Các giải pháp sử dụng hợp lý và bảo vệ tài nguyên đất

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động đến môi trường tự nhiên của quá trình đô thị hóa ở thành phố vinh, tỉnh nghệ an (Trang 149 - 168)

10. Cấu trúc của luận án

4.2.2.5. Các giải pháp sử dụng hợp lý và bảo vệ tài nguyên đất

Việc quy hoạch sử dụng đất trong thời gian tới cần tập trung vào việc điều chỉnh cơ cấu sử dụng đất, triệt để tận dụng không gian kể cả chiều sâu với đất để tăng hệ số và hiệu quả sử dụng đất, BVMT đất.

- Xây dựng cơ chế ưu đãi về tài chính, kế hoạch điều tiết từ quỹ đất tập trung đầu tư trọng điểm có hiệu quả. Tăng cường nguồn vốn đầu tư xây dựng hạ tầng chỉnh trang đô thị.

141

- Đẩy mạnh công tác lập, quản lý và tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất ở các cấp, nâng cao năng lực cán bộ quản lý đất đai. Theo dõi và chỉnh lý kịp thời các biến động trong quá trình sử dụng đất để cơ cấu việc sử dụng đất phù hợp. Có các chế độ, chính sách cụ thể trong quản lý và sử dụng các loại đất tại địa phương. Tăng cường sự kiểm tra của cấp uỷ, chính quyền các cấp đối với công tác quản lý đất đai, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm pháp luật về đất đai.

Hiện nay công tác quản lý sử dụng đất còn bất cập, đồng thời việc triển khai thực hiện các dự án xây dựng cơ bản còn chậm tiến độ, ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất, lãng phí nguồn tài nguyên đất. Thị trường đất đai, bất động sản hầu như vẫn nằm ngoài tầm kiểm soát của chính quyền.

Vai trò lãnh đạo của các cấp chính quyền trên lĩnh vực quản lý đất đai chưa được xác lập một cách đúng tầm, đang dừng lại ở những chủ trương chung, hoặc đốc thúc về tiến độ mà chưa chú trọng kiểm tra, chưa quan tâm đúng mức đến việc giáo dục và quản lý đội ngũ cán bộ địa chính, nhất là ở cơ sở. Công tác quản lý nhà nước đôi lúc tỏ ra bị động trước các chủ trương mới, lúng túng trước sự tác động mạnh mẽ của thị trường.

- Quản lý đất đai và nhà ở cần nhanh chóng đi vào thế ổn định

Hiện nay thành phố đang còn nhiều vướng mắc trong việc quản lý đất đai và nhà ở do quá khứ để lại, do chuyển đổi cơ chế, do chính sách chưa nhất quán... công tác quản lý đất đai và nhà ở đô thị cần nhanh chóng đi vào thế ổn định.

Hoàn thiện chính sách đền bù giải phóng mặt bằng là cơ sở để giảm chi phí cho các dự án nâng cấp, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng. Tiến độ giải phóng mặt bằng có ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ của dự án, nếu giải phóng mặt bằng chậm có thể gây thiệt hại lớn về tài chính cho dự án. Việc lập kế hoạch xây dựng các khu tái định cư để di chuyển các hộ dân trong quá trình xây dựng và chỉnh trang đô thị cần có hiệu quả, đúng đối tượng.

Để phục vụ di dời giải phóng mặt bằng xây dựng các công trình, thành phố đã xây dựng một số khu tái định cư như Đồng Nậy (Trung Đô), Đồng Nôi (Hưng Lộc), Yên Hòa (Quán Bàu), Đồng Cánh Phượng (Nghi Phú), Nam Nghi Phú... Trong lúc tái định cư vẫn là một nhu cầu bức xúc thì đã có một tỷ lệ không nhỏ các đối tượng không đúng chính sách được cấp đất trong các khu quy hoạch này.

- Xây dựng các chính sách cụ thể, thỏa đáng để giải quyết tình trạng mất đất

142

Các KCN, CCN, khu đô thị mọc lên như là một quá trình tất yếu trong quá trình ĐTH. Đó là một yêu cầu khách quan đã, đang và sẽ còn tiếp tục diễn ra mạnh mẽ trong thời gian tới. Duy chỉ có điều, người nông dân hay nói chính xác hơn là những người có diện tích đất bị thu hồi đang phải đứng ngoài quá trình này. Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách giúp thực hiện quá trình thu hồi đất và giải quyết việc làm cho các hộ gia đình bị thu hồi đất. Tỉnh và thành phố cũng đã ban hành và tổ chức thực hiện các chính sách cụ thể đối với người dân. Giải pháp thì đã có, việc thực hiện các giải pháp này trên thực tế đang gặp nhiều khó khăn. Chúng ta mới chỉ giải quyết được một phần rất ít của hậu quả sau quy hoạch.

Người nông dân mất đất đã phải tự tìm lối đi mới - chuyển nghề. Nhưng thật không dễ do vấp phải rào cản mà trước tiên là trình độ của người lao động. Theo điều tra của NCS [30] ở xã Nghi Phú, chỉ có 23,6% lao động bị thu hồi đất có bằng tốt nghiệp THPT, 17% được đào tạo chuyên môn sơ cấp trở lên, trong khi các doanh nghiệp ở đây chủ yếu tuyển lao động có tay nghề trong các lĩnh vực, công nghệ cao. Hơn nữa số lao động đã quá tuổi tuyển dụng (trên 35) rất khó thích nghi với công việc mới lại chiếm trên 50%. Do vậy để người nông dân có việc làm cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp hỗ trợ sau khi bị thu hồi đất, nhất là dạy nghề, tạo việc làm mới. Cụ thể:

• Thực hiện chính sách đền bù thỏa đáng cho người bị thu hồi đất, giải quyết việc làm trên cơ sở định cư tại chỗ là chính. Bên cạnh KCN, CCN, dịch vụ, phải quy hoạch tái định cư, xây dựng khu dân cư tự phục vụ chính KCN, CCN, dịch vụ đó.

• Tạo công ăn việc làm cho những người dân bị thu hồi đất. Đây là thời cơ tốt để thành phố thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động. Phải chuyển những lao động có đất bị thu hồi sang làm trong các lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ. Bằng cách này sẽ giải quyết một cách căn bản và bền vững việc làm cho người có đất bị thu hồi, mới đảm bảo cho họ có cuộc sống ổn định, tốt hơn trước.

Trước hết, cần phân lớp cho những nông dân mất việc. Đối với những người còn trẻ nhà nước phải có chính sách đào tạo nghề cho những người này. Với chính sách ấy cho nông dân, kết hợp với cam kết của các doanh nghiệp sẽ tuyển dụng nhân công tại địa phương vừa có lợi cho doanh nghiệp và nông dân. Ngay từ khi quy hoạch đất, doanh nghiệp sẽ cho địa phương biết cần có những nhân công trong ngành gì, trình độ ra sao để địa phương và doanh nghiệp có kế hoạch đào tạo nghề đáp ứng cho chính doanh nghiệp đó. Với những đối tượng là phụ nữ hoặc những người không thể học nghề, giải pháp cho họ là chuyển sang làm nghề thủ công hoặc phát triển

143

nghề truyền thống hay dịch vụ. Công việc này không đòi hỏi trình độ và tốn nhiều sức lực mà vẫn đóng góp cho xã hội.

• Xây dựng chính sách hỗ trợ đào tạo dạy nghề cho người lao động vùng mục đích sử dụng đất nông nghiệp. Chính sách đào tạo nghề đi trước, đón đầu khi có kế hoạch, quy hoạch phát triển, để đến khi công trình hoàn thành, các doanh nghiệp có thể tuyển dụng lao động vào làm việc ngay. Cần lập quỹ hỗ trợ đào tạo nghề tại chỗ, chuyển đổi nghề đối với lao động trên 35 tuổi với những công việc không đỏi hỏi kỹ năng phức tạp.

Việc đào tạo nghề phải dựa trên cơ sở đánh giá nhu cầu của thị trường lao động. Để chất lượng đào tạo đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng, cần dạy nghề mà các doanh nghiệp cần chứ không phải dạy các nghề mà trung tâm dạy nghề có.

• Xây dựng cơ chế giám sát chặt chẽ trong việc doanh nghiệp ưu tiên nông dân và các con em nông dân sau khi bị thu hồi đất được đào tạo và vào làm việc tại công ty.

Thực tế trước khi lấy đất, chính quyền thành phố và các chủ doanh nghiệp đều hứa và hơn thế còn cam kết là sẽ nhận tỷ lệ khá cao thanh niên và người lao động trên địa bàn vào làm việc tại doanh nghiệp. Nhưng phần lớn các chủ đầu tư thường "ngoảnh mặt", không nhận lao động theo cam kết, nếu có nhận thì chỉ là chiếu lệ rồi sa thải không thương tiếc, bởi cái cớ họ không có tay nghề, không đáp ứng được công nghệ mới nên phải tuyển dụng lao động các nơi khác đến.

• Chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, trước hết ở chính những vùng bị thu hồi đất. Cần có sự kết hợp giữa ngành nông nghiệp với sản xuất công nghiệpchế biến, tiểu thủ công nghiệp, thương mại; phát triển mạnh các ngành nghề thủ công truyền thống, các nghề phụ, nghề phi nông nghiệp.

• Chú trọng chính sách phát triển đô thị nông nghiệp và dịch vụ liền kề. Cụ thể, áp dụng các tiến bộ mới để tăng giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích đã tạo việc làm mới cho người nông dân bằng việc xây dựng các ki - ốt bán hàng, hệ thống phụ trợ để người nông dân vào đó làm việc.

• Tổ chức tái định cư và giải quyết việc làm cho người lao động không còn đất sản xuất phải được coi là bộ phận cấu thành quan trọng không thể thiếu trong phương án đền bù giải tỏa thu hồi đất.

• Chủ động có kế hoạch đào tạo lao động tại chỗ đối với những vùng dự kiến chuyển mục đích sử dụng đất từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp.

144

Điều quan trọng là các chính sách trên phải được xây dựng đồng bộ ngay từ khi quy hoạch, chứ không để đến khi thu hồi đất mới đề ra chính sách giải quyết.

Về lâu dài và trên tổng thể nền kinh tế cần có sự gắn kết giữa chiến lược phát triển KT-XH của thành phố nói riêng và tỉnh nói chung, chiến lược phát triển các ngành kinh tế kỹ thuật, các KCN, CCN với chiến lược phát triển, phân bố và sử dụng nguồn nhân lực, chiến lược đào tạo ngành nghề để chuẩn bị đội ngũ lao động phù hợp với yêu cầu của việc thu hồi đất ở từng địa phương.

- Ưu tiên dành quỹ đất cho phát triển hệ thống hạ tầng cơ sở đô thị. Có cơ chế ưu đãi về đất đai khi xây nhà cao tầng, chung cư, nhà cho người có thu nhập thấp, người nghèo. Nhiệm vụ cấp bách của thành phố hiện nay là cần tập trung tiềm lực đầu tư phát triển mạng lưới kết cấu hạ tầng đạt các tiêu chí của đô thị loại I, đảm bảo đáp ứng các yêu cầu của đô thị trung tâm.

Trên địa bàn thành phố hiện vẫn còn gần 300 ha đất chưa sử dụng; quỹ đất dành cho mục đích phi nông nghiệp chưa đủ, nhất là đất cho xây dựng hạ tầng kỹ thuật đã hạn chế mục tiêu khai thác triệt để và đạt hiệu quả cao trong việc sử dụng đất.

- Phát triển nông nghiệp sạch, hình thành vành đai "xanh" ven thành phố, phát triển dịch vụ nông nghiệp đô thị để nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, gắn với xây dựng các đề án giải quyết việc làm cho nông dân khi nhà nước thu hối đất trong quá trình ĐTH. Soát xét quy hoạch, xây dựng kế hoạch đầu tư ổn định, đúng hướng hạ tầng kinh tế nông nghiệp ngoại thành. Cần đầu tư nhiều hơn cho chính sách khuyến công, khuyến nông cả về cán bộ kỹ thuật lẫn cơ sở vật chất để công tác chuyển giao kỹ thuật tới người nông dân đạt hiệu quả cao nhất.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của người sử dụng đất, người dân vừa biết để chấp hành nghiêm luật, vừa có thể giám sát việc làm của cơ quan nhà nước và đội ngũ cán bộ các cấp, tìm cách làm giàu trên chính mảnh đất của mình. Cũng như nhiều đô thị trong cả nước, TP.Vinh đang đẩy mạnh quá trình ĐTH. Quá trình này đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Để phát triển đô thị bền vững về môi trường, cần có một chiến lược quy hoạch, phát triển đô thị cụ thể, bền vững theo thời gian, dự báo được mọi khả năng, các nhân tố có thể xảy ra, tác động đến sự phát triển bền vững của đô thị.

145

TIỂU KẾT CHƯƠNG 4

Nghiên cứu tác động đến môi trường tự nhiên của quá trình ĐTH cho thấy sự cần thiết phải quản lý được quá trình ĐTH, điều chỉnh được các hoạt động KT-XH theo hướng có lợi cho môi trường, gìn giữ được môi trường sống, hạn chế và ngăn chặn được những tác động gây hại cho môi trường tự nhiên đô thị, đảm bảo cân bằng sinh thái là cơ sở đối với sự phát triển KT-XH bền vững.

Luận án đã đề xuất các giải pháp phát triển đô thị, bảo vệ môi trường tự nhiên đô thị với các giải pháp về kỹ thuật - công nghệ, sử dụng các công cụ kinh tế, các chính sách bảo vệ môi trường và thiết thực hơn cả là tăng cường ý thức bảo vệ môi trường của cộng đồng dân cư. Nguồn lực và sự dịch chuyển kinh tế đô thị phải được nghiên cứu để tăng trưởng kinh tế đồng bộ với nâng cao chất lượng môi trường, giảm thiểu những tác động tiêu cực tới môi trường tự nhiên, hướng tới sự phát triển bền vững.

146

KẾT LUẬN

1. Các thành phần môi trường tự nhiên ở TP.Vinh được xem xét gồm môi trường không khí, nước và đất. Hiện trạng và sự biến đổi chất lượng của các thành phần môi trường này được đánh giá thông qua các chỉ tiêu gây ô nhiễm cụ thể, phụ thuộc vào nguồn phát sinh chất thải gây ô nhiễm.

Môi trường không khí bị ô nhiễm với mức độ từ nhẹ đến trung bình tại một số khu vực tập trung hoạt động GTVT và có các cơ sở sản xuất công nghiệp. Phần lớn các khu vực còn lại được đánh giá là chưa bị ô nhiễm.

Môi trường nước mặt có chất lượng khác nhau, mức độ ô nhiễm lớn nhất, từ trung bình đến nặng ở các kênh mương dẫn thải. Chất lượng nước sông Lam và các sông dẫn nước ở TP.Vinh đang bị ô nhiễm ở mức nhẹ. Chất lượng nước trong các hồ nhìn chung còn tương đối sạch, một số hồ bị ô nhiễm ở mức nhẹ. Chất lượng nước dưới đất bị ô nhiễm ở trung bình tại khu vực giáp biển thuộc xã Hưng Hòa và khu vực bãi rác Đông Vinh. Ở các khu vực khác, nước dưới đất bị ô nhiễm ở mức nhẹ.

Chất lượng môi trường đất bị thoái hóa do phân bón và thuốc BVTV chiếm một phần diện tích ở các xã ngoại thành. Ô nhiễm đất do nhiễm mặn chiếm một phần diện tích ở xã Hưng Hòa. Các khu vực còn lại chất lượng môi trường đất được đánh giá là khá sạch.

2. Vinh là một địa danh có từ lâu đời. Quá trình ĐTH của TP.Vinh thể hiện bằng một số đặc điểm cơ bản, đó là: thành phố đã qua nhiều lần mở rộng không gian địa giới hành chính, có sự gia tăng tương đối nhanh về quy mô dân số và lực lượng lao động phi nông nghiệp và sự tăng trưởng khá mạnh mẽ của ngành công nghiệp, dịch vụ và cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị. Tuy nhiên so với các đô thị lớn trên cả nước, quá trình ĐTH ở TP.Vinh diễn ra chậm hơn, tốc độ CNH và hiện đại hóa chưa cao, các ngành công nghiệp và dịch vụ phát triển chưa đủ mạnh.

3. Môi trường tự nhiên ở TP.Vinh bị tác động bởi những tác nhân được bắt nguồn từ đặc điểm của quá trình ĐTH, đó là sự phát triển của các hoạt động kinh tế, sự gia tăng dân số đô thị, các chính sách quản lý và phát triển đô thị. Xu hướng của các tác động này biểu hiện trên cả hai phương diện tiêu cực và tích cực.

Tác động đến môi trường tự nhiên của quá trình ĐTH được đánh giá theo 5 tiêu chí cho thấy: các thành phần môi trường tự nhiên như không khí, nước, đất bị tác động theo chiều hướng tiêu cực, trong đó môi trường nước và không khí bị tác động mạnh nhất. Nguyên nhân chủ yếu gây tác động tiêu cực đến các thành phần môi

147

trường này là do sự gia tăng các chất thải gây ô nhiễm từ sự gia tăng dân số, từ các hoạt động sản xuất, nhất là công nghiệp và dịch vụ và từ sự tăng trưởng mạnh của

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động đến môi trường tự nhiên của quá trình đô thị hóa ở thành phố vinh, tỉnh nghệ an (Trang 149 - 168)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)