- Hiểu biết về cơ chế truyền tải dần được cải thiện
LỘ TRÌNH ÁP DỤNG CƠ CHẾ LẠM PHÁT MỤC TIÊU Ở VIỆT NAM
KHÁI QUÁT CÁCH TÍNH LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM
Ở Việt Nam, Tổng cục thống kê (TCTK) là cơ quan chịu trách nhiệm tính toán và công bố chính thức chỉ tiêu lạm phát với các chỉ số đại diện cho lạm phát ở Việt Nam được thay đổi theo từng giai đoạn, đó là:
Từ năm 1998 trở về trước: chỉ số giá bán lẻ RPI (Retail •
Price Index).
Từ năm 1998 đến nay chỉ số này được thay thế bằng chỉ số •
giá tiêu dùng CPI (Consumer Price Index).
Ngoài ra từ năm 2002 chỉ số giá sản xuất PPI cũng đã được •
TCTK tính nhưng cho đến nay vẫn chưa được công bố chính thức.
Công thức tính chỉ số giá đại diện cho lạm phát của Việt Nam:
Từ những năm thuộc thập kỷ 80 trở về trước TCTK áp dụng công thức Paaschee để tính RPI cụ thể như sau:
Trong đó:
qit : lượng của mặt hàng i tại thời điểm t
pio: giá của mặt hàng i tại thời điểm gốc
Pit: giá của mặt hàng i tại thời điểm t
Pp: chỉ số giá giảm phát GDP deflator
o Ý nghĩa: phải bỏ bao nhiêu tiền vào thời điểm gốc (0) để
mua được đúng một lượng hàng hóa dịch vụ ở thời điểm hiện tại (t).
o Ưu điểm: rổ hàng hóa tiêu dùng sẽ liên tục được cập nhật
thay đổi theo nhu cầu của con người theo thời gian.
o Nhược điểm:
Quyền số thay đổi hàng năm (lượng của năm hiện tại t) nên hàng năm đều phải điều tra rất tốn kém.
Đánh giá quá thấp sự gia tăng của giá sinh hoạt do không phản ánh được phúc lợi của người tiêu dùng bị mất khi giá tăng.
Do đó TCTK đã chuyển sang áp dụng công thức Laspeyer. Từ những năm của thập kỷ 90 trở lại đây, áp dụng công
thức Laspeyer, cụ thể như sau:
Trong đó:
qit: lượng của mặt hàng i tại thời điểm t
pio: giá của mặt hàng i tại thời điểm gốc
Pit: giá của mặt hàng i tại thời điểm t
PL: chỉ số lạm phát (CPI)
Dto: Quyền số cố định của năm hiện tại =
o Ý nghĩa: phải bỏ bao nhiêu tiền vào thời điểm hiện tại (t)
để mua được đúng một lượng hàng hóa dịch vụ ở thời điểm gốc (0).
o Ưu điểm: do quyền số cố định (lượng của năm gốc 0) nên
chi phí tốn kém ít hơn vì quyền số cố định và 5 năm một lần TCTK mới điều tra lại.
o Nhược điểm: đánh giá quá cao sự gia tăng của giá cả sinh
hoạt do không tính đến việc sử dụng hàng hóa thay thế của người tiêu dùng khi giá hàng hóa tăng.
Các tiêu chí của tỷ lệ lạm phát: tỷ lệ lạm phát CPI công bố định kỳ hàng tháng, hàng năm theo bốn tiêu chí (i) so sánh kỳ gốc, (ii) so sánh với cùng kỳ, (iii) so với đầu năm, và (iv) so với tháng trước.