiệp vẫn chưa mặn mà với giải pháp này do còn có quá nhiều rào cản. Rào cản lớn nhất đó là vấn đề ưu tiên của các doanh nghiệp chưa phải là vấn đề môi trường, trừ những doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm sang các nước tiên tiến có xu hướng áp dụng giải pháp này, vì đây là một trong những yêu cầu để xuất khẩu hàng hóa. Tuy nhiên, từ kinh nghiệm những doanh nghiệp đã áp dụng giải pháp này, hệ thống quản lý môi trường là một công cụ khá tiện lợi và có ích cho chính bản thân doanh nghiệp rất nhiều.

- Phát triển công nghiệp sinh thái.

Bản chất của phát triển công nghiệp sinh thái chính là sự hợp tác cùng có lợi giữa các cơ sở công nghiệp với nhau, với các cơ quan nhà nước, các tổ chức phi chính phủ, chính quyền và cộng đồng địa phương. Các hoạt động chủ yếu của một KCN sinh thái là trao đổi sản phẩm phụ, sử dụng chung các thiết bị năng lượng, an toàn về môi trường, mua chung nguyên vật liệu, tái sử dụng chất thải... Khái niệm này hiện còn rất mới ở Việt Nam và để áp dụng được ở TP.Vinh cần phải có rất nhiều nỗ lực. Tuy nhiên, kinh nghiệm của các nước đã áp dụng cho thấy đây là loại

137

hình cộng sinh công nghiệp rất có lợi cho các doanh nghiệp trên phương diện kinh tế cũng như môi trường.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động đến môi trường tự nhiên của quá trình đô thị hóa ở thành phố vinh, tỉnh nghệ an (Trang 144 - 146)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)