10. Cấu trúc của luận án
4.1.2. Mục tiêu, phương huớng phát triển KT-XH, bảo vệ môi trường, định hướng phát triển
hướng phát triển không gian đô thị của TP.Vinh đến năm 2020.
TP.Vinh là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh Nghệ An. Sự phát triển của TP.Vinh có ý nghĩa rất quan trọng góp phần thúc đẩy tăng trưởng của tỉnh và vùng BTB. Vì vậy, xây dựng và phát triển TP.Vinh trước hết là nhiệm vụ của thành phố đồng thời là nhiệm vụ của cả tỉnh. Phải đặt TP.Vinh là trung tâm trong quy hoạch chiến lược phát triển chung của cả tỉnh, trên cơ sở phát huy nội lực của thành phố để thu hút các nguồn lực cho xây dựng và phát triển TP.Vinh.
Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh Nghệ An lần thứ XVI và Đại hội Đảng bộ TP.Vinh lần thứ XXI (năm 2011) đã xác định mục tiêu xây dựng Vinh trở thành đô thị loại I trực thuộc Trung ương vào năm 2020, hướng tới đô thị trung tâm vùng BTB. Phương hướng phát triển nhiệm vụ KT-XH TP.Vinh thời kỳ 2010 - 2020 đã chỉ rõ các mục tiêu cơ bản:
- Khai thác tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong và ngoài nước, phát huy có hiệu quả lợi thế so sánh của thành phố trong khu vực và cả nước, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
123
hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông - lâm - ngư nghiệp, xây dựng TP.Vinh phát triển nhanh và bền vững.
+ Phấn đấu nhịp độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2010 - 2015 đạt 12,5%/năm, giai đoạn 2016 - 2020 đạt 12%/năm, đến năm 2020 tỷ trọng GDP của thành phố chiếm 41,5%/năm GDP của tỉnh và chiếm 18,2% GDP của vùng BTB.
+ Cơ cấu kinh tế giai đoạn 2010 - 2020: công nghiệp - xây dựng 41,5-42,5% (của tỉnh 39-40%), dịch vụ 56,5-57,5% (của tỉnh 38,5-39,5%), nông - lâm - ngư nghiệp 0,5-1% (của tỉnh 21,5-22,5%).
+ Tổng vốn đầu tư phát triển đạt 61.000-63.000 tỷ đồng (của tỉnh Nghệ An 165.000-175.000 tỷ đồng).
- Chú trọng phát triển công nghiệp sạch, công nghệ cao với nhóm sản phẩm được xác định chủ lực trong sản xuất c ông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: sản phẩm công nghiệp cơ khí, chế biến nông sản, thực phẩm, sản xuất đồ uống, vật liệu xây dựng, gỗ, bao bì, vỏ hộp, thuốc tân dược và dụng cụ y tế cao cấp, hóa chất, tiểu thủ công nghiệp, sản phẩm công nghệ cao (linh kiện và lắp ráp thiết bị điện, điện tử, tin học, viễn thông, sản xuất vật liệu mới...).
- Chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, phát triển tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn. Phát triển nông nghiệp thành phố theo hướng nông nghiệp sạch, an toàn và hiệu quả cao nhằm phục vụ dân cư đô thị, các khu, cụm công nghiệp. Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động trong nông nghiệp.
- Đẩy mạnh phát triển các ngành dịch vụ, xây dựng Vinh - Cửa Lò thành trung tâm thương mại lớn của vùng BTB, đầu mối bán buôn, đầu mối xuất nhập khẩu hàng hóa cho tỉnh và vùng BTB. Mở rộng thị trường và tăng sản lượng hàng hóa không chỉ trong khu vực mà cả nước ngoài. Phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, xây dựng Vinh trở thành trung tâm lưu trú phân phối khách du lịch của tỉnh và vùng BTB.
- Đẩy mạnh tốc độ ĐTH, mở rộng không gian đô thị một cách hợp lý. Đô thị Vinh được phát triển mở rộng gắn kết với vùng phụ cận; các đô thị cũ được cải tạo, chỉnh trang; các khu đô thị mới được xây dựng hiện đại có kết cấu hạ tầng đồng bộ. Kiến trúc đô thị có bản sắc riêng; hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng đáp ứng các chỉ tiêu đô thị loại I và đô thị trung tâm vùng.
- Tổ chức không gian đô thị Vinh được chia thành 3 không gian phát triển hài hòa bao gồm: không gian đô thị phát triển trên cơ sở nội TP.Vinh và các đô thị trong vùng; không gian công nghiệp phát triển vùng phía bắc trên cơ sở KCN Nam Cấm. Không gian nông nghiệp và dân cư nông thôn là vùng giữa các điểm dân cư nông
124
thôn là vùng giữa các đô thị và KCN, vùng này chỉ sản xuất nông nghiệp và quy hoạch xây dựng các điểm dân cư nông thôn tạo sự cân bằng sinh thái tổng thể đô thị. Tổ chức một trục phố trung tâm nối Vinh với Cửa Lò. Khai thác dọc sông Lam như một trục không gian cảnh quan đô thị. Xây dựng 3 khu sinh thái, du lịch lớn là Bắc Cấm và thị xã Cửa Lò (du lịch biển); khu Đại Huệ (du lịch sinh thái); Sông Lam - Hồng Lĩnh (giải trí, nghỉ dưỡng).
- Tăng cường công tác bảo vệ tài nguyên, môi trường. Chú trọng quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn đất đai đô thị. Khắc phục và ngăn chặn tình trạng ô nhiễm môi trường.
- Mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng toàn diện, phấn đấu đạt vị trí trung tâm vùng trên các lĩnh vực: giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, y tế, văn hóa - thể thao, đồng thời giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của người xứ Nghệ có sức lan tỏa ảnh hưởng lớn trong vùng.
Mục tiêu xây dựng TP.Vinh trở thành trung tâm kinh tế - văn hóa của vùng BTB trên cơ sở tạo dựng những chức năng của trung tâm:
● Chức năng đầu tàu tăng trưởng và giải quyết các nhiệm vụ trọng yếu về phát triển kinh tế của tỉnh và vùng BTB.
● Chức năng trung tâm đào tạo nguồn nhân lực và trọng điểm về khoa học - công nghệ, văn hóa thể thao và y tế của vùng.
● Chức năng trung tâm công nghiệp của vùng BTB.
● Chức năng trung tâm thương mại, du lịch và các dịch vụ khác có tác động trên phạm vi vùng BTB.
● Chức năng đầu mối giao thông, cửa vào - ra quan trọng của vùng BTB, cả nước và quốc tế.