Các giải pháp quản lý rác thải

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động đến môi trường tự nhiên của quá trình đô thị hóa ở thành phố vinh, tỉnh nghệ an (Trang 148 - 149)

10. Cấu trúc của luận án

4.2.2.4. Các giải pháp quản lý rác thải

+ Đối với rác thải công nghiệp: cần phân tách rác thải công nghiệp nguy hại khỏi rác thải công nghiệp thông thường và được xử lý theo các yêu cầu riêng phù hợp với từng loại rác thải.

+ Đối với rác thải y tế: cần phân loại riêng rác thải y tế nguy hại và rác thải y tế thông thường ở tất cả các cơ sở y tế. Xây dựng thêm lò đốt xử lý rác thải y tế nguy hại ở nhiều cơ sở y tế (hiện nay chỉ tập trung và đốt ở lò đốt bệnh viện Đa khoa Nghệ An, gây nên tình trạng quá tải).

+ Đối với rác thải sinh hoạt: cần tiến tới phân loại rác tại nguồn (nên làm thí điểm ở một số khu vực như khu đô thị mới, khu chung cư, các đơn vị văn hóa điển

140

hình) và thu dọn rác kịp thời vào thời gian sớm hơn (hiện nay là 22h) ở các điểm tập kết rác trong thành phố.

+ Làm tốt công tác vệ sinh môi trường.

Phấn đấu tỷ lệ thu gom rác thải đạt 100%; không để xảy ra tình trạng tồn đọng rác thải ban ngày. Thực hiện cơ chế khóan và khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia vào lĩnh vực hoạt động dịch vụ công ích. Đa dạng hóa các nguồn lực, các hình thức tổ chức làm vệ sinh môi trường để giảm nhẹ ngân sách nhà nước. Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của công ty môi trường đô thị. Lựa chọn mô hình tổ chức thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải phù hợp với điều kiện thực tế ở thành phố. + Cần tiến hành xây dựng thêm và nâng cao công suất của các nhà máy xử lý rác thải bằng phương pháp đốt và vi sinh, hạn chế và tiến tới loại bỏ biện pháp chôn lấp rác thải gây tác động xấu tới môi trường.

+ Quy định hạn chế sử dụng những hàng hóa không có khả năng tái chế ở các cơ sở cụ thế: nhà hàng (các loại cốc chén, các vỏ hộp, gỗ, tăm tre, các loại thìa, đũa không thể sử dụng lại...), các cửa hàng (các túi nhựa và túi đựng hàng), các điểm bán, các doanh nghiệp sản xuất và chế biến thức ăn (các hộp đựng thức ăn làm bằng nhựa tổng hợp), khách sạn, nhà nghỉ (bàn chải, thuốc đánh răng, dầu gội đầu...). Để hạn chế túi ni lông, cần quy định các loại rác thải phải được đựng trong các túi đựng rác đạt tiêu chuẩn được sản xuất ra có khả năng phân hủy hoặc tái sử dụng và được bán rộng rãi trên thị trường.

+ Xây dựng hệ thống định giá phí rác thải và đánh thuế rác: mức phí được xác định dựa trên khối lượng rác phát sinh thay cho việc tính phí theo hộ trước đó. Thuế rác có thể buộc người dân thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày của họ. Điều này làm cho người dân tự nguyện giảm lượng rác thải ra và khuyến khích việc sử dụng những hàng hóa tái chế được. Ở châu Á, thuế rác đã được áp dụng thành công tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và gần đây nhất là Hồng Công.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động đến môi trường tự nhiên của quá trình đô thị hóa ở thành phố vinh, tỉnh nghệ an (Trang 148 - 149)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)