LỘ TRÌNH CHO VIỆC ÁP DỤNG CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ LẠM PHÁT MỤC TIÊU

Một phần của tài liệu Lạm phát mục tiêu và hàm ý đối với khuôn khổ chính sách tiền tệ ở việt nam (Trang 163 - 172)

- Hiểu biết về cơ chế truyền tải dần được cải thiện

LỘ TRÌNH ÁP DỤNG CƠ CHẾ LẠM PHÁT MỤC TIÊU Ở VIỆT NAM

LỘ TRÌNH CHO VIỆC ÁP DỤNG CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ LẠM PHÁT MỤC TIÊU

Việc phân tích các điều kiện tiền đề cho chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu trên đây nhằm hàm ý chúng ta cần xác định thời gian áp dụng thích hợp để có thể phản ứng với những biến động của thị trường mà không gây nên các cú sốc cho nền kinh tế. Hơn nữa, Ngân hàng Nhà nước phải có khoảng thời gian nhất định để, một mặt, đưa tỷ lệ lạm phát tới gần khung mục tiêu đã lựa chọn, mặt khác, phải chuẩn bị các tiền đề cho quá trình chuyển đổi sang thực hiện chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu hoàn toàn. Trên cơ sở những phân tích tại phần trước về khung lạm phát mục tiêu có thể xác định lộ trình chuẩn bị này vào khoảng 4-5 năm (2012-2016). Điều này được giải trình như sau:

Khi thực hiện chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu tức là chúng ta khẳng định chính sách tiền tệ sẽ theo đuổi mục tiêu lạm phát thấp để ổn định giá cả. Đương nhiên, đây là mục tiêu trung hạn có độ trễ ít nhất là 5 năm. Điều này hàm ý lộ trình áp dụng chính sách ít nhất được chia làm hai giai đoạn:

Giai đoạn đầu là 3 năm chấp nhận mục tiêu lạm phát ở mức •

lạm phát cao hơn với biên độ rộng hơn (6%, ±2%).

Giai đoạn cho 2 năm tiếp theo đưa khung lạm phát giảm •

xuống ở mức nhất định (4%, ±1%).

Để Ngân hàng Nhà nước có thể áp dụng chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu theo lộ trình trên, cần phối hợp đồng bộ các nhóm giải pháp:

Nhóm giải pháp đổi mới thể chế

: xây dựng Luật Ngân hàng

Trung ương Việt Nam thay thế Luật Ngân hàng Nhà nước theo hướng đổi mới Ngân hàng Nhà nước thành Ngân hàng Trung ương hiện đại; thành lập Hội đồng Chính sách Tiền tệ.

Nhóm giải pháp kỹ thuật

: hoàn thiện phương pháp xác định

Nhóm giải pháp hỗ trợ

: đẩy mạnh công tác truyền thông về

lạm phát mục tiêu; nâng cao năng lực dự báo lạm phát; phát triển và hoàn thiện thị trường tài chính; củng cố và phát triển hệ thống ngân hàng; nâng cao tính minh bạch và trách nhiệm giải trình của Ngân hàng Trung ương; phối hợp tốt giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa; hoàn thiện cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái theo hướng linh hoạt hơn.

KẾT LUẬN

Trong nền kinh tế hiện đại, cho dù còn có các ý kiến khác nhau, song đa số đã khẳng định rằng, ổn định giá cả, kiểm soát lạm phát ở mức thấp và ổn định phải là mục tiêu cuối cùng của chính sách tiền tệ. Để thực hiện mục tiêu cuối cùng, lịch sử kinh tế thế giới và thực tế các nước cho thấy hầu hết các Ngân hàng Trung ương đã sử dụng các chỉ tiêu trung gian như tổng khối lượng tiền (M2,M3), tỷ giá hối đoái hay mục tiêu lạm phát, như những cái “neo” buộc chính sách tiền tệ hướng tới mục tiêu cuối cùng. Trong đó, neo mục tiêu lạm phát tới nay mới có khoảng 30 nước trên thế giới sử dụng nhưng đã tỏ ra khá hiệu quả. Tỷ lệ lạm phát đạt được trong phạm vi mục tiêu hoặc thấp hơn khung mục tiêu ở tất cả các nước theo đuổi chính sách này. Các nước áp dụng khuôn khổ chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu có kết quả hoạt động kinh tế vĩ mô tốt hơn so với trước khi áp dụng cơ chế này, đồng thời, khả năng ứng phó với khủng hoảng của các nước áp dụng lạm phát mục tiêu cũng tốt hơn so với các quốc gia không áp dụng lạm phát mục tiêu.

Nghiên cứu kinh nghiệm các nước áp dụng chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu cho thấy, để áp dụng chính sách này thành công, các nước đã hội đủ một số điều kiện nhất định như: Mục tiêu lạm phát là mục tiêu ưu tiên trong các mục tiêu của chính sách tiền tệ; không có áp chế tài chính; Ngân hàng Trung ương chủ động hoàn toàn trong việc sử dụng các công cụ CSTT. Đa số các điều kiện và các yếu tố khác được coi là căn bản đối với khuôn khổ lạm phát mục tiêu có thể được thiết lập sau khi đưa ra áp dụng lạm phát mục tiêu.

Nền kinh tế Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, bởi vậy, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần cải cách mạnh mẽ hơn theo xu hướng trở thành Ngân hàng Trung ương hiện đại để đáp ứng những yêu cầu của nền kinh tế Việt Nam. Trong khi đó, với sự biến động ngày càng tăng của nền kinh tế thế giới và sự phát triển ngày càng đa dạng của nền kinh tế thị trường, các giao dịch kinh tế, tiền tệ ngày càng trở nên phức tạp hơn, thì việc điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước còn nhiều tồn tại, hạn chế. Cơ chế điều hành chính sách tiền tệ hiện nay tỏ ra không hiệu quả trong việc kiểm soát lạm phát. Từ năm 2004 đến nay, lạm phát diễn biến phức tạp và gia tăng, kinh tế vĩ mô gặp nhiều bất ổn.

Để việc điều hành chính sách tiền tệ đạt được hiệu quả cao thì nền kinh tế phải có những nền tảng vững chắc trên bình diện kinh tế vĩ mô cũng như sự ủng hộ của công chúng và của thể chế chính trị. Tuy nhiên, ở Việt Nam, các thể chế tài chính, tài khóa, tiền tệ chưa thật vững mạnh, thể hiện ở thực trạng hệ thống ngân hàng, tình hình thu chi ngân sách cũng như tính độc lập của Ngân hàng Nhà nước. Vì vậy, việc Việt Nam tiếp tục cải tổ các thể chế này là rất cần thiết. Đây cũng là điều kiện quan trọng để Việt Nam có thể chuyển sang cơ chế lạm phát mục tiêu sau này. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần có các chính sách, biện pháp để tăng cường hơn nữa sự ủng hộ và lòng tin của thể chế chính trị và công chúng vào Ngân hàng Nhà nước. Điều này có thể thực hiện được thông qua việc tăng cường tính minh bạch, trách nhiệm giải trình của Ngân hàng Nhà nước. Trước hết, cần đẩy mạnh việc trao đổi với công chúng, với các cơ quan, ban, ngành về những động thái chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước để thị trường tin vào những gì mà Ngân hàng Nhà nước làm, cũng như tin vào hiệu quả của các chính sách do Ngân hàng Nhà nước thực hiện.

Xem xét các điều kiện tiên quyết để đưa ra áp dụng lạm phát mục tiêu thành công ở các nước cho thấy việc chuyển ngay sang áp

dụng cơ chế lạm phát mục tiêu hoàn toàn tại Việt Nam tại thời điểm hiện tại là chưa thích hợp vì hàng loạt nguyên nhân, cụ thể: (i) Ngân hàng Nhà nước chưa có sự độc lập đầy đủ trong cơ chế quản lý, điều hành, chưa được chủ động hoàn toàn trong việc sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ; (ii) ổn định giá cả bước đầu đã được coi là mục tiêu hàng đầu của chính sách tiền tệ theo Luật Ngân hàng Nhà nước 2010, và thực tế điều hành kinh tế vĩ mô các năm 2010, 2011, mục tiêu kiềm chế lạm phát đã được coi trọng hơn, tuy nhiên, chính sách tiền tệ vẫn bị giằng co giữa mục tiêu tăng trưởng và lạm phát; (iii) thị trường tài chính trong nước chưa phát triển, hệ thống ngân hàng chưa thật vững chắc; (iv) việc kiểm soát lãi suất ngắn hạn chưa hiệu quả; (v) việc tính toán, đo lường CPI chưa hoàn thiện; (vi) hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu và công tác dự báo lạm phát còn nhiều hạn chế; (vii) cơ chế truyền tải chính sách tiền tệ chưa rõ ràng; và (viii) sự phối hợp giữa các chính sách vĩ mô, nhất là giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa chưa tốt, chưa chặt chẽ, nhịp nhàng v.v…

Đồng thời, kinh nghiệm các nước cũng cho thấy sẽ là sai lầm khi cho rằng để thực hiện thành công lạm phát mục tiêu (IT) cần thiết lập tất cả các điều kiện trước khi khuôn khổ IT được đưa ra. Kinh nghiệm các nước cho thấy, tại nhiều nước hiện nay có khuôn khổ IT thành công, một số điều kiện chưa có ngay từ đầu, tuy nhiên, các cơ quan quản lý đã thiết lập các điều kiện này theo thời gian, và cũng “vừa học, vừa làm”. Ngân hàng Nhà nước sẽ có những nỗ lực tốt nhất nhằm thiết lập những điều kiện cần thiết và làm việc với Chính phủ để hướng tới mục tiêu. Bởi vậy, khởi đầu Việt Nam có thể áp dụng cơ chế lạm phát mục tiêu ngầm định, chuẩn bị các tiền đề cần thiết trong quá trình chuyển đổi.

Vận dụng vào Việt Nam, cần thực hiện đầy đủ cơ chế điều hành CSTT lấy lạm phát làm mục tiêu (FFIT) có thể và nên trở thành tầm nhìn chiến lược của chính sách tiền tệ trong vòng 5 năm tới. Tuy

nhiên, Việt Nam còn quá nhiều việc phải làm cho đến khi áp dụng đầy đủ khuôn khổ lạm phát mục tiêu. Nhưng không vì thế chúng ta bi quan về khả năng áp dụng khuôn khổ điều hành CSTT lấy lạm phát làm mục tiêu. Trước hết, chúng ta phải xây dựng lộ trình cải cách thể chế và chuẩn bị các tiền đề cho việc áp dụng khuôn khổ điều hành (ban đầu có thể áp dụng IT ngầm định, hay IT một phần) này chứ không chờ khi hội đủ các điều kiện mới thực hiện. Kinh nghiệm một số nước (Chile, Israel, Hungary v.v…) thực hiện cơ chế lấy lạm phát làm mục tiêu chỉ ra rằng có thể triển khai cơ chế này theo phương pháp tiếp cận tiệm tiến từng bước trong thời kỳ quá độ.

Như vậy, trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm các nước áp dụng lạm phát mục tiêu và thực tiễn điều hành chính sách tiền tệ ở Việt Nam, nghiên cứu đã:

Đánh giá hiệu quả cơ chế điều hành chính sách tiền tệ hiện •

nay của Việt Nam trong giai đoạn 2000-2010 (kết quả, hạn chế) và đưa ra một số gợi ý chính sách nhằm hoàn thiện cơ chế chính sách tiền tệ hiện hành và tạo tiền đề cho việc áp dụng lạm phát mục tiêu ở Việt Nam như: xác định mục tiêu điều hành CSTT; thành lập Hội đồng CSTT; điều hành CSTT theo khuôn khổ hành lang lãi suất; tăng cường sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa; đổi mới cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái theo hướng linh hoạt hơn v.v...

Đánh giá khả năng áp dụng chính sách tiền tệ lạm phát mục •

tiêu của Việt Nam và đề xuất thiết lập các tiền đề chuẩn bị áp dụng cơ chế lạm phát mục tiêu ở Việt Nam.

Đề xuất cơ chế điều hành chính sách tiền tệ lạm phát mục •

tiêu áp dụng cho Việt Nam, trên cơ sở đưa ra kịch bản đổi mới Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo mô hình Ngân hàng Trung ương hiện đại; lựa chọn cấu trúc kỹ thuật chính

sách tiền tệ lạm phát mục tiêu bao gồm: thời điểm áp dụng, chỉ số lạm phát và khung chỉ số lạm phát, công cụ thực hiện và kênh truyền dẫn, cơ chế giải trình và tính minh bạch. Đề xuất lộ trình áp dụng chính sách tiền tệ lạm phát mục •

tiêu ở Việt Nam.

Đề xuất các nhóm giải pháp nhằm áp dụng thành công chính •

PHỤ LỤC

Một phần của tài liệu Lạm phát mục tiêu và hàm ý đối với khuôn khổ chính sách tiền tệ ở việt nam (Trang 163 - 172)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)