Các giải pháp chung

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động đến môi trường tự nhiên của quá trình đô thị hóa ở thành phố vinh, tỉnh nghệ an (Trang 138 - 144)

10. Cấu trúc của luận án

4.2.2.1. Các giải pháp chung

a) Các giải pháp về kỹ thuật - công ngh

- Đánh giá tác động môi trường các dự án đầu tư nhằm kiểm soát ô nhiễm, giảm thiểu các nguồn sinh ra chất thải trong quá trình sản xuất và sinh hoạt.

Trong những năm qua, đánh giá tác động môi trường đã trở thành giải pháp mang tính pháp lý rộng rãi nhất đối với vấn đề BVMT. Đây là bước đầu tiên để các KCN, CCN, các doanh nghiệp ý thức được tác động môi trường đối với dự án của mình và đề xuất các giải pháp để giảm thiểu các tác động đó. Trong thời gian tới, các cơ quan quản lý nhà nước sẽ có những chính sách mới phù hợp liên quan đến đánh giá tác động môi trường để làm hiệu quả hơn nữa công cụ này đối với việc ngăn ngừa và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

- Cải tiến quy trình công nghệ nhằm hạn chế ô nhiễm

Các cơ sở sản xuất phải đầu tư, lắp đặt công nghệ xử lý chất thải, khí thải đến mức cần thiết trước khi thải ra môi trường, nhất là tại các KCN, CCN được quy hoạch và xây dựng mới. Đi đôi với công nghệ sản xuất là công nghệ xử lý chất thải cần phải được giải quyết đồng bộ. Việc làm sạch nên được hoàn chỉnh bằng công nghệ khép kín.

130

Đối với các KCN và CCN đang hoạt động, phải có những dự án nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường và thực hiện đúng nguyên tắc đó. Đồng thời áp dụng các công nghệ sản xuất tiên tiến hướng dần tới nền sản xuất sạch.

Khuyến khích cải tiến công nghệ, áp dụng công nghệ mới tiên tiến. Tổ chức tập huấn cho các chủ cơ sở sản xuất về công nghệ và thiết bị trong sản xuất ở quy mô vừa và nhỏ.

- Bổ sung các địa điểm quan trắc nhằm xây dựng hệ thống quan trắc hoàn chỉnh làm cơ sở cho việc quản lý và xử lý.

Hiện nay nhiều điểm nóng về ô nhiễm môi trường của thành phố chưa nằm trong mạng lưới quan trắc của tỉnh để đo đạc theo định kỳ, theo dõi diễn biến chất lượng môi trường để kịp thời có biện pháp xử lý. Theo NCS, cần bổ sung quan trắc thêm các khu vực gây ô nhiễm và có nguy cơ ô nhiễm cao:

+ Bổ sung thêm 4 điểm quan trắc chất lượng môi trường không khí tại các vị trí: ngã tư đường Phong Định Cảng, bãi rác (Đông Vinh và Nghi Yên), lò gạch Hưng Đông.

+ Bổ sung thêm 20 điểm quan trắc chất lượng môi trường nước tại các vị trí: Nước mặt (5 điểm): làng nghề Nghi Phú (giết mổ gia súc), trại nuôi trồng thủy sản Hưng Hòa, bãi rác Đông Vinh (cũ), bãi rác Nghi Yên (mới), bệnh viện Đa khoa Nghệ An.

Nước thải (9 điểm): một số cơ sở sản xuất công nghiệp điển hình (công ty CP bia Sài Gòn - Nghệ An, công ty CP bao bì Sabeco, làng nghề Nghi Phú (giết mổ gia súc)); khu dân cư đông đúc (chợ Vinh, khu chung cư Quang Trung); khu vực sản xuất nông nghiệp (trại nuôi trồng thủy sản Hưng Hòa), bệnh viện (bệnh viện Đa khoa Nghệ An), bãi rác (Đông Vinh (cũ) và Nghi Yên (mới)).

Nước dưới đất (6 điểm): làng nghề Nghi Phú (giết mổ gia súc), khu dân cư đông đúc (khu chung cư Quang Trung), bệnh viện (bệnh viện Đa khoa Nghệ An), bãi rác (Đông Vinh (cũ) và Nghi Yên (mới)), nghĩa trang thành phố.

+ Xây dựng mạng lưới quan trắc mẫu đất tại các vị trí: khu vực sản xuất nông nghiệp (vùng trồng rau Nghi Kim), khu dân cư đông đúc (khu chung cư Quang Trung), bãi rác (Đông Vinh và Nghi Yên), nghĩa trang thành phố, khu xăng dầu...

Muốn vậy, cần đầu tư mua sắm thiết bị đo và phân tích mẫu đất cho Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật Môi trường Nghệ An - đơn vị thực hiện mạng lưới quan trắc và phân tích môi trường theo định kỳ (hiện nay mới có thiết bị đo mẫu nước và

131

không khí) để có các số liệu chính xác, khoa học phản ánh đúng và đầy đủ hiện trạng môi trường của thành phố nói riêng và tỉnh Nghệ An nói chung.

- Xử lý chất thải tập trung (nước thải, chất thải rắn, chất thải nguy hại), tận dụng và tái sử dụng nước thải, phát triển việc tái sử dụng và tái chế chất thải rắn.

Xử lý chất thải tập trung cho phép các doanh nghiệp giảm chi phí xử lý chất thải, vì công trình xử lý chất thải thường yêu cầu đầu tư lớn, nếu xây dựng hệ thống xử lý chất thải đơn lẻ các doanh nghiệp thường không sử dụng hết công suất. Mặt khác giá thành xử lý trên một đơn vị chất thải sẽ giảm khi công suất xử lý chất thải tăng. Hình thức xử lý chất thải tập trung phổ biến nhất hiện nay là xử lý nước thải tập trung trong các KCN. Ngoài ra, xử lý chất thải rắn và chất thải nguy hại công nghiệp tập trung cũng là những giải pháp cần thiết. Ở nước ta hiện còn rất thiếu loại hình xử lý tập trung này.

b) Các giải pháp sử dụng các công cụ kinh tế

Đây là nhóm giải pháp có tầm quan trọng, đặc biệt BVMT trong quá trình ĐTH. Quản lý môi trường thông qua sử dụng các công cụ kinh tế không chỉ có tác dụng tích cực đối với việc đẩy mạnh quá trình ĐTH, mà còn khuyến khích được các hoạt động bảo vệ và cải tạo môi trường.

- Thu phí thải ô nhiễm môi trường, xử phạt các cơ sở gây ô nhiễm, thực hiện nguyên tắc "người gây ô nhiễm phải trả tiền".

Đây là một công cụ kinh tế hết sức quan trọng vì nó không chỉ tạo điều kiện để nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan chức năng quản lý nhà nước về BVMT mà còn có tác dụng khuyến khích tính tự giác, sự năng động sáng tạo của các doanh nghiệp trong việc tìm kiếm và thực hiện tốt các biện pháp hạn chế hoặc ngăn chặn được những tác động gây ô nhiễm môi trường. Trong điều kiện kinh tế thị trường, buộc các cơ sở gây ô nhiễm hay các cá nhân gây ô nhiễm phải cân nhắc lựa chọn các giải pháp tối ưu chi phí ít nhất để khắc phục ô nhiễm môi trường.

Một tình trạng khá phổ biến hiện nay là trong các hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp luôn cố gắng tìm cách lảng tránh nghĩa vụ đóng góp kinh phí cho việc thực hiện các biện pháp hoàn trả lại những tổn thất về môi trường. Để tăng lợi nhuận, một số cơ sở đã tăng quy mô sản xuất, thậm chí vượt quá công suất cho phép (điển hình công ty CP bia Sài Gòn - Nghệ An), tiết kiệm chi phí sản xuất bằng cách không cho vận hành hay vận hành không thường xuyên hệ thống xử lý chất thải. Sự vô trách nhiệm trong việc gây ô nhiễm môi trường và tìm cách né tránh

132

các chi phí về BVMT (đã từng xảy ra ở công ty CP bia Sài Gòn - Nghệ An, công ty CP bao bì Sabeco, công ty CP nhựa Hùng Linh...) là điều không thể chấp nhận được.

Bên cạnh đó, mức xử phạt các cơ sở gây ô nhiễm hiện nay còn quá nhẹ so với những tổn thất về môi trường mà xã hội phải gánh chịu (thực tế cho thấy chi phí để khắc phục các hậu quả về môi trường thường phải gấp hàng chục lần, thậm chí gấp hàng trăm lần so với mức xử phạt), chế tài xử phạt còn nhiều bất cập, những khó khăn trong việc xác định thiệt hại cho người dân bị tác động bởi ô nhiễm (điển hình ở công ty CP bao bì Sabeco, công ty CP nhựa Hùng Linh). Việc xử lý thiếu kiên quyết nên đã dẫn đến tình trạng “bắt cóc bỏ đĩa”, khí thải, nước thải độc hại vẫn xả trực tiếp ra môi trường gây bất bình trong nhân dân. Do vậy, cần:

+ Việc xác định mức phí gây ô nhiễm môi trường phải dựa vào quy mô, tính chất hoạt động và mức độ gây ô nhiễm môi trường của từng doanh nghiệp cụ thể.

+ Các cơ quan chức năng quản lý nhà nước về BVMT cần chú ý tới việc điều chỉnh mức phí ô nhiễm và mức xử phạt theo thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp, ngay cả đối với các cơ sở sản xuất nhỏ, hộ gia đình gây ô nhiễm.

Trong những năm qua, chất thải của các hộ sản xuất tự do thải vào môi trường và các chủ sản xuất không có trách nhiệm gì đối với việc đổ thải (NCS [16] đã lấy các cơ sở giết mổ gia súc ở Nghi Phú làm địa bàn nghiên cứu). Chính điều này đã gây ô nhiễm môi trường trên diện rộng và ngày càng trầm trọng. Vì vậy cần phải thực hiện thu phí môi trường đối với các bộ phận sản xuất này. Hàng tháng mỗi cơ sở sản xuất phải nộp một số tiền nhất định theo khối lượng chất thải tạo ra. Số tiền này được đưa vào quỹ dùng để chi trả cho các hoạt động BVMT và đền bù cho những người không làm nghề bị thiệt hại do vấn đề môi trường.

+ Việc xử lý phải đồng bộ giữa các cấp, các ngành trên tinh thần kiên quyết, nghiêm minh theo pháp luật, đủ sức răn đe đối với các hành vi vi phạm luật pháp BVMT, thậm chí có thể cho ngừng hoạt động nếu cơ sở sản xuất không khắc phục hậu quả ô nhiễm mà vẫn tiếp tục vi phạm nhiều lần (cần quy định số lần cụ thể với chế tài xử phạt ngày càng nặng với mức tiền phạt phải được tính lũy tiến tương ứng với sự gia tăng về hậu quả môi trường mà các cơ sở này gây ra), không xử phạt mang tính hình thức "giơ cao đánh khẽ" theo kiểu “nếu các ngành chức năng đến kiểm tra thì cứ nộp phạt là xong”.

Trong thực tế hiện nay, việc tính phí ô nhiễm môi trường khá phức tạp vì các hoạt động sản xuất kinh doanh thường rất đa dạng, các loại chất thải có rất nhiều loại khác nhau, thành phần các chất độc hại có trong chất thải thường rất phức tạp. Nồng

133

độ các chất độc hại có trong chất thải của mỗi doanh nghiệp có thể thay đổi theo từng kỳ kế hoạch. Tuy nhiên những khó khăn trên hoàn toàn có thể khắc phục được, điều quan trọng là để thực hiện việc thu phí ô nhiễm môi trường một cách đầy đủ, TP.Vinh cần phải có một hệ thống các quy định cụ thể và cần phải có một đội ngũ cán bộ có đủ trình độ năng lực chuyên môn.

- Lập quỹ BVMT của thành phố. Đây là nguồn lực để trợ cấp tài chính cho các hoạt động BVMT.

Công tác quản lý môi trường đòi hỏi kinh phí rất lớn. Do vậy cần tranh thủ sự hỗ trợ kinh phí của địa phương, nhà nước, các tổ chức quốc tế để:

+ Đầu tư cho các nghiên cứu có ý nghĩa thiết thực trong công tác ứng dụng, bảo vệ quản lý môi trường.

+ Ưu đãi về tín dụng trong việc áp dụng các công nghệ sản xuất sạch. + Khuyến khích các sản phẩm từ các nguồn phế liệu, phế thải.

+ Trợ cấp tài chính cho công ty môi trường đô thị thành phố.

Đây là một doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực công ích do mức chi phí thường cao hơn nhiều so với mức thu nhập từ các hoạt động sản xuất kinh doanh mang lại (do nhiệm vụ chính của công ty phải thực hiện các mục tiêu bảo vệ và cải tạo môi trường thành phố).

Cần phải xác định mức trợ cấp tài chính hợp lý, đảm bảo để công ty hoạt động có hiệu quả, một mặt để công ty phát huy được năng lực và tính chủ động sáng tạo trong các hoạt động sản xuất kinh doanh, mặt khác hạn chế được sự trì trệ, thụ động trong sản xuất kinh doanh, sử dụng nguồn vốn trợ cấp kém hiệu quả.

Nguồn quỹ BVMT cần được tăng cường và bổ sung từ: + Các khoản đóng góp của dân cư thành phố

+ Các khoản đóng góp của các tổ chức kinh tế, xã hội + Các khoản viện trợ của nước ngoài

+ Các khoản thu từ tiền phạt các cơ sở gây ô nhiễm môi trường.

+ Thuế sử dụng tài nguyên nước, phí nước thải, phí rác thải (cần có chính sách cụ thể để sớm đưa vào thực hiện).

c) Các giải pháp về chính sách bảo vệ môi trường

- Cần phải có một hệ thống các chính sách nhất quán, đầy đủ và hợp lý: + Chính sách khai thác và sử dụng các nguồn vốn.

134

Thành phố cần phải có chính sách hợp lý trong việc thu hút các nguồn vốn và sử dụng chúng một cách có hiệu quả. Tăng cường phát huy các công cụ tài chính để điều tiết các hoạt động sản xuất kinh doanh trên góc độ BVMT.

+ Chính sách khuyến khích đầu tư, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vừa duy trì được sản xuất, vừa đầu tư mở rộng quy mô sản xuất với các công nghệ sản xuất tiên tiến, đặc biệt phải tạo điều kiện để họ đầu tư vào công nghệ sạch.

Các hình thức khuyến khích đầu tư rất đa dạng, song thành phố cần coi trọng hình thức cho vay ưu đãi.

+ Chính sách sử dụng các công cụ quản lý môi trường (chiến lược, chính sách, hệ thống pháp luật...) để có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng quản lý nhà nước về BVMT.

+ Chính sách đào tạo và sử dụng lao động, đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lý và cán bộ kỹ thuật trong lĩnh vực BVMT.

+ Chính sách xử phạt đối với những vi phạm các quy định về BVMT với các chế tài đủ mạnh để giảm thiểu và ngăn chặn những tác nhân gây ô nhiễm môi trường.

+ Ngoài các chính sách trên, thành phố cần coi trọng thực hiện chính sách quản lý việc buôn bán và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật, chính sách nhà đất, tăng cường hợp tác quốc gia và quốc tế về môi trường...

- Giám sát chất lượng môi trường

Có thể nhận thấy việc xây dựng và ban hành các văn bản pháp luật về BVMT ở nước ta được quan tâm tương đối lớn và không kém thua so với các nước, nhưng việc thực thi pháp luật ở nước ta còn kém thua nhiều nước. Điều đó đòi hỏi phải tăng cường năng lực và hiệu quả của công tác giám sát chất lượng môi trường.

Cần tăng cường quản lý nhà nước về BVMT, đồng thời giám sát chặt chẽ công tác thực hiện các biện pháp BVMT ở tất cả các cơ sở sản xuất kinh doanh, khu dân cư đặc biệt là các cơ sở gây ô nhiễm và có nguy cơ gây ô nhiễm. Trên cơ sở đó kịp thời đề xuất các biện pháp xử lý BVMT. Đây là một quá trình tổng hợp các biện pháp KHKT, công nghệ và tổ chức kiểm soát đòi hỏi cần có sự đầu tư lớn về nhân lực và vật lực. Nếu làm tốt công tác này sẽ là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất để bảo vệ môi trường, là cơ sở quan trọng để kết hợp chặt chẽ giữa việc đẩy mạnh quá trình ĐTH và nâng cao hiệu quả của các hoạt động bảo vệ và quản lý môi trường.

Sự phục hồi của chất lượng môi trường có xảy ra hay không, nhanh hay chậm đòi hỏi người làm chính sách phải đưa ra những quyết sách đúng đắn trong việc điều phối nguồn ngân sách tăng lên cho việc nâng cao năng lực của hệ thống quản lý môi

135

trường, cho công tác nghiên cứu chuyển giao và áp dụng công nghệ sạch, công nghệ tiên tiến, cho việc nâng cao ý thức cộng đồng...

d) Các giải pháp về tăng cường ý thức bảo vệ môi trường

Chất lượng của môi trường sống ở mỗi quốc gia, mỗi vùng luôn có liên quan chặt chẽ với sự hiểu biết và ý thức trách nhiệm của người dân. "Các vấn đề ô nhiễm môi trường chỉ có thể được giải quyết tốt nhất nếu có sự tham gia tích cực của cộng đồng dân cư và của các cơ quan quản lý" (Tuyên bố Rio).

Hiện nay ý thức tự giác bảo vệ và gìn giữ môi trường sống chưa trở thành thói quen trong cách sống của đại bộ phận dân cư. Do vậy cần phải thường xuyên giáo dục tuyên truyền, xây dựng thói quen, nếp sống và đẩy mạnh các phong trào quần chúng về BVMT. Đây là biện pháp lâu dài để công tác BVMT trở thành nhiệm vụ của người dân, được mọi người quan tâm.

- Cần đa dạng hóa các hình thức giáo dục tuyên truyền

Qua hệ thống các trường học, các phương tiện thông tin đại chúng (báo chí,

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động đến môi trường tự nhiên của quá trình đô thị hóa ở thành phố vinh, tỉnh nghệ an (Trang 138 - 144)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)