10. Cấu trúc của luận án
3.2.2. Đánh giá mức độ tác động đến môi trường tự nhiên của quá trình đô thị hóa ở thành phố
hóa ở thành phố Vinh.
Cũng như các đô thị trong cả nước, TP.Vinh đang đối mặt về sự phát triển không bền vững khi quá trình ĐTH được đẩy mạnh, dân số đô thị tăng nhanh. Quá trình ĐTH đã tác động rõ rệt đến môi trường tự nhiên ở TP.Vinh trên cả hai chiều hướng tích cực và tiêu cực. Tuy nhiên, mức độ tác động không lớn và khác nhau theo từng thành phần của môi trường tự nhiên. "Có thể thấy rằng ở TP.Vinh động lực phát triển kinh tế đô thị chưa cao, chưa thu hút được đầu tư mạnh nên tốc độ phát triển đô thị cũng chỉ ở mức trung bình, thành phố chưa phải chịu một sức ép lớn về quá trình đô thị hóa", Nguyễn Thế Bá [113].
113
Tác động của quá trình ĐTH đến môi trường tự nhiên khá rõ nét, nhất là đối với môi trường nước, không khí và môi trường đất. Lượng nước thải từ sinh hoạt dân cư, từ các ngành sản xuất chưa được xử lý ngày càng tăng, lượng chất thải rắn đô thị đang gia tăng chưa được thu gom hết và xử lý triệt để. Môi trường không khí hiện nay đang chịu áp lực từ sự gia tăng của các phương tiện giao thông khi sự phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị còn chậm... Đánh giá mức độ tác động của quá trình ĐTH đến môi trường tự nhiên ở TP.Vinh được thực hiện bằng sự phân tích biến động của các tiêu chí được sử dụng để đánh giá:
▪ Lượng nước thải sinh hoạt và sản xuất theo thời gian (K1).
Lượng nước cấp cho TP.Vinh đã tăng từ 6,5 triệu m3 (năm 2000) lên 9,5 triệu m3 (năm 2005); 17,5 triệu m3 (năm 2010). Trong đó, lượng nước cấp cho sinh hoạt của dân cư đã tăng 2,6 lần trong giai đoạn 2000 - 2010, từ 3,8 triệu m3 (bình quân 10.600 m3/ngày đêm) vào năm 2000 lên 10,03 triệu m3 (bình quân 27.500 m3/ngày đêm) vào năm 2010 [76]. Lượng nước cấp cho ngành công nghiệp tăng từ 1,7 triệu m3 (bình quân 4.800 m3/ngày) vào năm 2000 lên 2,8 triệu m3 (bình quân 7.700 m3/ngày) vào năm 2010 [104].
Từ lượng nước cấp, có thể tính toán được lượng nước thải. Kết quả tính toán cho thấy: lượng nước thải sinh hoạt ở TP.Vinh ước tính vào năm 2000 là 8.400 m3/ngày đêm, tương đương khoảng 3,066 triệu m3/năm và tăng lên 22.000 m3/ngày đêm vào năm 2010, tương đương khoảng 8,030 triệu m3/năm. Theo cách tính toán hiện nay, lượng nước thải công nghiệp chiếm khoảng 30 - 35% tổng lượng nước thải sinh hoạt nên lượng nước thải công nghiệp vào năm 2000 đạt khoảng 0,92 triệu m3/năm và tăng lên đến 2,41 triệu m3/năm vào năm 2010. Nước thải y tế theo tính toán vào năm 2010 đạt khoảng 0,48 triệu m3/năm.
Phân tích số liệu trên cho thấy quá trình ĐTH ở TP.Vinh được đẩy mạnh với sự gia tăng quy mô dân số và sự phát triển của các hoạt động sản xuất đã làm gia tăng lượng nước thải khá lớn theo thời gian. Phần lớn lượng nước thải này đều chưa được xử lý hoặc xử lý chưa đạt chuẩn đã đổ vào hệ thống kênh mương thoát nước chung làm cho chất lượng nguồn nước tự nhiên trong thành phố, đặc biệt là nước mặt bị suy giảm đáng kể. Mặt khác, sự gia tăng lượng nước thải đã gây áp lực lớn đến hệ thống thoát nước đô thị vốn đang còn yếu kém và thiếu đồng bộ.
Bên cạnh tiêu chí lượng nước thải, tiêu chí tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch cũng được chọn để đánh giá chất lượng môi trường. Ở TP.Vinh, tỷ lệ hộ dân sử dụng
114
nước sạch đã tăng từ 75% (năm 2000) lên 92% (2005) và đạt 99,5% (năm 2010) [104]. Số dân được sử dụng nước sạch đã tăng 1,85 lần trong giai đoạn 2000 - 2010; từ 164,7 nghìn người (năm 2000) lên 216,3 nghìn người (năm 2005) và đạt 306,3 nghìn người (năm 2010). Với sự gia tăng tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước sạch theo thời gian cho thấy điều kiện vệ sinh môi trường của TP.Vinh đã được cải thiện, góp phần làm hạn chế những tác động tiêu cực đến chất lượng môi trường.
▪ Khối lượng chất thải rắn đô thị theo thời gian (K2).
Kết quả nghiên cứu về lượng phát sinh chất thải rắn ở các đô thị Việt Nam cho thấy, tổng lượng rác thải sinh hoạt phát sinh từ đô thị có xu hướng tăng đều, trung bình từ 10 - 16%/năm, năm 2010 là 24 - 30% [6]. Ở TP.Vinh, lượng chất thải rắn sinh hoạt đã tăng từ 104 tấn/ngày (năm 2000) lên 139 tấn/ngày (năm 2005) và đạt 175 tấn/ngày (năm 2010) [13]; tăng 1,52 lần cao hơn mức tăng trung bình của các đô thị trên cả nước. Tính bình quân theo đầu người chất thải rắn sinh hoạt đã tăng từ 104 kg/người/ngày (năm 2000) lên 139 kg/người/ngày (2005) và lên đến 175 kg/người/ngày (2010).
Bên cạnh đó, do các hoạt động sản xuất công nghiệp, y tế phát triển đã làm cho lượng chất thải rắn công nghiệp và chất thải rắn y tế cũng tăng đáng kể theo thời gian. Số liệu cho thấy: chất thải rắn công nghiệp đã tăng từ 2,99 tấn/ngày (năm 2000) lên 5,4 tấn/ngày (năm 2005) và đạt 8,7 tấn/ngày (năm 2010), tăng gấp 2,9 lần trong giai đoạn 2000 - 2010. Chất thải rắn y tế đã tăng từ 263 kg/ngày (năm 2000) lên 346 kg/ngày (năm 2005) và đạt 509 kg/ngày (năm 2010), tăng gấp 1,9 lần [76].
Mức độ gia tăng nhanh khối lượng chất thải rắn đã làm gia tăng sức ép lên thu gom và xử lý chất thải rắn, đang là một vấn đề môi trường nan giải, bất cập ở TP.Vinh. Bãi tập kết rác thải (cũ) Đông Vinh đã quá tải và đang gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Hiện nay bãi rác này đã đóng cửa. Bãi rác mới ở Nghi Yên đang trong quá trình xây dựng, người dân đã nhiều lần phản đối và ngăn chặn không cho xe của công ty môi trường đô thị đổ rác tại khu vực này gây nên tình trạng ứ đọng một lượng rác thải khổng lồ khắp TP.Vinh.
Chất thải rắn công nghiệp tại TP.Vinh có tỷ lệ thu gom 95% (các huyện trong tỉnh, tỷ lệ thu gom mới đạt khoảng 40 - 50%) [76]. Những chất thải có khối lượng không nhiều thường được các cơ sở đổ chung với rác thải để mang ra bãi rác thành phố. Hiện tại thành phố vẫn chưa tổ chức được việc phân loại tại nguồn đối với chất thải rắn công nghiệp và rác thải. Tại các cơ sở sản xuất công nghiệp vừa và nhỏ, vấn đề thu gom, lưu chứa chất thải
115
nguy hại hầu như không được quan tâm. Tại các nhà máy có quy mô lớn, vấn đề này mới bắt đầu và chưa thực sự được quan tâm đúng mức. Cho đến nay gần 100% các cơ sở, doanh nghiệp chưa đăng ký nguồn thải chất nguy hại. Rác thải nguy hại của bệnh viện ở TP.Vinh đã thu gom được 90% và đốt tại lò đốt của bệnh viện Đa Khoa tỉnh Nghệ An với công suất 400 - 500 kg/ngày, số còn lại được thải lẫn vào trong rác thải sinh hoạt, chưa được thu gom, phân loại và xử lý. Các loại rác thải y tế khác (từ các hoạt động sinh hoạt của bệnh nhân, người nhà bệnh nhân và các y bác sĩ...) được đổ lẫn với rác thải sinh hoạt.
Tái sử dụng và tái chế là phương thức khá phổ biến được thực hiện. Tuy nhiên các hoạt động này chỉ giảm được 10 - 12% khối lượng rác thải. Hoạt động tái chế, giảm lượng rác thải sinh hoạt được tập trung chủ yếu vào đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến rác thành phân hữu cơ. TP.Vinh hiện là địa điểm duy nhất có nhà máy xử lý rác, đó là nhà máy xử lý rác Đông Vinh (được xây dựng và đi vào hoạt động ngày 20/4/2005), sử dụng công nghệ Seraphin đầu tiên ở Việt Nam được người Việt Nam nghiên cứu, công suất 80 - 100 tấn/ngày bước đầu đã đạt được kết quả đáng kể (dự kiến trong vòng 10 - 15 năm nữa sẽ xử lý hết số rác tồn đọng ở bãi rác Đông Vinh).
Từ phân tích trên có thể rút ra nhận định là chất thải từ sinh hoạt và sản xuất do quá trình ĐTH ở TP.Vinh đã gia tăng đáng kể. Mặt khác, các chất thải rắn chưa được thu gom và xử lý triệt để đã và đang gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí khá nghiêm trọng, gây ảnh hưởng lớn đến môi trường sống của người dân thành phố.
▪ Lượng khí thải gây ô nhiễm do hoạt động giao thông theo thời gian (K3).
Sự gia tăng khí thải, bụi gây ô nhiễm môi trường từ các hoạt động giao thông và các hoạt động phát triển khác có thể xem là một tiêu chí để đánh giá chất lượng môi trường không khí của đô thị. Tuy nhiên, lượng khí thải từ hoạt động sản xuất của đô thị gần như không thể tính toán được do thiếu các số liệu đo đạc của tất cả các loại hình sản xuất nên NCS chỉ sử dụng số liệu về sự gia tăng của các phương tiện giao thông cơ giới trong hoạt động GTVT để làm tiêu chí đánh giá biến động chất lượng môi trường không khí do quá trình ĐTH ở TP.Vinh.
Ở TP.Vinh, tổng số lượng xe đăng ký (ôtô, xe máy) đã tăng từ 10.492 chiếc (năm 2000) lên 12.057 chiếc (năm 2005) và đạt 19.319 chiếc (năm 2010); tăng gấp 1,85 lần (giai đoạn 2000 - 2010) [14]. Riêng xe ôtô đăng ký đã tăng từ 421 chiếc (năm 2000) lên 4.012 chiếc (năm 2010); tăng 7,9 lần - trong đó xe ôtô con tăng mạnh nhất, từ 136 chiếc (năm 2001) lên 2.542 chiếc; tăng 18,7 lần. Số lượng xe máy đăng
116
ký cũng tăng từ 10.071 chiếc (năm 2001) lên 15.307 chiếc (năm 2010), tăng 1,5 lần [14]. Trong khi đó, tốc độ phát triển hạ tầng giao thông đô thị ở TP.Vinh diễn ra chậm hơn nhiều so với tốc độ gia tăng các phương tiện giao thông nên tình trạng ô nhiễm môi trường không khí ngày càng gia tăng.
Thải lượng các chất khí, bụi được phát thải trong hoạt động GTVT thường được tính bằng cách: số lượng từng loại phương tiện hoạt động trên 1km x hệ số phát thải của các loại xe đó. Như vậy, với sự gia tăng đáng kể của các loại phương tiện GTVT thì thải lượng các chất ô nhiễm không khí và bụi cũng có sự gia tăng theo thời gian. Bằng sự phân tích này, có thể nhận định là quá trình ĐTH với sự gia tăng mạnh mẽ của các phương tiện GTVT đã có những tác động xấu đến chất lượng môi trường không khí tại TP.Vinh.
▪ Lượng phân bón cho cây trồng/1 ha đất canh tác (K4).
Phân bón hóa học và thuốc BVTV nếu được sử dụng nhiều trong sản xuất nông nghiệp sẽ gây ô nhiễm môi trường đất. Tiêu chí lượng phân bón/ha đất canh tác được sử dụng như là một tiêu chí để đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường đất.
Trong hơn 10 năm qua, tổng lượng bón đầu tư cho cây trồng ở TP.Vinh đã không ngừng tăng. Tổng lượng phân bón đầu tư cho cây lúa đã tăng từ 12.051 tấn (năm 2000) lên 12.416 tấn (năm 2005), 21.963 tấn (năm 2010). Trong giai đoạn 2000 - 2010, lượng phân bón đầu tư cho cây lúa tăng gấp 1,8 lần - trong đó phân lân tăng 581 tấn (tăng gấp 2,5 lần), phân chuồng tăng 8.468 tấn (tăng gấp 1,8 lần); kali tăng 141 tấn (tăng gấp 2,4 lần) (bảng 3.9) [107]. Lượng phân bón/1 ha đất canh tác ngày càng tăng, trong đó lượng phân bón/ha đầu tư cho cây lúa đã tăng từ 7.630 kg/ha vào năm 2000 lên 8.120 kg/ha vào năm 2005 và đạt 9.000 kg/ha vào năm 2010. Lượng phân lân, N, P, K bình quân sử dụng cho cây lúa tăng từ 250 kg/ha vào năm 2000 lên 400 kg/ha vào năm 2010, tăng 1,6 lần; phân chuồng tăng từ 7.000 kg/ha vào năm 2000 lên 8.000 kg/ha vào năm 2010, tăng 1,14 lần; phân urê, kali tăng từ 65 kg/ha vào năm 2000 lên 100 kg/ha vào năm 2010, tăng 1,53 lần [107]. Lượng phân bón hóa hóa được sử dụng cho cây trồng theo thời gian đã tăng lên và dư lượng phân bón tồn đọng trong đất cũng tăng lên đáng kể. Quá trình ĐTH phát triển, việc mở rộng diện tích và chuyển đổi mục đích sử dụng đất đã làm cho đất nông nghiệp ở TP.Vinh bị thu hẹp. Để tăng năng suất cây trồng người dân đã sử dụng phân bón hóa học nhiều hơn, gây tác động xấu đến môi trường đất, làm cho đất nông nghiệp nhanh bị bạc
117
màu và thoái hóa. Chất lượng môi trường đất tuy có sự biến đổi theo chiều hướng xấu nhưng mức độ biến đổi còn chậm. Các dư lượng phân bón hóa học sẽ để lại những hệ quả xấu lâu dài cho môi trường đất của TP.Vinh.
▪ Tỷ lệ giữa diện tích đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp/diện tích đất tự
nhiên của TP.Vinh(K5).
Quá trình ĐTH được đẩy mạnh, cơ cấu sử dụng đất của TP.Vinh có nhiều thay đổi. Đất nông nghiệp ngày càng giảm dần, chủ yếu chuyển sang đất chuyên dùng và đất ở. Diện tích đất phi nông nghiệp ngày càng tăng. Đất chuyên dùng là loại đất tăng nhiều nhất trong thời kỳ 2000 - 2010 chủ yếu để đáp ứng quá trình ĐTH khi nhu cầu phát triển KT-XH, xây dựng cơ sở hạ tầng đang tăng cao. Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp chiếm 19,96% đất chuyên dùng và ngày càng tăng tuy mức tăng không nhiều và thấp hơn các loại đất chuyên dùng khác. Trong 10 năm (2000 - 2010), đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp tăng 171,85 ha; bình quân tăng 17,1 ha/năm - trong khi đất thổ cư tăng 494,85 ha; bình quân tăng 49,4 ha/năm [112].
Bảng 3.10. Biến động đất chuyên dùng ở TP.Vinh giai đoạn 2000 - 2010 (ha)
So với năm 2005 So với năm 2000
Chỉ tiêu Năm 2010 Diện tích tăng (+), So sánh giảm (-) Diện tích So sánh tăng (+), giảm (-) Đất chuyên dùng 2.749,37 1.717,4 6 +1.031, 91 1.689,71 +1059,6 6 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 55,28 45,96 +9,32 46,75 +8,53 Đất quốc phòng, an ninh 232,41 135,00 +97,41 129,76 +105,65 Đất sản xuất,
kinh doanh phi nông nghiệp 548,96 390,08 +158,88 377,11 +171,85 Đất có mục đích công cộng 1.912,71 1.146,42 +766,29 1.136,09 +776,62
Nguồn: Niên giám thống kê UBND TP. Vinh
Như đã trình bày trong mục 1.2.4 tỷ lệ diện tích đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp/diện tích tự nhiên của đô thị thể hiện mức độ và cách thức khai thác tài nguyên đất. Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp thường bị ô nhiễm do các chất thải từ các hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì vậy, tỷ lệ đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp/diện tích đất tự nhiên tăng thì mức độ ô nhiễm môi trường đất cũng tăng. Tỷ lệ giữa diện tích đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp/diện tích đất tự nhiên của TP.Vinh tăng không nhiều, từ 4,54% (năm 2000) lên 5,76% (năm 2005) và
118
đến năm 2008 thành phố được mở rộng, sát nhập thêm một số xã mới nên tỷ lệ diện tích đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp/diện tích tự nhiên có giảm xuống, đạt 5,22%. Phân tích số liệu này cho thấy: quá trình ĐTH ở TP.Vinh đã làm tăng tỷ lệ diện tích đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp/diện tích tự nhiên dẫn đến mức độ ô nhiễm môi trường đất tại các khu vực sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp đã tăng. Điều đó chứng tỏ sự phát triển của các hoạt động sản xuất kinh doanh (công nghiệp - xây dựng, dịch vụ) đã có tác động tuy không lớn đến chất lượng môi trường đất của TP.Vinh trong quá trình ĐTH.
Bảng 3.11 trình bày tổng hợp kết quả đánh giá mức độ tác động đến môi trường tự nhiên của quá trình ĐTH ở TP.Vinh theo 5 tiêu chí trong giai đoạn 2000 - 2010.
Bảng 3.11. Bảng tổng hợp các tiêu chí đánh giá mức độ tác động đến môi trường tự nhiên của quá trình ĐTH ở TP.Vinh
Tiêu chí Đơn vị 2000 2005 2010 Đánh giá
K1
- Lượng nước thải
Sinh hoạt Công nghiệp Y tế - Tỷ lệ dân sử dụng nước sạch 106 m3/năm % 3,066 0,92 - 75,0 - - - 92,0 8,030 2,41 0,48 99,5
- Ô nhiễm chất lượng môi trường nước, đất gia tăng theo thời gian.
- Gia tăng áp lực lên hệ thống thoát nước và xử lý nước thải.
- Cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường đô thị và khu vực nông thôn
ngoại thành. K2 CTR Sinh hoạt CTR Công nghiệp CTR Y tế tấn/ngày tấn/ngày kg/ngày 104 2,99 263 139 5,4 346 175 8,7 509
Gia tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường nước, không khí, đất.
K3