KẾT QUẢ VĨ MÔ DƯỚI CÁC CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ KHÁC NHAU

Một phần của tài liệu Lạm phát mục tiêu và hàm ý đối với khuôn khổ chính sách tiền tệ ở việt nam (Trang 75 - 78)

- Hiểu biết về cơ chế truyền tải dần được cải thiện

11 Brazil tuyên bố chính thức áp dụng IT vào tháng 6/1999 và áp dụng ngay IT hoàn toàn; tương tự CH Séc tuyên bố chính thức áp dụng IT vào tháng 12/1997 và áp dụng ngay khuôn khổ IT hoàn toàn; Ba Lan bắt

KẾT QUẢ VĨ MÔ DƯỚI CÁC CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ KHÁC NHAU

Phần này sẽ tổng thuật bằng chứng của việc thực hiện lạm phát mục tiêu. Thứ nhất, xác định các Ngân hàng Trung ương theo đuổi lạm phát mục tiêu có thành công trong việc đáp ứng các mục tiêu về lạm phát như đã tuyên bố không. Thứ hai, đưa ra đánh giá dựa trên

cơ sở rộng rãi hơn về việc thực hiện các mục tiêu vĩ mô trong khuôn khổ lạm phát mục tiêu so với những khuôn khổ chính sách thay thế. Theo các nghiên cứu của Roger (2009)12 và Filho (2010)13, so sánh các kết quả vĩ mô cho thấy các nước thu nhập thấp thực hiện khuôn khổ chính sách tiền tệ lấy lạm phát làm mục tiêu thực hiện tốt hơn các nước thu nhập thấp với các cơ chế chính sách tiền tệ khác.

Việc so sánh kết quả lạm phát và tăng trưởng được thực hiện tại các quốc gia thực hiện IT thu nhập cao, các quốc gia thực hiện IT thu nhập thấp, và các quốc gia không thực hiện IT thu nhập thấp trong những năm 1990 và 2000. Một số kết quả được rút ra như sau:

Thứ nhất, tất cả những quốc gia thu nhập thấp thực hiện IT hay không đều chứng kiến sự giảm đáng kể của tỷ lệ lạm phát, cùng với đó là sự cải thiện trong tốc độ tăng trưởng, nhưng những quốc gia thực hiện IT có những cải thiện tốt hơn cả về lạm phát và tăng trưởng. Giảm tỷ lệ lạm phát trong các quốc gia thực hiện IT thu nhập thấp là khoảng 5,8 điểm phần trăm so với mức giảm tại các quốc gia không thực hiện IT, trong khi đó cải thiện tăng trưởng là 0,7 điểm phần trăm. Những nước thu nhập cao, trong đó hầu hết đã thực hiện IT sớm hơn trong những năm 1990 duy trì tỷ lệ lạm phát thấp và có những cải thiện vừa phải trong tốc độ tăng trưởng, trong khi các nước thu nhập cao không áp dụng IT tốc độ tăng trưởng thường bị giảm14.

Thứ hai, nhóm nước thu nhập thấp (có thực hiện chính sách tiền tệ lấy lạm phát làm mục tiêu hay không) đều đạt được sự giảm đáng kể biến động trong lạm phát và sản lượng, tuy nhiên, những quốc gia

12Scott Roger, Inflation Targeting at 20: Achievements and Challenges, IMF Working Paper, October 2009

13Carvalho Filho, Inflation Targeting and Crisis: An Empirical Assessment, IMF Working Pa- per, Feb. 2010. C.Filho nghiên cứu tình hình lạm phát và tăng trưởng tại 84 nước, trong đó 25 nước thực hiện lạm phát mục tiêu.

thực hiện IT lại có được kết quả giảm biến động của lạm phát và sản lượng lớn hơn. Cụ thể, những nước IT thu nhập thấp giảm 4,9 điểm phần trăm trong độ lệch chuẩn của lạm phát so với những nước thu nhập thấp không thực hiện IT, và giảm 0,7 điểm phần trăm trong biến động tăng trưởng15. Các nước thu nhập cao cũng có được sự giảm lớn hơn trong biến động lạm phát và tăng trưởng.

Những phân tích thống kê chính thức hơn (dựa trên phương pháp định lượng) về lợi ích của việc thực hiện mục tiêu lạm phát cũng đưa ra những kết luận tương tự như những phân tích thống kê mô tả ở trên (xem Ball và Sheridan, 2003; Mishkin và Schmidt- Hebbel, 2005; IMF, 2005; Vega và Winkelried, 2005).

Theo kết quả phân tích của IMF (2005), trong thời kỳ nghiên cứu và với các quốc gia trong mẫu, các nước thực hiện mục tiêu lạm phát tương ứng giảm 4,8 điểm phần trăm trong lạm phát trung bình so với những nước thực hiện cơ chế tiền tệ khác. Điều thú vị là, con số này rất gần với những con số thu được từ nghiên cứu của Mishkin và Schmidt-Hebbel (2005) và của Vega và Winkelried. Mục tiêu lạm phát cũng tương ứng với sự giảm trong biến động lạm phát (đo lường bởi độ lệch chuẩn của lạm phát) 3,6 điểm phần trăm so với các quốc gia thực hiện chiến lược khác. Dưới cơ chế lạm phát mục tiêu, kỳ vọng lạm phát dài hạn thấp hơn và ổn định hơn so với cơ chế khác. Điều quan trọng là không có bằng chứng cho thấy những nước thực hiện IT đạt được mục tiêu lạm phát phải đánh đổi với độ ổn định trong sản lượng thực.

Tất cả các phân tích bằng cả phương pháp thống kê mô tả hay phương pháp định lượng đều cho thấy, nói chung, các nước thực hiện khuôn khổ điều hành chính sách tiền tệ lấy lạm phát làm mục tiêu có các kết quả vĩ mô tốt hơn so với các nước sử dụng khuôn khổ khác.

Một phần của tài liệu Lạm phát mục tiêu và hàm ý đối với khuôn khổ chính sách tiền tệ ở việt nam (Trang 75 - 78)