Những biến đổi của môi trường nước mặt ở thành phố Vinh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động đến môi trường tự nhiên của quá trình đô thị hóa ở thành phố vinh, tỉnh nghệ an (Trang 75 - 79)

10. Cấu trúc của luận án

2.2.2.1. Những biến đổi của môi trường nước mặt ở thành phố Vinh

Những năm 2000 trở về trước, nguồn nước sông Lam tại Bara Bến Thủy (đoạn cuối sông Lam) còn khá sạch, phần lớn các chỉ tiêu chưa vượt tiêu chuẩn cho phép. Cùng với sự phát triển của sản xuất và sinh hoạt, nguồn nước hạ nguồn sông Lam ngày càng bị ô nhiễm chất dinh dưỡng và chất hữu cơ, hàm lượng và số lượng chất ô nhiễm ngày càng tăng, từ 2 chỉ tiêu vượt tiêu chuẩn cho phép (năm 2000) lên 5 chỉ tiêu (năm 2008), 6 chỉ tiêu (năm 2011) [102]. Tuy nhiên do lượng nước sông Lam lớn hơn rất nhiều so với nguồn thải (bao gồm toàn bộ nguồn nước mưa, nước ngầm tầng nông và lượng nước thải) nên khả năng tự làm sạch của lòng sông còn khá cao.

Bảng 2.16. Chất lượng nước mặt sông Lam tại cầu Bến Thủy giai đoạn 2000 - 2011 TT Chỉ tiêu Đơn vị 2000 2002 2004 2008 2009 2010 2011 QCVN 08:2008 /BTNMT (cột A2) 1 TSS mg/l 33,6 38,0 37,9 39,5 34,75 31,25 82 30 2 BOD5 mg/l 7,64 12 30 10 23,5 13,25 16 6 3 COD mg/l 11,57 20 25 17,3 44,25 21,75 22 15 4 NO2- mg/l 0,019 0,010 0,01 0,0505 0,0745 0,0438 0,06 0,02 5 NH4+ mg/l 0,14 0,01 0,065 1,025 1,685 0,44 1,64 0,2 6 Fe mg/l 0,31 0,14 0,76 0,62 0,46 0,095 1,49 1 7 As mg/l - - - 0,0051 0,00432 0,0012 0,0012 0,02 8 Pb mg/l - - - 0,0167 0,044 0,0012 0,0019 0,02 9 Cd mg/l - - - 0,0031 0,0036 0,001 0,0009 0,005 10 Coliform MNP/100ml 1.000 940 3.260 2.018 4.297,5 2.051,5 1.780 5000

67

Hàm lượng chất hữu cơ trên sông Lam đoạn đi qua TP.Vinh có xu hướng ngày càng tăng. Năm 2000, hàm lượng BOD5, COD lần lượt đạt 7,64 mg/l và 11,57 mg/l; năm 2011 các trị số này đạt tới 16 mg/l và 22 mg/l. Hàm lượng NO2- đã tăng từ 0,019 mg/l (năm 2000) lên 0,06 mg/l (năm 2011); NH4+ đã tăng từ 0,14 mg/l (năm 2000) lên 1,64 mg/l (năm 2011); Fe đã tăng từ 0,31 mg/l (năm 2000) lên 1,49 mg/l (năm 2011).Có thể thấy rằng nguyên nhân gây ô nhiễm nước sông Lam không chỉ từ TP.Vinh mà là toàn lưu vực đổ vào hạ du.

Sông Đào - con sông ở phía Nam thành phố dẫn nước từ sông Lam phục vụ cho việc tưới tiêu và cung cấp nước sinh hoạt đang ngày càng bị ô nhiễm. Các chỉ tiêu và hàm lượng ô nhiễm tăng đáng kể, được thể hiện trong kết quả quan trắc của Sở TN&MT Nghệ An [102] và trong đợt quan trắc năm 2011 mà NCS vừa thực hiện [30].

mg/l 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 2000 2007 2008 2009 2010 2011 QCVN 08/2008/BTNMT

Biểu đồ 2.2. Hàm lượng BOD5 của sông Đào giai đoạn 2000 - 2011

Theo khảo sát, nguyên nhân hàng đầu gây ô nhiễm lưu vực sông Đào là do nước thải sinh hoạt, chiếm 60 - 80% tổng lượng nước thải trên toàn lưu vực [76]. Mức độ ô nhiễm mỗi năm một tăng do tốc độ ĐTH ngày càng cao, nhiều khu đô thị mới hình thành, ao hồ trong khu vực bị thu nhỏ hoặc không còn tồn tại. Hầu hết các khu đô thị mới hiện nay không có hệ thống xử lí nước thải và đều xả thẳng ra hệ thống thoát nước, dẫn ra sông. Mỗi ngày sông Đào tiếp nhận khoảng 350 kg chất thải rắn [76], lượng rác này góp phần gây nên ô nhiễm nước sông. Nước thải và rác thải nguy hại từ các bệnh viện được thải ra sông mà không qua các hệ thống xử lí, hoặc chỉ được qua các quy trình xử lí đơn giản, sơ sài không đảm bảo. Nguồn thải này cũng làm suy giảm chất lượng nước và môi trường lưu vực sông Đào.

68

Nồng độ các chỉ tiêu ô nhiễm của sông Đào ngày càng tăng lên. Hàm lượng TSS của sông Đào tại cầu Cửa Tiền đã tăng từ 32,5 mg/l (năm 2000) lên 159,0 mg/l (năm 2011); BOD5 từ 8,24 mg/l lên 18,02 mg/l; COD từ 12,34 mg/l lên 27,1 mg/l; NO2- từ 0,0019 mg/l lên 0,085 mg/l; NH4+ từ 0,15 mg/l lên 1,07 mg/l.

Bảng 2.17. Chất lượng nước mặt của sông Đào (tại cầu Cửa Tiền) giai đoạn 2000 - 2011 TT Chỉ tiêu Đơn vị 2000 2008 2009 2010 2011* QCVN 08:2008 /BTNMT (cột A2) 1 TSS mg/l 32,5 37,7 33,9 40,75 159,0 30 2 BOD5 mg/l 8,24 15,57 14,5 16,25 18,02 6 3 COD mg/l 12,34 22,2 21,5 23,75 27,1 15 4 NO2- mg/l 0,0019 0,026 0,025 0,041 0,085 0,02 5 NH4+ mg/l 0,15 0,44 0,32 1,03 1,07 0,2 6 Fe mg/l 0,42 0,81 0,50 0,67 0,20 1 7 As mg/l - 0,0001 0,0001 0,0007 0,0012 0,02 8 Pb mg/l - 0,0026 0,0022 0,0097 0,0022 0,02 9 Cd mg/l - 0,06 0,0017 0,0023 0,0006 0,005 10 Coliform MNP/100ml 1.200 2.013 2.365 2.412 2.680 5000

Nguồn:Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật môi trường, * Đề tài “Điều tra, đánh giá các yếu tố tác động đến tài nguyên, môi trường đất và nước ở TP.Vinh”[30]

Nước ở các kênh, mương dẫn thải ngày càng bị ô nhiễm. Các kênh dẫn chủ yếu ở trạng thái mương đất dễ bị thay đổi lòng dẫn do sụt lún, bồi lắng... nên khả năng tiêu thoát nước rất kém. Đây là nguyên nhân làm giảm khả năng tự làm sạch của các kênh dẫn nước. Nước ở các khu vực này chủ yêu bị ô nhiễm bởi các chất dinh dưỡng và các chất hữu cơ, những ô nhiễm dễ gặp thấy của các sông chảy qua vùng đô thị tập trung. Kênh Bắc - kênh đất lớn nhất thành phố (chiều dài 5.600m, chiều rộng từ 10 - 30m) vốn là một dòng kênh đẹp, chảy vắt ngang phía bắc thành phố. Tình trạng ô nhiễm Kênh Bắc đã xảy ra từ nhiều năm nay. Tất cả rác thải, nước thải từ các phường, xã phía bắc TP.Vinh (Hưng Đông, Hưng Lộc, Quán Bàu, Hà Huy Tập…) đều đổ về Kênh Bắc. Kênh N3 (chiều dài 2.760m, chiều rộng 2,0 - 4,5m) - cửa xả nước thải của TP.Vinh về phía Đông ra sông Lam cũng ngày càng bị ô nhiễm, hàm lượng và chỉ tiêu ô nhiễm ngày càng gia tăng. Hàm lượng BOD5 của Kênh N3 đã tăng từ 14,2 mg/l (năm 2000) lên 84,0 mg/l (năm 2011); COD từ 23,9 mg/l lên 127,0 mg/l; NO2- từ 0,033 mg/l lên 0,188 mg/l; NH4+ từ 3,6 mg/l lên 10,8 mg/l. Sống với ô

69

nhiễm là thảm cảnh mà hàng trăm hộ dân sống dọc theo các kênh này đang phải gánh chịu.

Bảng 2.18. Chất lượng nước mặt tại kênh N3 ở TP.Vinh giai đoạn 2000 - 2011 Đơn vị: mg/l TT Chỉ tiêu Đơn vị 2000 2002 2004 2006 2008 2010 2011* QCVN 08:2008/ BTNMT (cột B2) 1 BOD5 mg/l 14,2 17 36 67,9 68,75 80,75 84 25 2 COD mg/l 23,9 26 53 210 125,5 147,25 127 50 3 NO2- mg/l 0,033 0,034 0,017 0,027 0,016 0,0173 0,118 0,05 4 NH4+ mg/l 3,6 1,01 2,58 8,03 4,55 7,25 10,8 1 5 PO43- mg/l 1,45 0,61 1,52 0,75 0,83 0,81 0,94 0,5 6 Pb mg/l - - - 0,00018 0,0003 0,0059 3,6 0,05 7 As mg/l - - - 0,00015 0,0026 0,0012 0,1 0,1 8 Coliform MNP/100ml - 940 2.830 3.260 2.670 6.056 3.820 10.000

Nguồn:Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật môi trường Nghệ An, * Đề tài “Điều tra, đánh giá các yếu tố tác động đến tài nguyên, môi trường đất và nước ở TP.Vinh”[30]

0 2 4 6 8 10 12 14 2008 2009 2010 2011 mg/l Kênh Bắc Kênh N3 Mương Hồng Bàng Mương Nguyễn Viết Xuân Mương Cầu Thông

TCVN

Biểu đồ 2.3. Nồng độ NH4+ tại các kênh mương TP.Vinh giai đoạn 2008 - 2011

Thoát nước là một vấn đề đang tồn tại và tác động xấu đối với môi trường đô thị. TP.Vinh đang xây dựng và hoàn thiện nhà máy xử lý nước thải tập trung. Hiện nay hệ thống thoát nước vẫn chưa đáp ứng được lưu lượng và bị xuống cấp ở nhiều nơi, chưa có điều kiện tài chính để cải tạo lại cơ bản, chỉ sửa chữa từng đoạn chắp vá. Nước thải của toàn đô thị đi qua hệ thống kênh, mương dẫn nước chung (bao gồm cả nước thải các ngành công nghiệp, dịch vụ, nước thải sinh hoạt và nước mưa) trực tiếp đổ vào hệ thống sông tự nhiên (sông Lam) làm ô nhiễm nguồn nước, đặc biệt là các phường Vinh Tân, Đông Vĩnh, Hưng Dũng, xã Hưng Lộc, Hưng Hòa. Đây là một

70

trong những nguyên nhân chính làm ô nhiễm nguồn nước mặt, nước dưới đất, gây nên tình trạng ngập úng cục bộ thường xảy ra liên tục trong nhiều khu vực vào mùa mưa, ngay cả sau khi xảy ra các trận mưa nhỏ và ngắn ngày.

Trên địa bàn TP.Vinh hiện vẫn còn nhiều tuyến đường giao thông, nhiều khu dân cư ngập úng cục bộ, chiều sâu từ 20 - 60 cm. Đặc biệt là trên các tuyến đường Nguyễn Thị Minh Khai, Lê Hồng Phong, Hồng Bàng, Trường Thi, Phong Định Cảng, Lê Nin, Lê Hoàn, Hồ Tông Thốc, Hoàng Phan Thái… và các khu dân cư khối 6, 7, 9, 10 phường Đội Cung; khu dân cư khối 11, 12, 13 phường Cửa Nam; khu dân cư khối 11, 13, 14, 15 phường Bến Thủy; khu dân cư khối Phúc Vinh, Phúc Lộc, Phúc Tân, Quang Trung, Quang Tiến, Cộng Hòa phường Vinh Tân; khối Tân Nam, Đông Thọ, Đông Lâm phường Hưng Dũng (Báo cáo của Công ty cổ phẩn quản lý và phát triển hạ tầng đô thị Vinh, 2012).

Tình trạng lấn chiếm kênh rạch, công trình ngầm làm dang dở, hệ thống thoát nước bị xâm hại… Đây là hậu quả của việc phát triển đô thị thiếu kiểm soát chặt chẽ trong hơn mười năm trở lại đây. Hầu hết các công trình tiêu thoát nước đã được xây dựng cách đây vài chục năm trong điều kiện nền kinh tế chưa phát triển, đều bị xuống cấp và năng lực tiêu thoát kém. Mặc dầu những hư hỏng về thiết bị và công trình đều được sửa chữa hàng năm nhưng do khó khăn về tài chính nên thường làm chắp vá, không đồng bộ, hiệu quả tu sửa không được như mong muốn. Kênh mương và công trình trên kênh thường chỉ sau một thời gian ngắn đưa vào khai thác đã bị xuống cấp, lòng dẫn bị biến dạng do xói lở hoặc bị bồi lắng làm ảnh hưởng đến khả năng chuyển tải nước.

Do không được nạo vét thường xuyên cùng với tình trạng lấn chiếm lòng dẫn để sản xuất và xây dựng nhà cửa đã khiến cho các trục tiêu thoát nước này bị tắc nghẽn không đáp ứng được yêu cầu chuyển nước trong giai đoạn hiện tại. Thành phố cần các nguồn lực hỗ trợ tài chính đủ mạnh để cải thiện chất lượng môi trường nước.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động đến môi trường tự nhiên của quá trình đô thị hóa ở thành phố vinh, tỉnh nghệ an (Trang 75 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)