Tác động của các chính sách phát triển và quản lý đô thị đến môi trường tự nhiên ở

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động đến môi trường tự nhiên của quá trình đô thị hóa ở thành phố vinh, tỉnh nghệ an (Trang 115 - 121)

10. Cấu trúc của luận án

3.2.1.3. Tác động của các chính sách phát triển và quản lý đô thị đến môi trường tự nhiên ở

tự nhiên thành phVinh.

Quá trình ĐTH và những tác động của nó đến KT-XH, môi trường đang diễn ra nhanh chóng đang là thách thức năng lực quản lý hành chính của chính quyền đô thị. Nếu chính sách phát triển và quản lý đô thị phù hợp sẽ tạo ra tác động tích cực đến môi trường tự nhiên, ngược lại sẽ làm gia tăng áp lực và làm biến đổi môi trường tự nhiên theo chiều hướng xấu.

Quá trình ĐTH đã tạo ra tiềm lực để chính quyền thành phố xây dựng và hiện đại hóa các công trình kiến trúc, cung cấp các dịch vụ tốt hơn, cải tạo môi trường tự nhiên, tôn tạo cảnh quan đô thị. Bộ mặt cơ sở hạ tầng ngày càng khang trang, hiện đại. Hàng loạt các công trình được xây dựng, cải tạo, các dự án quy mô lớn được đầu tư. Thành phố đã hoàn chỉnh đường Quốc lộ tránh Vinh chạy dọc phía Tây thành phố, đường ven sông Lam, hoàn thành đầu tư các tuyến giao thông nội thị. Các khu đô thị mới (Hà Huy Tập, Vinh Tân, Hưng Dũng, Hưng Lộc, Nghi Phú) được quy hoạch hiện đại và quản lý tốt đã tạo nên những điểm nhấn nổi bật cho bộ mặt đô thị. Không gian công cộng được xây dựng, mở rộng (Quảng trường Hồ Chí Minh, công viên Trung Tâm, công viên Nguyễn Tất Thành, khu vui chơi Hồ Cửa Nam, vườn hoa trung tâm…). Không gian xanh được đầu tư đúng mức. Diện tích đất cây xanh theo đầu người cao so với các đô thị trong cả nước và ngày càng tăng, từ 6,8 m2/người (năm 2005) lên 10,02 m2/người (năm 2010) [104] - thủ đô Hà Nội 2,0 m2/người, TP Hồ Chí Minh 3,3 m2/người (Phạm Ngọc Đăng, [24]).

Đường phố được rải nhựa, đường dân cư được bê tông hóa (tỷ lệ đường giao thông là đường nhựa, bê tông tăng từ 86,4% (năm 2005) lên 100% (năm 2010), nhiều vỉa hè được lát gạch. Hệ thống mương được kè, đắp kiên cố tăng từ 9,3 km (năm 2005) lên 15,0 km (năm 2010). Tỷ lệ thu gom rác thải tăng từ 70% (năm 2000) lên

107

80% (năm 2005) và đạt 92,5% (năm 2010) - thủ đô Hà Nội chỉ đạt 85%. Tỷ lệ hộ dân dùng nước sạch của TP.Vinh đã tăng từ 75% (năm 2000) lên 92% (2005) và đạt 99,5% (năm 2010). Tỷ lệ dân có hố xí hợp vệ sinh tăng từ 84% (năm 2005) lên 90,7% (năm 2010) [104].

Các hồ nước bị ô nhiễm đã được cải tạo và trả lại màu nước trong xanh (hồ Goong, hồ Bến Thủy, hồ Cửa Nam…), nhiều hồ nhân tạo được xây dựng (hồ công viên Trung Tâm, hồ Vinh Tân, hồ Hà Huy Tập, hồ Hưng Đông…) đã góp phần cải thiện môi trường sinh thái và cảnh quan đô thị Vinh.

Các KCN, CCN được xây dựng với cơ sở hạ tầng kỹ thuật khá đồng bộ, có điều kiện xử lý chất thải với những thiết bị tiên tiến, các cơ sở công nghiệp, đặc biệt là các cơ sở gây ô nhiễm (nhà máy thuộc da, nhà máy sản xuất gạch Granit, nhà máy cơ khí Vinh…) được di dời ra ngoại thành, xa khu dân cư để giảm thiểu tác động gây ô nhiễm. Thành phố đang hướng tới sự phát triển bền vững với nhiều chủ trương, chính sách phát triển đô thị, bảo vệ môi trường, thu hút các dự án đầu tư trong và ngoài nước, góp phần tích cực và nâng cao hiệu quả của quá trình ĐTH. Điển hình là dự án khu liên hợp xử lý chất thải rắn Nghi Yên (quy mô 53 ha) với số vốn hỗ trợ 2,5 triệu USD của chính phủ Đan Mạch, dự án phát triển đô thị Vinh với tổng mức đầu tư 95 triệu USD của Ngân hàng thế giới (World Bank).

Tuy nhiên, cũng như các đô thị trong cả nước, chính sách quản lý và phát triển đô thị ở TP.Vinh vẫn còn nhiều bất cập, gây tác động xấu đến môi trường tự nhiên.

- Sự thiếu hiệu quả trong quy hoạch và thực hiện quy hoạch đô thị.

Nhiều dự án khi thực hiện hầu như phá vỡ quy hoạch. Hệ thống kết cấu hạ tầng, cây xanh… không đáp ứng yêu cầu. Quy hoạch thiếu đồng bộ, thiếu gắn kết. Quản lý quy hoạch không tốt, dẫn đến tình trạng "băm nhỏ" đất mặt đường để cấp, để bán, hoặc cho thuê tạo nên một khuôn mặt đô thị manh mún ở phía trước, lộn xộn ở phía sau. Hàng trăm doanh nghiệp, cơ quan nhà nước đang quản lý hàng chục ha đất nhưng để hoang hoá, hoặc sử dụng sai mục đích mà việc thực hiện chủ trương của Tỉnh về thu hồi đất thừa của các doanh nghiệp nhà nước không thu được kết quả đáng kể.

Sự phát triển của các khu đô thị mới đã đưa lại bộ mặt mới khang trang hơn. Tuy nhiên mật độ xây dựng công trình quá cao, bê tông hóa mặt đất đô thị quá lớn, thu hẹp bề mặt thấm nước mưa, nên nước mưa chảy tràn trên bề mặt lớn.

108

Nhiều ao, hồ, các khu đất trũng bị san lấp, cống hóa nhiều dòng sông, mương, kênh, rạch thoát nước để xây dựng đô thị. Các cánh đồng trồng lúa - trước đây vốn là nơi thoát nước của thành phố, nay đã bị san lấp để xây dựng khu đô thị mới (Vinh Tân). Nếu như trong quy hoạch đô thị hạn chế việc bê tông hóa ao hồ, dành nhiều đất cho cây xanh, thảm cỏ thì chắc chắc khả năng thoát nước, nhất là đối với các khu đô thị sẽ cải thiện hơn rất nhiều.

Quy hoạch các khu chợ không hợp lý. Đa số các chợ được hình thành từ rất lâu, chỉ một số ít các chợ được đầu tư nâng cấp và xây dựng mới (chợ Vinh, chợ Quán Lau…), còn lại đều ở trong tình trạng cũ kỹ, xệp xệ, tu sửa chắp vá. Hệ thống cống dẫn nước thải, khu nhà vệ sinh ở hầu hết các chợ xuống cấp trầm trọng. Công tác quản lý còn yếu kém, chế tài xử phạt còn nhẹ, thiếu đầu tư thỏa đáng cho công nghệ và thiết bị thu gom, xử lý, ý thức bảo vệ môi trường của người dân còn kém. Đây là những nguyên nhân chính làm ô nhiễm môi trường ở các chợ trên địa bàn TP.Vinh.

Trong quá trình ĐTH, vấn đề quy hoạch nghĩa trang, nghĩa địa là một đòi hỏi buộc các nhà quản lý phải quan tâm. Song có thể thấy, chưa bao giờ việc quy hoạch nghĩa trang, nghĩa địa ở đô thị lại trở nên bức thiết như hiện nay. Đó không chỉ là tình trạng lộn xộn, manh mún, lãng phí đất đai tại các nghĩa trang, nghĩa địa dòng họ, làng, xã… ở mỗi địa phương, mà ngay tại các nghĩa trang, nghĩa địa do thành phố quản lý cũng đang trong tình trạng quá tải nghiêm trọng. Kèm theo đó là tình trạng ô nhiễm môi trường phát sinh những cản trở trong việc triển khai các dự án đầu tư khác.

TP.Vinh hiện đang còn trên 30 nghĩa trang, nghĩa địa ở các phường, xã với diện tích 198,74 ha, chiếm 4,19% diện tích đất phi nông nghiệp [112]. Diện tích đất này tập trung lớn nhất ở xã Nghi Đức (36,75 ha), Hưng Lộc (21,24 ha), Hưng Chính (17,36 ha), Nghi Ân (16,87 ha) và nằm rải rác ở các xã, phường khác với quy mô diện tích dao động từ 0,69 ha đến trên 10 ha [112]. Tuy nhiên, với tốc độ phát triển của đô thị, các nghĩa trang cũng đang bị thu hẹp, hoặc di dời để lấy hạ tầng phục vụ cho các dự án đô thị. Cùng với quá trình phát triển KT-XH, nhu cầu về xây dựng cơ sở sản xuất, hạ tầng kỹ thuật, công trình phúc lợi công cộng và nhà ở của nhân dân… ngày càng tăng lên đã kéo theo sự tăng nhanh diện tích của các loại đất phi nông nghiệp - trong đó đất ở và đất chuyên dùng (đất giao thông, đất cơ sở sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp...) tăng mạnh nhất. Tuy nhiên, đất nghĩa trang, nghĩa địa có xu hướng giảm (giảm 8 ha giai đoạn 2000 - 2010) [112].

109

Hiện trạng của các nghĩa trang, nghĩa địa trên địa bàn TP.Vinh là một trong những tác nhân gây ô nhiễm nguồn nước, đặc biệt là nguồn nước dưới đất. Kết quả quan trắc chất lượng nước dưới đất khu dân cư quanh nghĩa trang Hưng Lộc (nghĩa trang chính của thành phố) cho thấy hàm lượng Coliform vượt QCCP 15 lần; BOD5 vượt 4,5 lần; COD vượt 6,7 lần (QCVN 09:2008/BTNMT) [30]. Qua thời gian, nước rỉ phát sinh từ quá trình phân hủy của các ngôi mộ, làm ô nhiễm nguồn nước dưới đất, ảnh hưởng đến đời sống người dân... Các nghĩa trang, nghĩa địa cũng đang tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm không khí, đặc biệt là mùi.

Nghĩa trang, nghĩa địa nằm cạnh các khu đô thị là một bất cập lớn. Để hình thành nên các khu đô thị mới, rất nhiều nghĩa trang cần phải di dời. Trong chiến lược phát triển lâu dài, với một đô thị là trung tâm của vùng, việc quy hoạch nghĩa trang tập trung (cách xa khu vực nội thành) ở TP.Vinh là cần thiết, bên cạnh đó thành phố cũng cần tuyên truyền và có chính sách thoả đáng đối với việc chôn cất để có thể chuyển từ "địa táng" sang "hoả táng". Hiện nay nghĩa trang mới của toàn bộ TP.Vinh và vùng phụ cận được quy hoạch tập trung tại xã Hưng Tây, huyện Hưng Nguyên.

- Sự thiếu hiệu quả trong chính sách giải quyết việc làm cho người nông dân

sau khi bị thu hồi đất nông nghiệp.

Mở rộng diện tích đất đô thị và thu hẹp diện tích đất nông nghiệp là những vấn đề có tính quy luật phát sinh trong quá trình ĐTH ở Việt Nam nói chung và TP.Vinh hiện nay. Thực chất quá trình đó là thay đổi mục đích sử dụng đất: từ đất nông nghiệp chuyển sang sản xuất công nghiệp, thương mại, dịch vụ, đất ở… góp phần làm tăng hiệu quả sử dụng đất. Thành phố đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách thực hiện quá trình thu hồi đất và giải quyết việc làm cho các hộ nông dân bị mất đất canh tác. Trên thực tế, việc thực hiện các giải pháp này đang gặp nhiều khó khăn và người nông dân không có hoặc thiếu đất canh tác đang phải đối mặt với nguy cơ không có công ăn việc làm, gia tăng tệ nạn xã hội, suy thóai môi trường tự nhiên ở các vùng ven được ĐTH.

Nghiên cứu ở địa bàn xã Nghi Phú - một xã ngoại thành có tốc độ ĐTH nhanh bậc nhất TP.Vinh hiện nay cho thấy sự thiếu hiệu quả trong chính sách giải quyết việc làm cho người nông dân sau khi bị thu hồi đất nông nghiệp. Để có công ăn việc làm, người nông dân đang phải tự chuyển đổi sang nhiều ngành nghề khác nhau (giết mổ gia súc, nấu rượu, làm bánh mướt…). Các cơ sở giết mổ gia súc được hình thành và phát triển nhanh chóng với 200 hộ (chiếm 76,3% cơ sở giết mổ gia súc của

110

TP.Vinh - năm 2010 [106]). Nghi Phú là địa bàn tập trung nhiều nhất và tăng mạnh nhất các cơ sở giết mổ gia súc tập trung. Đây là nguồn gây ô nhiễm rất lớn đến môi trường tự nhiên do phát sinh các nguồn thải nhưng không được thu gom, xử lý triệt để. Công tác quản lý và xử lý tác động ô nhiễm gặp nhiều khó khăn khi quy mô các cơ sở này còn nhỏ bé, manh mún, nằm trong khu dân cư, trình độ lao động thủ công, lạc hậu, cơ sở hạ tầng không đảm bảo. Trong thời gian tới, tỷ lệ đất nông nghiệp sẽ giảm, tỷ lệ đất chuyên dùng và thổ cư tăng lên. Thực trạng này đặt ra cho các cấp chính quyền của thành phố cần có các chính sách phù hợp để giải quyết tình trạng mất đất sản xuất nông nghiệp của người dân trong quá trình ĐTH, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, khắc phục và giảm thiểu được những tác động tiêu cực đến môi trường tự nhiên.

- Chính sách quản lý, kiểm soát ô nhiễm trong quá trình xây dựng các công trình đô thị còn thiếu chặt chẽ.

Cùng với quá trình CNH, ĐTH, hoạt động xây dựng công nghiệp, xây dựng hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đô thị đã diễn ra mạnh mẽ. Mặc dù đã có quy định về BVMT trong hoạt động xây dựng như vận chuyển nguyên, vật liệu, che chắn bụi, xả thải chất thải đối với thi công các công trình xây dựng và chuyên chở nguyên vật liệu, nhưng do buông lỏng công tác quản lý và xử phạt nên các hoạt động này vẫn phát thải nguồn ô nhiễm lớn [108], [109], [110].

- Chính sách phát triển hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đô thị không theo

kịp quá trình ĐTH

Phát triển đô thị chưa đáp ứng yêu cầu BVMT, đặc biệt là tình trạng yếu kém và lạc hậu của hệ thống cấp nước, thoát nước, thu gom và xử lý chất thải rắn, hệ thống giao thông và nhà ở. Tốc độ phát triển nhanh của đô thị đã vượt khả năng điều hành của chính quyền địa phương; việc quản lý đất đai, nhà ở, quản lý trật tự xây dựng đô thị là vấn đề nóng và thường xuyên, song cũng như ở hầu hết nhiều đô thị, TP.Vinh chưa tìm ra biện pháp quản lý hữu hiệu.

Một trong những vấn đề bức xúc trong thời gian qua tại các đô thị cả nước nói chung và TP.Vinh nói riêng là hiện tượng ngập úng đô thị rất nghiêm trọng. Chỉ sau vài trận mưa lớn, nhiều khu dân cư trong thành phố đã bị ngập cục bộ, những tuyến đường chính như: Nguyễn Thị Minh Khai, Lê Nin, Nguyễn Văn Cừ, Lê Hồng Phong, Trần Phú, Đặng Thái Thân... đã ngập sâu trong nước. Lượng nước từ cống, rãnh đô thị, từ các sông, suối, kênh rạch bị ô nhiễm nặng khuếch tan ra khắp nơi gây ô nhiễm

111

môi trường tự nhiên. Tình trạng ngập lụt hiện nay là do quá trình ĐTH đã làm giảm sự điều tiết tự nhiên của bề mặt lưu vực.

Nhiều ao, hồ, các khu đất trũng bị san lấp, cống hóa nhiều dòng sông, mương, kênh, rạch thoát nước để xây dựng đô thị. Các cánh đồng trồng lúa - trước đây vốn là nơi thoát nước của thành phố, nay đã bị san lấp để xây dựng khu đô thị mới (Vinh Tân). Mật độ xây dựng công trình quá cao, bê tông hóa mặt đất đô thị quá lớn, thu hẹp bề mặt thấm nước mưa, nên nước mưa chảy tràn trên bề mặt lớn. Mạng lưới cống thoát nước mưa, nước thải ở các đô thị vẫn là hệ thống chung, vừa nhỏ, vừa lạc hậu, mang tính chắp vá, không đủ khả năng thoát nước mưa, thường xuyên bị bồi lắng đất cát, không được nạo vét thường xuyên, gây tắc nghẽn dòng chảy. Hệ thống xử lý và thoát nước thải sinh hoạt đô thị vốn đã yếu kém, khi quy hoạch cải tạo, mở rộng đô thị lại không chú ý thích đáng đến đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp hệ thống xử lý và thoát nước thải đô thị, hầu hết các nguồn nước thải đô thị đều không được xử lý, đổ thẳng vào nguồn tiếp nhận. Nhiều khu vực trong đô thị khi quy hoạch xây dựng khu dân cư chưa tính đến phương án thoát nước, chống ngập úng khi lượng mưa tăng cao bất thường.

Nếu như trong quy hoạch đô thị hạn chế việc bê tông hóa ao hồ, dành nhiều đất cho cây xanh, thảm cỏ thì chắc chắc khả năng thoát nước, nhất là đối với các khu đô thị sẽ cải thiện hơn rất nhiều. Công tác quản lý, khai thác và bảo vệ trên hầu hết các công trình tiêu thoát nước đã xuất hiện nhiều tồn tại và bất cập chưa đáp ứng với tốc độ phát triển KT-XH, tốc độ ĐTH hiện nay. Đó là nguyên nhân làm hạn chế hiệu quả khai thác hệ thống và trong nhiều trường hợp đã tạo nên tình trạng úng ngập cục bộ.

Các phương tiện dịch vụ đô thị hiện đại (hệ thống giao thông, cấp thoát nước, xử lý vệ sinh môi trường…) là đối tượng quản lý phức tạp hơn, đòi hỏi trình độ, năng lực quản lý hành chính phải được nâng cao. Sự mở mang không gian đô thị, nhiều khu đô thị mới được xây dựng sẽ đòi hỏi phải thực hiện tốt công tác quy hoạch và đầu tư lớn để xây dựng mới và nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật, môi trường. Đây là một thách thức lớn của thành phố trong thời gian tới.

Như vậy, những tác động đến môi trường tự nhiên của quá trình ĐTH ở TP.Vinh được biểu hiện trên cả hai phương diện: tích cực và tiêu cực.

112

Các chính sách quản lý và phát triển đô thị phù hợp, nguồn tài chính lớn được tạo ra từ quá trình ĐTH, phát triển KT-XH đã có những tác động tích cực đến

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động đến môi trường tự nhiên của quá trình đô thị hóa ở thành phố vinh, tỉnh nghệ an (Trang 115 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)