Những biến đổi của môi trường đất ở thành phố Vinh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động đến môi trường tự nhiên của quá trình đô thị hóa ở thành phố vinh, tỉnh nghệ an (Trang 81 - 85)

10. Cấu trúc của luận án

2.2.3.Những biến đổi của môi trường đất ở thành phố Vinh

Đất đai là một thành phần của môi trường tự nhiên chịu tác động trực tiếp của con người. Cùng với sự đẩy mạnh quá trình ĐTH, phát triển KT-XH, mở rộng không gian đô thị đã ảnh hưởng đến tài nguyên đất và làm cho môi trường đất bị biến đổi, tuy sự biến đổi chậm và tác động không lớn.

2.2.3.1. Những biến đổi của cơ cấu sử dụng đất

Hiện trạng sử dụng đất của thành phố trong thời gian qua có nhiều thay đổi. Thành phố không ngừng được mở rộng về diện tích, không gian đô thị. Áp lực đối với đất đai là điều không thể tránh khỏi, bởi chúng ta chỉ có thể sử dụng sao cho hợp lý nguồn của cải quốc gia, chứ không thể thay đổi quỹ đất được.

73

Bảng 2.21. Biến động các loại đất chính ở TP.Vinh giai đoạn 2000 - 2020 (ha)

Chỉ tiêu 2000 2005 2008* 2010 2020

Tổng diện tích đất tự nhiên 6.718,91 6.768,34 10.497,58 10.501,55 28.460,98

1. Đất nông nghiệp 3.307,20 3.291,16 5.342,38 5.342,23 9.867,93

2. Đất phi nông nghiệp Trong đó: Đất thổ cư Đất chuyên dùng Đất khác 3.291,59 876,29 1.689,29 726,01 3.355,80 913,96 1.717,46 724,38 4.737,76 1.205,82 2.642,05 889,89 4.873,02 1.371,14 2.749,37 752,51 17.631,12 4.369,85 10.841,07 2.420,2 3. Đất chưa sử dụng 120,12 121,38 417,44 286,3 961,93

* Năm 2008 TP.Vinh mở rộng địa giới hành chính.

Nguồn: Niên giám thống kê UBND TP.Vinh Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, UBND TP.Vinh

Diện tích đất phi nông nghiệp không ngừng tăng nhanh, từ 3.291,59 ha (năm 2000) lên 4.873,02 ha (năm 2010), theo quy hoạch sẽ tăng lên 17.631,12 ha (năm 2020). Trong đó, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp tăng gấp 1,45 lần (giai đoạn 2000 - 2010); 4,9 lần (giai đoạn 2010 - 2020). Sự gia tăng mạnh nhất là đất KCN, từ 68,98 ha (năm 2010) lên 1.460,94 ha (năm 2020), tăng gấp 21,1 lần [112]. Đất nông nghiệp cũng ngày càng tăng do việc mở rộng địa giới hành chính, tuy nhiên có xu hướng ngày càng giảm dần do quá trình ĐTH đã lấy đi một phần diện tích đất nông nghiệp.

2.2.3.2. Những biến đổi của chất lượng đất

Sản xuất nông nghiệp đã làm biến đổi môi trường đất, nhất là việc gia tăng số lượng phân bón và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật không đúng quy trình kỹ thuật. So với năm 2000, diện tích đất nông nghiệp của thành phố tăng lên 2.035,03 ha (do việc mở rộng địa giới hành chính). Để nâng cao năng suất cây trồng, hàm lượng phân bón sử dụng cho 1 ha đất canh tác ngày càng tăng. Năm 2010, lượng phân lân sử dụng cho cây lúa tăng 581 tấn (tăng gấp 2,5 lần), phân chuồng tăng 8.468 tấn (tăng gấp 1,8 lần); kali tăng 141 tấn (tăng gấp 2,4 lần) so với năm 2000 [110].

Việc sử dụng ngày càng nhiều phân bón hóa học, bón không cân đối và hiệu quả sử dụng phân bón không cao đã dẫn đến sự chua hóa thứ sinh gây ảnh hưởng xấu đến môi trường đất, làm nghèo kiệt các cation trao đổi, thiếu các chất dinh dưỡng, xuất hiện nhiều độc tố (chủ yếu là Al3+; Fe3+; Mn2+)có hại cho cây trồng, giảm hoạt tính sinh học của đất.

Kết quả phân tích môi trường đất ở xã Hưng Đông, Nghi Phú (phía Tây Bắc của TP.Vinh) - vùng trồng lúa và hoa màu (vùng 1), bao gồm cả khu vực trồng rau sạch

74

của thành phố và xã Hưng Hòa, Hưng Lộc (phía Đông Bắc của TP.Vinh) - vùng chuyên lúa (vùng 2) của Viện Địa lý năm 2002 (phụ lục 9) [89] đã không phát hiện được dư lượng thuốc BVTV trong đất. Kết quả quan trắc năm 2011 [30] đã phát hiện dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật trong đất tại xã Nghi Kim và Nghi Phú - vùng trồng rau lớn nhất TP.Vinh hiện nay, hàm lượng thuốc trừ cỏ 24-D lên tới 0,23 mg/kg (vượt QCCP 2,3 lần, QCVN 15:2008/BTNMT).

Bên cạnh đó, việc phát triển các KCN, CCN, các cơ sở sản xuất công nghiệp đã làm gia tăng các chất thải sản xuất cùng với sự tăng nhanh chất thải sinh hoạt đã làm gia tăng các tác động đến môi trường đất. Bên cạnh sự gia tăng thải lượng của các chất hữu cơ, các chất ô nhiễm nguy hại (như dầu mỡ, kim loại nặng, phenol…) cũng có xu hướng gia tăng.

Kết quả phân tích các mẫu bùn lấy ở cửa cống Hồng Bàng - cống nước thải sinh hoạt của TP.Vinh cho thấy hàm lượng As, Cd, Pb ngày càng tăng và vượt QCCP. Năm 2002, đa phần hàm lượng các kim loại thấp và không vượt TCCP: As (3,0 mg/kg), Cu (18,6 mg/kg), Cd (0,42 mg/kg) - chỉ có Pb cao (28,10 mg/kg) vượt TCCP 5,62 lần - Viện Địa lý [89] (phụ lục 8). Kết quả quan trắc năm 2011 [30] cho thấy hàm lượng As, Cd, Pb ở đây ngày càng tăng và vượt QCCP. So với năm 2002, hàm lượng As (4,56 mg/kg) tăng gấp 1,5 lần; Cd (2,23 mg/kg) gấp 5,3 lần; Pb (44,08 mg/kg) gấp 1,56 lần (QCVN 03:2008/BTNMT).

Như vậy, môi trường đất ở TP.Vinh đã bị biến đổi tuy còn chậm. Chất lượng môi trường đất nhìn chung chưa bị ô nhiễm nhiều, các khu vực ô nhiễm môi trường đất mang tính cục bộ, chưa lan rộng. Tuy nhiên, với tốc độ ĐTH và sự phát triển mạnh mẽ các hoạt động KT-XH, đời sống dân cư đang dần nâng cao, áp lực lên môi trường đất là rất lớn. Do đó, nếu không thực hiện tốt các biện pháp quản lý thu gom và xử lý nước thải, chất thải rắn thì nguy cơ ô nhiễm môi trường đất là khó tránh khỏi. Bên cạnh đó, việc xử lý ô nhiễm môi trường đất là hết sức lâu dài, tốn kém và rất khó khăn.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Nội dung chương 2 trình bày kết quả đánh giá hiện trạng môi trường không khí, môi trường nước mặt, môi trường nước dưới đất, môi trường đất của TP.Vinh và phân tích những biến đổi của các thành phần môi trường này trong giai đoạn 2000 - 2011. Kết quả đánh giá hiện trạng chất lượng các thành phần môi trường được thực

75

hiện bằng phương pháp cho điểm theo từng chỉ tiêu gây ô nhiễm và tổng hợp lại thành 4 cấp ô nhiễm, từ không ô nhiễm đến ô nhiễm nặng.

Đánh giá chung về môi trường không khí cho thấy môi trường không khí của TP.Vinh bị ô nhiễm mức độ từ nhẹ đến trung bình tại một số khu vực tập trung hoạt động GTVT và có các cơ sở sản xuất công nghiệp. Phần lớn các khu vực còn lại được đánh giá là chưa bị ô nhiễm. Đối với môi trường nước mặt, kết quả đánh giá theo điểm cho thấy chất lượng nước sông Lam và các sông dẫn nước ở TP.Vinh đang bị ô nhiễm ở mức nhẹ, nước ở các kênh mương dẫn thải đang bị ô nhiễm từ mức trung bình đến nặng và chất lượng nước trong các hồ nhìn chung còn tương đối sạch, một số hồ bị ô nhiễm ở mức nhẹ. Đối với nước dưới đất, khu vực bị ô nhiễm trung bình là khu vực giáp biển thuộc xã Hưng Hòa và khu vực bãi rác Đông Vinh. Các khu vực khác, nước dưới đất bị ô nhiễm ở mức nhẹ. Đối với môi trường đất, khu vực bị thoái hóa do phân bón và thuốc BVTV chiếm một phần diện tích ở các xã ngoại thành. Ô nhiễm đất do nhiễm mặn chiếm một phần diện tích ở xã Hưng Hòa. Các khu vực còn lại chất lượng môi trường đất được đánh giá là khá sạch.

Xét trong giai đoạn 2000 - 2011, chất lượng môi trường không khí có sự biến động theo chiều hướng xấu, đặc biệt là hàm lượng bụi, S02 và N02 có xu hướng gia tăng do hoạt động giao thông là chủ yếu. Chất lượng nước sông Lam, các sông, kênh dẫn nước trong thành phố có xu hướng suy giảm do sự gia tăng nồng độ của các chất hữu cơ. Chất lượng nước dưới đất ở khu vực ngoại thành có xu hướng tăng nhiễm mặn và hàm lượng Coliform. Ở khu vực nội thành, chất lượng nước dưới đất nhìn chung khá tốt, chủ yếu bị ô nhiễm Coliform. Môi trường đất có sự biến đổi chất lượng chậm do sự tồn dư của phân bón hóa học và hóa chất BVTV.

76

Chương 3.

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN CỦA QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA Ở THÀNH PHỐ VINH

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động đến môi trường tự nhiên của quá trình đô thị hóa ở thành phố vinh, tỉnh nghệ an (Trang 81 - 85)