10. Cấu trúc của luận án
3.1.4. Sự phát triển các ngành công nghiệpvà dịch vụ
Lực hút của đô thị, đó chính là các hoạt động kinh tế phi nông nghiệp. CNH tạo ra ưu thế và giá thành tương đối lớn trong đô thị, tạo ra chuyên môn hóa trong tổ chức sản xuất. Mặt khác dân số tập trung vào đô thị, hình thành nên thị trường trao đổi - tiêu dùng, tạo thành hệ thống và kênh lưu thông hàng hóa của đô thị. Hoạt động công nghiệp, dịch vụ là lĩnh vực quan trọng thúc đẩy quá trình phát triển đô thị. Công nghiệp, dịch vụ hiện chiếm gần như toàn bộ GDP của thành phố (nông nghiệp chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ 1,4% GDP (2010) [104]. Tốc độ tăng trưởng khá cao, công nghiệp 18,9%, dịch vụ 11,4% (2001 - 2005); công nghiệp 23,8%, dịch vụ 15,3% (2006 - 2010); dự báo giai đoạn 2010 - 2020 công nghiệp 16 - 17%; dịch vụ 15,5 - 16% [111].
Quy mô việc làm ở đô thị tăng là do sự hình thành mới các KCN, mở rộng quy mô sản xuất các doanh nghiệp hiện có. Quá trình đó vừa làm tăng tổng việc làm vừa làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong đô thị. Đồng thời, việc chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế còn làm tăng trưởng kinh tế đô thị theo chiều sâu, tăng năng suất lao động xã hội, tăng GDP bình quân đầu người ở đô thị và trong cả nước.
a) Ngành công nghiệp - xây dựng
Với vai trò trung tâm kinh tế của tỉnh Nghệ An và là đô thị trung tâm của vùng BTB, TP.Vinh luôn có những lợi thế để phát triển ngành công nghiệpvà đã đạt được những thành quả nhất định. Trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, hiện đại hóa như
84
hiện nay, ngành công nghiệp càng thể hiện rõ hơn vai trò quan trọng trong tiến trình phát triển nền kinh tế của TP.Vinh.
Công nghiệp là ngành chủ lực và đóng góp lớn cho GDP. Giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng trong thời gian qua trên địa bàn thành phố tăng khá nhanh, từ 350,44 tỷ đồng (năm 1990), tăng lên 1.182,8 tỷ đồng (năm 2000), 2.267,5 tỷ đồng (năm 2005) và 5.890,5 tỷ đồng (năm 2010). So với năm 2000, GDP công nghiệp - xây dựng năm 2005 tăng 1,9 lần và năm 2010 tăng 5 lần. Tỷ lệ đóng góp cho tăng trưởng GDP giai đoạn 2000 - 2010 của công nghiệp - xây dựng luôn duy trì ở mức cao 40 - 41%. Tỷ lệ đóng góp của thành phố cho tăng trưởng công nghiệp của tỉnh tăng từ 19,8% (giai đoạn 2001 - 2005) lên 40,7% năm 2010 [104].
Về cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp, các ngành công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng cao, trên 80%; ngành công nghiệp khai thác chiếm tỷ trọng nhỏ. Trong công nghiệp chế biến, công nghiệp chế biến thực phẩm, sản xuất đồ uống chiếm tỷ trọng cao nhất, tiếp đó là ngành dệt may, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí…
Bảng 3.5. Giá trị sản xuất công nghiệp phân theo ngành giai đoạn 2000 - 2010
Đơn vị: tỷ đồng
Nhóm ngành 2000 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Công nghiệp khai thác 37,8 108,8 130,3 154,9 165,1 180,4 193.2 Công nghiệp chế biến 1.044,8 1.981,8 2.314,2 2.709,9 3.619,3 4.397,6 5.340,5 Công nghiệp sản xuất
và phân phối điện nước 99,3 176,9 215,5 274, 7 303,6 328,4 356,8
Tổng 1.181,9 2.267,5 2.660,0 3.139,5 4.088,0 4.906,4 5.890,5
Nguồn: Niên giám thống kê TP.Vinh
Hiện nay các KCN, CCN đã được hình thành và đưa vào hoạt động. KCN Bắc Vinh là một trong bốn KCN lớn nhất toàn tỉnh với quy mô diện tích 60,16 ha, tổng vốn đầu tư 7,4 triệu USD, tạo việc làm cho 3.861 lao động (năm 2010) [90]. Các CCN điển hình: Đông Vĩnh, Nghi Phú, Hưng Lộc cũng cơ bản đã được lấp đầy với diện tích 24,9 ha với quy mô lao động 18.700 người. Thành phố đang đầu tư hạ tầng CCN Hưng Đông với 39,5 ha và quy hoạch mới tại Nghi Ân (30 ha), Nghi Kim (30 ha), Nghi Liên (30 ha). Với sự mở rộng không gian, kết nối các khu vực lân cận, dự báo đến năm 2020, các KCN, cụm công nghiệp ở TP.Vinh sẽ thu hút 194.700 lao động [111]. Số doanh nghiệp được thành lập đến nay là 4.271 đơn vị, tăng bình quân 21,6%/năm; số hộ được cấp đăng ký kinh doanh là 12.852, tăng bình quân 11,1%/năm (năm 2010) [105].
85
Nét nổi bật của sản xuất công nghiệp ở TP.Vinh là đã tăng đáng kể năng lực sản xuất mới, máy móc thiết bị được trang bị hiện đại, đồng bộ hơn. Thành phố đang chú trọng phát triển và hướng tới nền công nghiệp sạch; những cơ sở gây ô nhiễm môi trường đã, đang và sẽ được di chuyển ra các KCN, CCN tập trung. Thành phố đã tạo điều kiện mở rộng và đầu tư các dự án ứng dụng công nghệ cao, ít ô nhiễm môi trường, thu hút nhiều lao động như: nhà máy sản xuất đồ chơi trẻ em và dụng cụ thể thao, nhà máy sản xuất bật lửa ga Trung Lai, dự án Công viên phần mềm của công ty VTC Online...
Các doanh nghiệp đã thực hiện cổ phần hóa, tăng cường đầu tư mở rộng và đổi mới trang thiết bị, công nghệ, hoạt động sản xuất kinh doanh đạt kết quả tốt, như: bia, dầu ăn tinh luyện, dệt may, cơ khí, gỗ mỹ nghệ, xay xát bột mỳ, phân vi sinh NPK, da chế biến... Các sản phẩm được xuất khẩu ra nước ngoài được đánh giá có chất lượng cao: thuỷ hải sản, dệt may, chế biến gỗ, dầu ăn tinh luyện, bột đá siêu mịn...
Những ngành công nghiệp có tỷ trọng lớn và có nhịp độ tăng trưởng cao thời gian qua là những sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, khoáng phi kim, sản xuất các sản phẩm từ gỗ, tre nứa, đồ dùng gia đình, dệt may, phương tiện vận tải. Sự chuyển dịch cơ cấu các phân ngành công nghiệp đang theo chiều hướng tích cực, phù hợp với quá trình CNH, hiện đại hóa và mục tiêu trở thành trung tâm kinh tế - văn hóa - xã hội của vùng BTB.
Tiểu thủ công nghiệp và làng nghề cũng ngày càng phát triển, góp phần quan trọng trong việc giải quyết việc làm và dịch chuyển cơ cấu kinh tế. Công tác du nhập, đào tạo nghề cho người lao động được khuyến khích và tạo điều kiện phát triển. Đến nay, trên địa bàn thành phố có hai làng nghề chiếu cói ởHưng Hòa được công nhận, các nghề khác tiếp tục được duy trì, phát triển như: nghề thêu ren, móc đan sợi xuất khẩu, mây tre đan xuất khẩu, mộc mỹ nghệ.
Tuy nhiên trong thời gian qua sự phát triển của ngành công nghiệp chưa đủ mạnh, chưa phát huy hết tiềm năng sẵn có, thiếu những ngành công nghiệpmũi nhọn có thương hiệu ổn định, thu hút đầu tư chưa đáp ứng yêu cầu, thiếu các dự án đầu tư có quy mô lớn, mang tính đột phá trong phát triển kinh tế của thành phố, nhiều dự án không khả thi. Ngoài KCN Bắc Vinh, CCN Đông Vĩnh, một số nhà máy xí nghiệp đã có từ trước năm 2005, giai đoạn 2005 - 2010 công nghiệptrên địa bàn chỉ phát triển thêm một số CCN như Hưng Đông, Nghi Phú, Hưng Lộc; một số nhà máy lớn đang được đầu tư xây dựng nhưng ở ngoài địa bàn thành phố như: Nhà máy Bia Sài Gòn (Hưng Nguyên - Nam Đàn), các nhà máy trong KCN Nam Cấm (Nghi Lộc).
86 b) Ngành dịch vụ
Hoạt động dịch vụ là lĩnh vực quan trọng thúc đẩy quá trình phát triển đô thị. Ngành dịch vụ hiện chiếm tỉ trọng lớn nhất trong GDP của thành phố, với sự tăng trưởng khá cao đạt 11,4% (2001 - 2005), 15,3% (2006 - 2010), dự báo giai đoạn 2010 - 2020 là 15,5-16% [111], đáp ứng được nhu cầu cho dân cư hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh nói chung và TP.Vinh nói riêng. Cơ cấu dịch vụ: thương nghiệp 23,4%, du lịch khách sạn 5,1%, vận tải bưu điện 16%, tài chính tín dụng 7,9%, quản lí nhà nước, an ninh quốc phòng 35,5%, dịch vụ khác 17,2% [104]. Nhiều loại hình dịch vụ mới, chất lượng cao xuất hiện, giúp mở rộng nền sản xuất xã hội trên địa bàn.
Hoạt động thương mại diễn ra đa dạng, chất lượng ngày càng cao. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng từ 1.027 tỷ đồng (năm 2000) lên 4.735 tỷ đồng (năm 2010) [104], tăng 24,6% (giai đoạn 2000 - 2010), tương đương 45% giá trị gia tăng trên địa bàn. Hàng hóa ngày càng phong phú bao gồm sản phẩm hàng hóa trên địa bàn, sản phẩm thu hút từ các vùng miền khác trong nước và hàng hóa nhập khẩu từ Lào qua các cửa khẩu và hàng hóa từ các nước khác qua các cảng: Cửa Lò, Lạch Quèn, Bến Thủy. Từ TP.Vinh, hàng hóa được phân phối tới các trung tâm thương mại lớn của khu vực như: Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Quảng Bình, Quảng Trị, các trung tâm thương mại cấp huyện khác của tỉnh Nghệ An và đi các nước: Lào, Trung Quốc... Hoạt động thương mại của TP.Vinh đã có sức chi phối trong vùng BTB. Số hộ kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ - thương mại tăng mạnh, từ 8.612 cơ sở (năm 2000) lên 27.693 cơ sở (năm 2010), thu hút lao động cá thể kinh doanh thương mại, dịch vụ tăng từ 10.124 người (năm 2000) lên 39.678 người (năm 2010). Các doanh nghiệp thương mại - dịch vụ tăng từ 113 cơ sở với 1.071 lao động (năm 2000) lên 1.349 cơ sở với 14.768 lao động (năm 2010). Giá trị gia tăng dịch vụ thương mại - du lịch năm 2010 đạt 2.488 tỷđồng, tăng 14,9% so với 2009 [104], cho thấy khu vực dịch vụ thương mại của thành phố khá phát triển, là tiền đềđể trở thành trung tâm dịch vụ của vùng BTB.
Hệ thống mạng lưới chợ được quy hoạch và tiếp tục đầu tư nâng cấp, hoạt động có hiệu quả. Chợ lớn nhất là chợ Vinh, chiếm gần 40,5% tổng diện tích các chợ và đây cũng là chợ có số hộ kinh doanh cao, chiếm 45,3% tổng số hộ kinh doanh thường xuyên và 31,7% tổng số hộ kinh doanh không thường xuyên của toàn thành phố [105]. Dự án chợ Vinh đưa vào sử dụng, đáp ứng được chức năng là đầu mối bán buôn bán lẻ, xuất nhập khẩu của tỉnh Nghệ An và khu vực BTB. Các chợ khu vực được phân bố hợp lý, đáp ứng nhu cầu trao đổi mua sắm tại chỗ của nhân dân, cũng như việc tiêu thụ hàng nông sản của Nghệ An và cung cấp cho các huyện trong tỉnh. Hiện nay, TP.Vinh là đầu mối xuất nhập khẩu của tỉnh, tuy nhiên hiệu quả kinh doanh vẫn còn
87
thấp, thiếu định hướng tiêu dùng cho xã hội và chưa thực sự hỗ trợ, kích thích sản xuất phát triển.
Du lịch tiếp tục được quy hoạch và phát triển. Các cơ sở phục vụ du lịch tăng lên nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng với mạng lưới cơ sở lưu trú phát triển khá nhanh. Số khách sạn, nhà nghỉ tăng từ 31 cơ sở, 1.105 phòng (năm 2001) lên 63 cơ sở, 1.769 phòng (năm 2005); 120 cơ sở, 3.100 phòng (năm 2010) [104] với 1 khách sạn 4 sao, 3 khách sạn 3 sao, từng bước xây dựng TP.Vinh thành trung tâm lưu trú và phân phối khách du lịch của tỉnh và vùng BTB. Số lượt khách du lịch trên địa bàn tăng khá, năm 2010 đạt 1.628 lượt khách, tăng bình quân hàng năm 25,6%, số ngày lưu trú bình quân của khách quốc tế 1,8 ngày/người, tăng bình quân hàng năm 6,4%, khách trong nước là 2,4 ngày/khách, tăng bình quân hàng năm 11,7% [104]. Hạ tầng kỹ thuật phát triển du lịch đã được quan tâm quy hoạch và đầu tư xây dựng. Nhiều loại hình dịch vụ mới, chất lượng cao xuất hiện, giúp mở rộng nền sản xuất xã hội trên địa bàn. Với quy hoạch phát triển Vinh thành trung tâm kinh tế, văn hóa, KHKT của vùng BTB vào năm 2020 sẽ tạo nền tảng, lực hút để thành phố thu hút lao động, đặc biệt là lao động kỹ thuật cao, đẩy nhanh quá trình ĐTH.
TP.Vinh là đầu mối giao thông thuận lợi cho sự giao lưu trong cả nước và cả với các nước bên ngoài. Hoạt động vận tải đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa và đi lại của nhân dân, khối lượng vận chuyển, luân chuyển hàng hóa, hành khách tăng nhanh (luân chuyển hàng hóa tăng bình quân 16,6% và vận tải hành khách tăng bình quân 14,1% giai đoạn 2000 - 2010). Mạng lưới bưu chính, viễn thông được đầu tư, nâng cấp đồng bộ xếp thứ 4 cả nước [105]. Giai đoạn 2000 - 2010 là thời kỳ phát triển nhảy vọt của thông tin liên lạc thành phố, cơ sở hạ tầng bưu điện được hiện đại hóa. Mật độ thuê bao điện thoại cố định tăng từ 13 máy/100 dân (năm 2000) lên 35 máy/100 dân (năm 2010). Các loại hình dịch vụ trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông phát triển mạnh mẽ. Doanh thu bưu chính, viễn thông đạt 238,4 tỷ đồng, tăng bình quân 18,4% (giai đoạn 2000 - 2010) [104].